Sự chửi rủa có thể giết chết một mối tình, nhưng sự câm lặng lại không làm tiêu tan nó được "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

Khối NT

Cập nhật lúc : 22:03 09/11/2022  

Kế hoạch tuần học thứ 52
( Tuần 44 năm 2022, từ 31/10/2022 đến 06/11/2022 )

KẾ HOẠCH TUẦN 3

CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: Công việc của các cô, các bác trong nhà trẻ

Thời gian thực hiện:1 tuần, từ 31/10 đến 04 /11/2022

Thứ

Hoạt động

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

ĐÓN TRẺ, THỂ DỤC SÁNG, ĐIỂM DANH

I.  Đón trẻ:

- Cô đến sớm chuẩn bị phòng học sạch sẽ thoáng mát, đón trẻ niềm nở, vui vẻ với phụ huynh.

-Đón trẻ vào lớp, trẻ tự giác lễ phép chào cô giáo, chào bố mẹ. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, đúng nơi quy định.

- Cô gợi ý để trẻ kể những gì xung quanh mà trẻ thấy hứng thú

- Gợi ý trẻ tham gia các hoạt động góc chơi cùng các bạn ở các góc gần với chủ đề, chơi theo ý thích hoặc xem tranh truyện về các loại đồ dùng trong gia đình

-Trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình xung bé

II.TDBS:

1.Khởi động:Trẻ đi, chạy các kiểu chân theo vòng tròn kết hợp các vận động tinh của tay. ( Trật tự lịch sự, không xô đẩy, lắng nghe cô giáo điều khiển)

2.Trọng động: Chuyển đội hình thành vòng cung, trẻ tập bài tập phát triển chung.

BTPTC: Tập với vòng( “ Bài: Cô và mẹ” ) Mỗi động tác 2 lần 4 nhịp

- Động tác 1: Hô hấp (Hít sâu, thở mạnh)

Vòng để dưới chân, hai tay chụm chống hông và hít sâu, thở mạnh

- Động tác 2: Tay

Hai tay cầm vòng, đưa ra trước và hạ xuống.

- Động tác 3: Bụng - lườn

Hai tay cầm vòng ngang ngực và xoay sang hai bên

- Động tác 4: Chân

Hai tay cầm vòng và ngồi xuống đứng dậy

- Động tác 5: Bật

Tay cầm vòng chống hông và bật tai chổ

3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi bộ nhẹ nhàng

- Trẻ thu gom, cất dụng cụ gọn gàng cùng cô

 III. Điểm danh:      

- Khen trẻ đi học đúng giờ, đi học đều để khỏi ảnh hưởng đến các bạn, không làm phiền người khác( lịch sự, lễ độ)

- Cho trẻ quan sát sự phát hiện những bạn ngày hôm nay vắng mặt. Biết quan tâm đến các bạn những ngày qua vắng , tìm hiểu lý do vì sao bạn vắng

( giáo dục sự quan tâm)

- Nhắc nhỡ trẻ nghĩ học khi nghĩ học phải xin phép cô giáo ( Giáo dục trẻ biết tôn trọng ngươi khác)

TRÒ CHUYỆN

- Trò chuyện với trẻ về cách phòng chống dịch bệnh Covid - 19 hoặc 1 số bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột.

- Tạo tình huống để trẻ giao tiếp bằng lời, thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh

HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP

 

 

LQVH

Truyện: Chào buổi sáng.

HĐNB

Nhận biết hình tròn – hình vuông

PTVĐ

VĐmới:

Đi trong đường hẹp

VĐ ôn: Tung bóng bằng hai tay

HĐTH

Tô màu chiếc áo cô giáo

GDÂN

-NDTT: NH: “ Lý ngựa ô”

NDKH:

VĐTN: “ Tập tầm vông

CHƠI NGOÀI TRỜI

1. Dự kiến quan sát: Cây hoa mười giờ (hoặc theo sự hứng thú của trẻ)

2. HĐTT

a. TCVĐ:

“Mèo và chim sẻ” (Chơi trò chơi theo trẻ tự chon)

b. TCDG:

“ Nu na nu nống”   (Chơi trò chơi theo trẻ tự chon)

3. Hoạt động tự do:

Ném bóng về phía trước; Lăn bóng; Câu cá; Kéo xe, Ném buling, Vẽ phấn,...Chơi các đồ chơi ngoài trời

1. Dự kiến quan sát:

Cây rau khoai (hoặc theo sự hứng thú của trẻ)

2. HĐTT

a. TCVĐ:

“Gà trong vườn rau”  (Chơi trò chơi theo trẻ tự chon)

  b. TCDG”

“ Kéo cưa lừa sẻ” (Chơi trò chơi theo trẻ tự chon)

    3. Hoạt động tự do:

 Chơi xé lá, em búp bê, câu cá, chơi với bóng,,...Chơi các đồ chơi ngoài trời

1. Dự kiến quan sát:

Thời tiết (hoặc theo sự hứng thú của trẻ)

2.  HĐTT

a. TCVĐ:

“ Đuổi bắt”   

(Chơi trò chơi theo trẻ tự chon)

b. TCDG

“ Chi chi chành chành” (Chơi trò chơi theo trẻ tự chon)

3. Hoạt động tự do:

Tung bóng, đá bóng, chơi sỏi, cát, nước, chơi câu cá,...Chơi các đồ chơi ngoài trời

* Chơi ngoài trời về PTVĐ:

1. TCVĐ

Ô tô vào bến.

(Chơi trò chơi theo trẻ tự chon)

 

2. Hoạt động tự do: Ném bulin, câu cá, kéo xe, sâu lá, đong nước,....Chơi với đồ chơi ngoài trời

1. Dự kiến quan sát:

Góc thiên nhiên (hoặc theo sự hứng thú của trẻ)

2. HĐTT

a. TCVĐ:

”Vượt suối”

(Chơi trò chơi theo trẻ tự chon)

b. TCDG

“Vuốt hột nổ”

(Chơi trò chơi theo trẻ tự chon)

3. Hoạt động tự do:

Tung bóng, đá bóng, chơi sỏi, cát, nước,

CHƠI TẬP Ở CÁC GÓC

Góc vận động:

- Chơi với bóng, kéo xe,...

- Chơi thú nhún, bập bênh,...

Góc thao tác vai:

- Chơi bế em, cho em ăn, tắm cho em , thay áo quần cho em,...

Góc nghệ thuật:

- Hát các bài hát về chủ đề.

- Múa nhịp nhàng theo lời bài hát

-  Xem tranh ảnh về các bác các cô trong trường mầm non

- Dán hoa, tô màu…..

- Hát và vận động nhịp nhàng các bài hát trong chủ đề

- Nghe các ca khúc mà bé yêu thích và hưởng ứng theo giai điệu

- Nghe các làn điệu dân ca địa phương trong chủ đề

Góc hoạt động với đồ vật:

- Xếp vườn cây, chơi lắp ráp, xếp hình,...

- Xếp lồng hộp vuông, hộp tròn, lồng tháp,...

- Chơi lắp ghép      

Góc thiên nhiên:

- Chơi với cát nước, thả thuyền, tưới cây, lau lá,...

- Chai nước, phễu, ..óng, kéo xe,...

- Chơi thú nhún, nhà bóng, bập bênh

- Ném vòng, ném chai,...

- Xâu lá, xâu vòng, tưới cây, bắt sâu cho cây. Lịch sự trong khi chơi, không xô đẩy.

VỆ SINH ĂN, NGỦ

- Nhắc nhở trẻ biết mời cô và các bạn trước khi ăn

- Vệ sinh:  Rửa tay, lau tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi xong.

- Ăn: Trẻ biết kể tên 1 số món ăn của địa phương ở lớp, gia đình.Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “mời cô”, “mời bạn” khi vào bữa ăn. Nhắc nhở trẻ trật tự trong giờ ăn,không nói chuyện, không nhai ngồm ngoàm khi ăn, biết dùng khăn giấy để lau miệng, bỏ rác đúng nơi quy định.

- Ngủ: Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, Rửa  mặt,  chải đầu, buộc tóc, sửa sang quần áo…sau khi ngủ dậy.

HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CHIỀU

 

- Tổ chức chơi theo nhóm

 + Chơi xếp nhà môt tầng, nhà nhiều tầng

- Chơi trò chơi vận động: “Cáo và thỏ”

-Cho trẻ chơi tự do ở các góc

- Tổ chức chơi theo nhóm

+ Chơi với em búp bê

+ Chơi xâu hạt

-Cho trẻ chơi tự do ở các góc

- Tổ chức chơi theo nhóm

+ Chơi góc nhận biết màu

- Chơi trò chơi vận động “ Gà trong vườn rau”

-Cho trẻ chơi tự do ở các góc

- Tổ chức chơi theo nhóm

+ Chơi  trò chơi vận động “Con bọ dừa ”

-         + Chơi xâu hạt

-Cho trẻ chơi tự do ở các góc

- Tổ chức chơi theo nhóm

+ Chơi xếp đường làng của bé

+ Chơi “ Máy

bay”

-Cho trẻ chơi tự do ở các góc

TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ

 

- Dọn dẹp đồ chơi

- Nhắc nhở, hổ trợ trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và ra về

- Nhắc nhở trẻ sữ dụng các từ như: “ Chào cô”; “ Chào các bạn”,...

 

                   

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác