MGN 2
Kế hoạch tuần học thứ 52
( Tuần 42 năm 2021, từ 18/10/2021 đến 24/10/2021 )
KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: BÉ BIẾT GÌ VỀ CƠ THỂ MÌNH
Thời gian thực hiện: Từ ngày 18/10/2021 đến ngày 22/ 10/2021
Thứ HĐ |
Thứ 2 |
Thứ 3 |
Thứ 4 |
Thứ 5 |
Thứ 6 |
||||||
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
ĐIỂM DANH
|
I. Đón trẻ: - Cô vệ sinh thông thoáng phòng lớp sạch sẽ, thoáng mát, hướng cho trẻ vào chơi trong lớp. - Đón trẻ vào lớp, trẻ tự giác lễ phép chào cô giáo, chào bố mẹ. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, đúng nơi quy định. - Cô gợi ý để trẻ kể những gì xung quanh mà trẻ thấy hứng thú. - Gợi ý trẻ tham gia các hoạt động cùng các bạn ở các góc gắn với chủ đề. Chơi theo ý thích hoặc xem tranh truyện về cơ thể của bé. II.TDBS: 1. Khởi động: Trẻ đi, chạy theo đội hình vòng tròn hoặc tự do kết hợp các kiểu chân (nhón gót, kiễng chân…), vẫy tay, vỗ tay (Trật tự, lịch sự, không xô đẩy, lắng nghe cô giáo điều khiển). 2. Trọng động: Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang trẻ tập bài tập phát triển chung. * BTPTC: Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. Tập theo nhạc bài, tập với gậy thể dục. - HH : Thổi bóng bay - Tay : Hai tay xoay tròn trước ngực, đưa lên cao - Bụng : Ngửa người ra sau, kết hợp giơ tay lên cao. - Chân : Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về sau - Bật : Tách chân khép chân - Trẻ thu dọn, cất dụng cụ gọn gàng cùng cô. 3. Hồi tĩnh: - Đi hít thở nhẹ nhàng 1-2 vòng. III. Điểm danh: - Khen trẻ đi học đúng giờ, đi học đều để khỏi ảnh hưởng đến các bạn, không làm phiền người khác (lịch sự, lễ độ) - Cho trẻ quan sát phát hiện bạn vắng mặt trong ngày. Biết quan tâm đến các bạn những ngày qua vắng, tìm hiểu lí do vì sao bạn vắng (giáo dục sự quan tâm). - Nhắc trẻ khi nghỉ học phải biết xin phép cô giáo. ( Giáo dục trẻ biết tôn trọng người khác). |
||||||||||
TRÒ CHUYỆN
|
- Trò chuyện cá nhân hoặc theo nhóm về thời tiết hoặc các sự kiện nổi bật trong ngày mà trẻ quan tâm như ngày sinh nhật, về không khí, thời tiết, về mùa hè. - Trò chuyện với trẻ về cách phòng chống dịch bệnh Covid - 19 hoặc một số bệnh thường gặp vào mùa đông và cách phòng tránh. - Trò chuyện về những PTGT trẻ nhìn thấy trên đường đến trường và giáo dục trẻ về luật giao thông. - Có thể trò chuyện, kể tên một số Trường tiểu học mà trẻ biết. - Tạo tình huống để trẻ giao tiếp bằng lời, thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh. |
||||||||||
HOẠT ĐỘNG HỌC
|
LQVH: Truyện: “ Cậu bé mũi dài” |
PTVĐ: -VĐCB:Đi khuỵu gối -TCVĐ: Tung bóng cao hơn. |
KPKH: Trò chuyện về các giác quan của bé.
|
LQVT: Xác định phía phải - phía trái của bản thân. |
ÂM NHẠC: -NDTT: VĐTN: “Cái mũi” -NDKH:+NH: “Thằng tí sún” +TCÂN : “Hát to hát nhỏ” |
||||||
CHƠI NGOÀI TRỜI
|
1. Quan sát Dự kiến: Cây hoa hồng |
1. Quan sát Dự kiến: Cây bố chín sâm. |
1. Quan sát Dự kiến: Chậu cá cảnh |
* Chơi ngoài trời về phát triển vận động. 1.Trò chơi vận động: “Cướp cờ” 2.Chơi các trò chơi, đồ chơi vận động: Đi cà kheo, Nhảy vòng, ném vòng cổ chai, ném bóng vào rổ, chuyền bóng .bật xa, ném xa, đi trong đường hẹp…. |
1. Quan sát Dự kiến: Cây hoa giấy. |
||||||
2. Hoạt động tập thể a. TCVĐ: Cáo và thỏ b.TCDG: Nu na nu nống 3. Hoạt động tự do: Đi cà kheo, chơi với lá, ô ăn quan, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian,vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng,... |
2. Hoạt động tập thể : a. TCVĐ: Thỏ tìm chuồng b.TCDG:Dích dích dắc dắc 3. Hoạt động tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chóng chóng, hất giây chun, ô ăn quan, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian |
2. Hoạt động tập thể a.TCVĐ/ TCDG: Mèo đuổi chuột
3. Hoạt động tự do: Xâu lá làm mũ, đi cà kheo, câu cá, đá kiện, vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, bóng,chơi xích đu, cầu trượt, chơi TCDG... |
2. Hoạt động tập thể : a.TCVĐ: Mèo và chim sẽ b.TCDG: Trồng nụ trồng hoa 3. Hoạt động tự do: hất giây chun, ô ăn quan, chơi xích đu, cầu trượt, vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo,chong chóng |
||||||||
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC |
* Góc xây dựng - lắp ghép : Xây trường ngôi nhà của bé. Lắp ghép cây xanh, nhà, hàng rào... * Góc phân vai : Chơi cô bán hàng hóa (giày, dép, mũ nón,...), cửa hàng ăn uống. Nấu các món ăn của địa phương; các món ăn của Huế thường chế biến vào mùa thu. Đóng vai bác sĩ tư vấn dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe con người. * Góc học tập : Xem tranh về các bộ phân trên cơ thể bé. Thực hiện các vở: lqvt, vở tạo hình. Chơi tranh so hình về các bộ phận trên cơ thể. * Góc nghệ thuật + Tạo hình: Tô màu một số tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể ;Trẻ tô vẽ về các bộ phận trên cơ thể ; Nặn một số sản phẩm: cái mũ, đôi giày... Làm một số đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên. + Âm nhạc: Hát, múa, gõ đệm theo tiết tấu các bài hát, các làn điệu dân ca địa phương trong chủ đề, đọc các bài thơ câu đố được sưu tầm trong dân gian. * Góc thiên nhiên : Tưới cây, chăm sóc cây, quan sát sự phát triển của cây. Thả thuyền giấy; Chơi với cát nước; Lịch sự trong khi chơi, không xô đẩy. |
||||||||||
VỆ SINH- ĂN NGỦ |
- Vệ sinh: Rèn kĩ năng rửa tay, lau tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi xong. - Ăn: Trẻ biết kể tên 1 số món ăn của địa phương ở lớp, nhà hàng, gia đình. Nhắc trẻ sử dụng các từ như : “mời cô”, “mời bạn”khi vào bữa ăn. Nhắc nhở trẻ trật tự trong giờ ăn, không nói chuyện, không nhai ngồm ngoàm khi ăn, biết dùng khăn giấy để lau miệng, bỏ rác đúng nơi quy định. - Ngủ: Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, dạy trẻ xếp đồ dùng gọn gàng, đánh răng, rửa mặt, soi gương, chải đầu, buộc tóc, sửa sang quần áo…sau khi ngủ dậy. |
||||||||||
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH |
- Chơi: Xây ngôi nhà của bé - Rèn kĩ năng xỏ dây giày. - Chơi góc vận động ngoài sân. - Vệ sinh các góc chơi. - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do ở các góc chơi |
- Chơi: “ Bé tập rửa tay”. - Chơi “Tai ai tinh”. - Nhận biết kí hiệu bản thân. - Hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do ở các góc chơi |
- Chơi “Con muỗi” - Đóng kịch - Giáo dục trẻ tránh những nơi nguy hiểm - Chơi Ô ăn quan. - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do ở các góc chơi |
- Chơi : Ném vòng vào cổ chai - Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn đồ dùng cá nhân trẻ - Chơi bán hàng lưu niệm của Huế. - Chơi Gieo hạt - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do ở các góc chơi |
- Trò chơi : Tôm nhảy - Chơi : Làm đồ chơi từ vật liệu phế thải - Chơi lô tô lắp ghép tương phản. - Chơi bulling - Nêu gương cuối tuần. - Chơi tự do ở các góc chơi |
||||||
TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ |
- Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân, áo quần gọn gàng, sạch sẽ. - Cho trẻ chơi theo ý thích, xếp cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi, phụ giúp cô giáo làm một số việc vừa sức - Trao đổi tình hình hoạt động trẻ trong ngày với phụ huynh. Các cháu chào bố mẹ, chào cô giáo và tạm biệt các bạn để ra về. |
||||||||||