Khối NT
Kế hoạch năm 2017-2018
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỘ TUỔI : 24 - 36 Tháng
LĨNH VỰC |
MỤC TIÊU |
NỘI DUNG |
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT |
1.Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: * Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Cân nặng: + Bé trai: 9,7 – 15,3 kg + Bé gái: 9,1 – 14,8 kg Chiều cao: + Bé trai: 81,7 – 93,8 cm + Bé gái: 80,0 – 92,9 cm * Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ. Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt. - Trẻ biết được hằng ngày cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để khỏe mạnh, chóng lớn ( ăn cơm với cá, thịt, rau, lạc, vừng, ăn hoa quả, sữa….), trẻ tự xúc cơm ăn gọn gàng, sạch sẽ… - Trẻ kể tên được một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày. - Trẻ biết ăn các loại thực phẩm như rau, hoa, quả, con vật có lợi cho sức khỏa. * Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân. Trẻ có tính tự lập và một số thói quen tốt trong ăn uống. - Trẻ biết tự đi đến bàn ăn, tự xúc cơm ăn, tự uống nước, ăn xong xếp bát, thìa vào chỗ quy định theo sự hướng dẫn của cô giáo. - Trẻ có những thói quen tốt như ăn uống từ tốn, nhai kỹ, khi muốn ho hoặc hắt hơi phải lấy tay che miệng. Trẻ biết mời người xung quanh ăn cơm, biết nói cảm ơn. Trẻ có thói quen tốt về vệ sinh cá nhân và một số công việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe. - Trẻ biết cách ngồi bô, không dịch chuyển bô từ chỗ này sang chỗ khác.
- Trẻ có thói quen không ngậm tay, không bỏ, ngậm đồ chới vào miệng. - Trẻ biết làm một số việc tự phục vụ khi đi ngủ như tự đi vệ sinh trước khi đi ngủ, tự lấy gối và lên giường ngủ. Biết gọi cô khi quần áo bị bẩn ướt…. Trẻ biết tránh một số nguy cơ không an toàn. - Trẻ biết bảo vệ các bộ phận của cơ thể. - Trẻ biết và không đi theo người lạ.
- Trẻ biết tự lấy khăn lau mũi và không cho các đồ vật như hột, hạt, đất nặn…. vào trong miệng, mũi, rốn…. của mình và của bạn. 2. Phát triển vận động : * Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi -Trẻ thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. -Thực hiện đúng thuần thục các động tác trong bài tập thể dục sáng theo hiệu lệnh hoặc bắt chước các động tác của các con vật, bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp .
* Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể) - Trẻ biết thể hiện được kỹ năng vận đông cơ bản và phát triển tố chất vận động . - Trẻ biết bò thẳng hướng có vật trên lưng, Trẻ biết bò chui qua cổng, Trẻ biết bò trườn qua vật cản.
- Trẻ biết đi theo hiệu lệnh của cô, đi trong đường hẹp có mang vật trên tay. - Trẻ biết chạy theo hướng thẳng. Trẻ biết đứng co 1 chân.
-Trẻ biết bật tại chỗ, bật qua vạch kẻ .
- Trẻ biết tung bắt bóng cùng cô. Trẻ biết ném bóng vào đích, ném bóng về phía trước.
* Trẻ có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay. - Trẻ biết phối hợp các đầu ngón tay với nhau để rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé. Đóng cọc bàn gỗ, Nhón nhặt đồ gỗ. - Trẻ biết xâu, luồn dây, cài, mở cúc áo, buộc dây. - Trẻ biết chồng xếp 6-8 khối lên nhau, biết chắp ghép hình, biết cầm bút tô, vẽ, Biết lật mở trang sách.
|
- Tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ một năm 2 lần: lưu kết quả khám báo cho phụ huynh phối kết hợp chăm sóc các cháu.
Có nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt. - Tập cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong một bữa ăn. Động viên trẻ tự xúc ăn, không làm rơi vãi. - Trò chuyện với trẻ về các món ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày ( cơm, trứng, canh bầu……) - Giúp trẻ nhận biết một số thực phẩm gần gũi như rau, hoa, quả, con vật và biết được lợi ích của thức ăn đó.
Thực hiện được một số thói quen tốt trong ăn uống. - Hướng dẫn trẻ cách tự xúc cơm ăn, tự uống nước, ăn xong tự xếp bát thìa đúng chỗ qui định. - Hướng dẫn trẻ có những thói quen tốt trong trong ăn uống. - Dạy trẻ biết mời người xung quanh ăn cơm, biết yêu cầu ( lấy nước uống, cho thêm canh….) một cách lễ phép, biết cám ơn.
Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe.
- Tập cho trẻ cách ngồi bô đúng cách, không nghịch bẩn, không dịch chuyển bô từ chỗ này sang chỗ khác. - Luyện cho trẻ thói quen không ngậm tay, không bỏ, ngậm đồ chơi vào miệng. - Tập cho trẻ làm một số việc tự phục vụ bản thân.
Giữ gìn sức khỏe và an toàn.
- Trò chuyện với trẻ phòng tránh những hành động nguy hiểm, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng. Giúp trẻ biết cách bảo vệ các bộ phận của cơ thể. - Giúp trẻ biết không cho người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ đi chơi, không ra khỏi nhà, khu vực trường lớp khi không được phép của người lớn. Không tự ý đi chơi. - Tập cho trẻ tự lấy khăn lau mũi và không được cho các đồ vật nguy hiểm bỏ vào mũi, miệng… giải thích cho trẻ hiểu được sự nguy hiểm khi làm như vậy. - Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: +Hô hấp : tập hít vào, thở ra. +Tay: giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay. +Lưng, bụng, lườn : Cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên. +Chân : Ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân. - Vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu.
- Tập bò, trườn: + Bò theo hướng thẳng. + Bò theo hướng thẳng có mang vật trên lưng + Bò chui qua cổng. + Bò qua vật cản. + Trườn qua vật cản. + Bò, trườn qua vật cản. - Tập đi, chạy: + Đi theo hiệu lệnh. + Đi theo đường hẹp. + Đi có mang vật trên tay. + Chạy theo hướng thẳng. + Đứng co một chân. - Tập nhún, bật: + Bật tại chỗ. + Bật qua vạch kẻ. - Tập tung, ném, bắt: + Tung bóng bằng hai tay + Tung, bắt bóng cùng cô. + Ném bóng về phía trước. + Ném bóng vào đích . * Các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay, mắt.
- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé . - Đóng cọc bàn gỗ. - Nhón nhặt đồ vật. - Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây. - Chắp ghép hình - Chồng, xếp 6-8 khối. - Tập cầm bút tô, vẽ. - Lật mở trang sách. |
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC |
* Thích tìm hiểu, Khám phá thế giới xung quanh . - Trẻ thích tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh trẻ.
* Có sự nhạy cảm về các giác quan. - Trẻ biết phối hợp các giác quan để nghe và nhận biết âm thanh, tiếng kêu của các con vật và đồ vật quen thuộc. - Trẻ biết nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc. -Trẻ biết sờ nắn, nhìn, ngửi…. đồ vật , hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật, Và biết sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng- mềm, trơn- nhẵn- xù xì. * Nhận biết * Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản. Một số bộ phận của cơ thể con người. - Trẻ nhận biết được tên chức năng chính của cơ thể :mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân.
Nhận biết được tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc và một số phương tiện giao thông gần gũi, một số con vật, hoa quả quen thuộc. - Trẻ nhận biết được tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số con vật, rau, hoa, quả quen thuộc.
Nhận biết một số phương tiện giao thông quen thuộc. - Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông.
* Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc
Nhận biết được bản thân của mình và những người thân yêu gần gũi với mình. - Trẻ biết tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân, đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/ lớp. - Trẻ biết tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình.
- Trẻ biết tên của cô giáo, các cô các bác và các bạn trong lớp.
Nhận biết được lớp mẫu giáo, các hoạt động các hoạt động của bé khi lên mẫu giáo và các khu cực trong lớp mẫu giáo. Nhận biết được một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian. - Trẻ nhận biết được màu sắc, kích thước, hình dạng và vị trí trong không gian.
Lễ hội và mùa hè. |
* Khám phá thế giới xung quanh - Trẻ thích được tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh trẻ như: cơ thể của trẻ, cây cối, con vật, bầu trời, đồ dungfg đồ chơi... Trẻ biết sử dụng các giác quan.
- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu.
- Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc. - Sờ, nắn, nhìn ngửi….đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật. - Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng-mềm, trơn (nhẵn)- xù xì. - Nếm vị của 1 số quả, thức ăn. * Nhận Biết : Trẻ biết quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản.
Nhận biết các bộ phận của cơ thể con người qua tranh . - Một số bộ phận của cơ thể : mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân. - Nhận biết một số bộ phận cơ thể qua tranh. Một số Đồ dùng, đồ chơi - Đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
Con vật, rau, hoa, quả quen thuộc. - Nhận biết các con vật thuộc nhóm gia cầm : con gà trống, con vịt. - Nhận biết con cá, con tôm. - Nhận biết phân biệt to – nhỏ qua con voi, con thỏ. - Nhận biết các con vật thuộc nhóm gia súc: con mèo - con chó. - Nhận biết to nhỏ qua quả cam, quả dưa hấu - Nhận biết hoa Mai, hoa Đào. - Tìm hiểu về một số loại bánh trong ngày tết(bánh chưng – bánh tét) - Nhận biết 2 loại hoa quen thuộc( Cúc - Hồng). - Nhận biết một số loại củ ,quả, quen thuộc (cà rốt – củ cải). - Nhận biết cây cho bóng mát, cây cho quả Phương tiện giao thông gần gũi. - Nhận biết xe đạp, xe máy. - Nhận biết tàu hỏa chở khách và tàu hỏa chở hàng hóa. - Nhận biết tàu thủy và ghe. - Nhận biết máy bay nhân dụng - khinh khí cầu . Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi và quen thuộc với trẻ. Nhận biết: Bản thân, người gần gũi.
- Nhận biết một số bộ phận cơ thể qua tranh. - Tìm hiểu về bé và các bạn.
- Tìm hiểu về mẹ của bé. - Tìm hiểu về đồ dùng trong gia đình: Nồi - Ấm. - Nhận biết cái giường, cái tủ.
- Bé và các bạn. - Cô giáo của bé. - Nhận biết về các cô bác trong nhà trẻ. - Tìm hiểu về công việc của các cô Bác trong nhà trẻ. - Quan sát, tìm hiểu về trường lớp mẫu giáo của bé. - Quan sát, tìm hiểu các hoạt động của bé trong trường mầm non. - Quan sát, tìm hiểu một số khu vực trong trường mầm non. + Nhận biết bé lên mẫu giáo: - Tìm hiểu về lớp mẫu giáo của bé. - Nhận biết được các hoạt động của bé khi học mẫu giáo. - Nhận biết một số khu vực trong lớp mẫu giáo. + Nhận biết: Màu sắc, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian. - Màu + Màu xanh – màu đỏ - kích thước + To – nhỏ - Hình + Hình tròn – hình vuông - Vị trí trong không gian. + Trên – dưới; trước - sau Nhận biết lễ hội và đặc điểm của mùa hè. - Trung thu của bé. - Những dấu hiệu nổi bật về mùa hè. - Trang phục mùa hè. - Hoạt động của bé vào mùa hè. |
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ |
Trẻ nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói : - Trẻ thực hiện được các yêu cầu trong sinh hoạt tập thể. - Trẻ nghe và hiểu được các bài thơ ca dao, hò vè, bài hát…….
* Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ. - Trẻ trả lời được các câu hỏi đơn giản . - Dùng những câu đơn giản để miêu tả sự việc và các hành động một cách cụ thể. * Biết sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu. - Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp. * Khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói. - Trẻ đọc được các đoạn thơ hoặc bài thơ ngắn. - Trẻ kể lại được một đoạn truyện ngắn mà được nghe cô kể nhiều lần.
* Hồn nhiên trong giao tiếp
- Trẻ biết sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép . Thích chơi với sách: - Thích được người lớn đọc sách, xem sách.
|
Nghe hiểu được lời nói :
- Nghe lời nói và sắc thái tình cảm khác nhau. - Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật và hành động quen thuộc - Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói . Trẻ biết hỏi và trả lời các câu hỏi.
Nghe các câu hỏi : Cái gì?, làm gì ?, để làm gì?, ở đâu?, như thế nào?
Biết sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu. - Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài. Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn. - Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng. - Dạy trẻ đọc thuộc các bài thơ: “Bạn mới, miệng xinh, chia đồ chơi,ấm và chảo,giờ chơi, ,chào,cô và mẹ, yêu mẹ, chổi ngoan, cháu chào ông ạ, hoa đào,tết là bạn nhỏ, bóng mây, Đàn Bò; cô dạy, xe đạp, con tàu, rong và cá, chim hót, bắp cải xanh, hoa kết trái, - Kể cho trẻ nghe các câu chuyện, biết kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần (có gợi ý): Thỏ con không biết vâng lời, Cái chuông nhỏ; bé làm được việc gì?, Cây Táo; Qủa Thị; Chiếc áo mùa xuân; Qủa trứng; cóc gọi trời mưa, sóc và thỏ đi tắm nắng,bé Mai đi công viên, tàu thủy tí hon,chuyến du lịch của gà trống choai, Thỏ con ăn gì? Trẻ hồn nhiên vui vẻ với mọi người. - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn. Làm quen với sách: - Lắng nghe khi người lớn đọc sách. - Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh. |
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ |
1. Phát triển tình cảm: Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những người gần gũi. - Trẻ nói được một vài thông tin về mình ( tên, tuổi) - Trẻ thể hiện được điều mình thích và không thích. - Trẻ hiểu và thực hiện được một số yêu cầu đơn giản của người khác. Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc. - Trẻ nhận biết được một số trạng thái cảm xúc : vui buồn, sợ hãi, tức giận, xấu hổ. 2.Phát triển kĩ năng xã hội : Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi. - Trẻ biết dùng những từ ngữ đơn giản để giao tiếp với những người xung quanh. - Trẻ biết phối hợp chơi cùng bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn . - Trẻ thích quan tâm chăm sóc các con vật nuôi.
* Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. - Trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. - Trẻ biết xếp hàng chờ đến lượt, biết cất dọn đồ chơi đúng nơi qui định.
3. Phát triển cảm xúc thẩm mĩ: * Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc: thích vẽ, xé dán, xếp hình; thích nghe đọc thơ kể chuyện - .Trẻ hát đúng giai điệu lời ca, hát thuộc bài hát ngắn gọn. - Trẻ biết vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát với các hình thức ( vỗ tay, múa) - Trẻ thích nghe cô hát, biết chú ý lắng nghe cô hát và hiểu nội dung bài hát.
Phát triển một số kỉ năng thầm mỹ: Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh. |
Thể hiện ý thức về bản thân. - Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân. - Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình. - Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên. Trẻ thể hiện một số trạng thái cảm xúc. - Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận.
Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi. - Giao tiếp với những người xung quanh. - Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn - Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi. - Quan tâm đến các vật nuôi. - Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: chào tạm biệt, cám ơn, nói từ dạ, vâng ạ, chơi cạnh bạn, không cấu bạn . - Thực hiện một số qui định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi quy định . Một số kỹ năng hoạt động âm nhạc như: nghe hát, hát và vận độngđơn giản theo nhạc); thích nghe đọc thơ kể chuyện. - Các bài hát: Dạy hát và VĐTN: Đêm trung thu; Lời chào buổi sáng; Qủa bóng; Đôi dép;; Cháu đi mẫu giáo ; Trường chúng cháu là trường mầm non; Cả nhà thương nhau; Cháu yêu bà; Chiếc khăn tay; Qủa; Ra vườn hoa em chơi; Bé và hoa; Mùa xuân đến rồi; Con gà trống; Con Cá vàng ; Rửa mặt như mèo; Em tập lái ô tô; Đoàn tàu nhỏ xíu; Em đi chơi thuyền; Mùa hè đến rồi;Trời nắng trời mưa; Cháu đi mẫu giáo; - Nghe hát: Biết vâng lời mẹ dặn; Em Búp Bê; Chiếc đèn ông sao; Chiếc khăn tay; Đi xe đạp; Dân ca đổi lời theo điệu: Lý chiều chiều; Ba ngọn nến lung linh; Màu hoa; Em yêu cây xanh; Sắp đến tết rồi; Chú Voi con; Gà trống, mèo con và cún con;Anh phi công ơi; Cháu vẽ ông mặt trời; - Trò chơi âm nhạc: Vỗ tay theo bài hát; Hát to / nhỏ theo yêu cầu; Nghe âm thanh to/nhỏ; Nghe âm thanh tìm ra nơi phát ra âm thanh; Tai ai tinh; Hát và vỗ tay to/nhỏ; Hãy lắng nghe;Nghe hát đi tìm quả; Bắt chước tiếng kêu con gà, con vịt;Bắt chước dáng đi của chú voi;Nghe âm thanh đoán tên PTGT; Làm đoàn tàu; Chèo thuyền; Làm máy bay; Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ;Bạn nào hát?; + Một số kỹ năng hoạt động tạo hình: - Xâu vòng hoa tặng bạn. - Làm quen với đất nặn. - Xâu vòng màu đỏ tặng bạn. - Di màu quả bóng. - Tô màu cái trống lắc. - Di màu cái yếm. - Tô màu bong bóng. - Tô màu chiếc cốc. - Nặn những chiếc kẹo ngộ nghĩnh. - Tô màu cái xô cho cô cấp dưỡng. - Tô màu đường về nhà. - Tô màu chiếc áo của mẹ. - Tô màu đồ dùng gia đình. - Xâu vòng màu xanh, màu đỏ. - Tô màu quả táo. - Dán lá cho cành hoa. - Vẽ thêm cuống cho các bông hoa. - Tô màu củ cà rốt. - Nặn bông hoa. - Tô màu bánh chưng. - Vẽ mưa mùa xuân. - Nặn thức ăn cho con gà. - Tô màu con mèo. - Tô màu con cá heo. - Tô màu con voi. - Tô màu mũ bảo hiểm. - Tô màu đoàn tàu. - Tô màu chiếc thuyền. - Dán cửa sổ hình vuông ,hình tròn. - Vẽ các tia nắng. - Tô màu chiếc ô. - Tô màu bánh ga tô. - Tô màu chiếc khăn. - Nặn cái trứng. - Tô màu cái bát. |
DUYỆT KẾ HOẠCH NGƯỜI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
HIỆU TRƯỞNG Trần Thị nGọc Bích
…………………………………………