Hiền dữ đâu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên ''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Tài nguyên » Giáo án dạy học

Giáo án dạy học

Cập nhật lúc : 09:00 10/10/2018  

Giáo án lớp 5 tuổi

GIÁO ÁN

HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VT

Chủ đề nhánh: Các con vật nuôi trong gia đình

Đề tài:  NDTT:   - VĐ tự do: Con cún con

                        NDKH:  - Nghe hát: “Dắt trâu ra đồng” – Sưu tầm

                                                            - TCAN: Xúc xắc vui nhộn

                             Độ tuổi: 5-6 tuổi 

                               Số cháu: 30 - 35 trẻ    

                              Thời gian: 30 - 35 phút

                               Ngày dạy: ngày 06  tháng 12 năm 2016                                                                   

                               Người dạy: Nguyễn Thị Soa          

I/ Mục đích yêu cầu:

   1/ Kiến thức:

- Trẻ biết minh họa động tác múa nhịp nhàng theo bài hát, biết sáng tạo động tác theo khả năng của bản thân

- Trẻ hát đúng lời, biết tên bài hát và tên tác giả

- Trẻ cảm nhận và  hưởng ứng cùng cô khi nghe cô hát, hiểu được nội dung bài hát

“Dắt trâu ra đồng”

-Biết chơi trò chơi “ Xúc xắc vui nhộn”

 2/ Kỹ năng:

- Trẻ thể hiện được cảm xúc với bài hát, biết hát, vận động tự do nhịp nhàng theo bài hát.

- Có kỹ năng chơi  trò chơi

   3/ Thái độ:

 - Trẻ biết lắng nghe cô hát, hứng thú tham gia hoạt động

- Trẻ biết yêu quý các con vật nuôi trong gia đình và có ý thức bảo vệ chúng  

II/ Chuẩn bị:

        a. Đồ dùng của trẻ:

          - Xúc xắc có hình các con vật nuôi trong gia đình

          - Địa điểm học an toàn phù phợp với trẻ

         - Trang phục trẻ gọn gàng, dễ vận động

         - Một số trang phục cho trẻ biểu diễn

         - Mũ để trẻ biểu diễn

      b. Đồ dùng của giáo viên :

- Băng đĩa nhạc bài hát: Con cún con, Dắt trâu ra đồng

- Trang phục biểu diễn minh họa bài “Dắt trâu ra đồng”, phông cảnh để trẻ nghe hát.

          - Đàn organ.

          - Tivi, đầu đĩa. Loa, micro

          - Một số bài thơ, câu đố về chủ điểm Thế giới động vật.

III/ Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động1: Ôn định, tạo hứng thú:

- Tập trung trẻ và đố:

         “Thường nằm đầu hè

           Giữ cho nhà chủ

           Người lạ nó sủa

          Người quen nó mừng

          Là con gì?

- Trò chuyện với trẻ

àGiáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ con chó cũng như các loài động vật trong gia đình.

- Dẫn dắt, cho trẻ nghe giai điệu và đoán tên bài hát, tên tác giả.

- Cho cả lớp hát lại 1 lần.

Hoạt động 2:Hướng dẫn hoạt động:

1. Cho trẻ vận động (múa) tự do: Con cún con

* Cho trẻ múa tự do:

- Cô múa một lần

- Cho cả lớp múa theo giai điệu bài hát Con cún con, khuyến khích trẻ tự sáng tạo các động tác theo giai điệu bài hát

- Cô quan sát và phát hiện những trẻ có điệu múa sáng tạo lên biểu diễn cho cả lớp xem

- Cô chia lớp thành 3 nhóm vận động tự do theo bài hát và theo khả năng sáng tạo của trẻ

- Cô mời trẻ lên biểu diễn dưới nhiều hình thức ( Tổ, nhóm, các nhân....)

2. Nghe hát : “ Dắt trâu ra đồng”

- Cô giới thiệu tên bài hát : Dắt trâu ra đồng – Sưu tầm

Lần 1: Cô hát diễn cảm cho trẻ nghe

- Cô giảng giải nội dung bài hát: Dắt trâu ra đồng – Sưu tầm.

- Lần 2: Mở nhạc ca sĩ hát, cô kết hợp minh hoạ động tác cho trẻ xem, mời một số trẻ thích lên hưởng ứng cùng cô.

3. Trò chơi: Xúc xắc vui nhộn

- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi

- Giáo viên củng cố lại:

+ Cách chơi: Giaó viên chuẩn bị một xúc xắc có các mặt là các động vật nuôi trong gia đình. cô mời một trẻ bất kì tung xúc xắc, xúc xắc rơi trúng vào con vật nào thì trẻ sẽ chọn một hình thức trò chơi âm nhạc để chơi cùng với con vật đó (luyện thanh tiếng kêu con vật theo nốt nhạc của cô, mô tả điệu bộ theo tiếng đàn nhanh chậm, hát to hát nhỏ theo tiếng đàn của cô…)

+ Luật chơi: Trẻ phải làm đúng theo yêu cầu của mỗi lượt chơi. Nếu làm chưa đúng thì cả lớp phải chơi lại.

- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần.

Hoạt động 3. Kết thúc

- Cả lớp cùng hát và vận động bài “Con cún con”

- Thu dọn đồ dùng.

- Trẻ lắng nghe và trả lời câu đố

- Trẻ trò chuyện cùng cô

Trẻ lắng nghe

Cả lớp hát.

Trẻ xem cô múa

Cả lớp múa tự do

Trẻ quan sát

Trẻ thực hiện

Trẻ biểu diễn

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe, một số trẻ lên múa hưởng ứng cùng cô

Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi hứng thú

Trẻ múa cùng cô và thu dọn đồ dùng.

Các tin khác