Sau thực phẩm, giáo dục là nhu cầu số một của dân tộc ''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

MGB 2

Cập nhật lúc : 12:52 30/09/2020  

Kế hoạch tuần học thứ 38
( Tuần 38 năm 2020, từ 14/09/2020 đến 20/09/2020 )

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN II

CHỦ ĐỀ NHÁNH 2:  MÙA THU

Thời gian thực hiện: Từ ngày 14/09/2020 đến ngày 18/09/2020

   Ngày

 

 HĐ     

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

 

ĐÓN TRẺ,

CHƠI, THỂ DỤC SÁNG

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đón trẻ

- Cô đón trẻ : nhắc trẻ luôn mang khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào lớp. Cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong thời gian nghỉ dịch và sức khỏe của trẻ trong thời điểm hiện tại, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ và cho trẻ vào lớp.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, một số nội dung của chủ đề trong tháng, vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu phế thải để làm thêm đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi cho trẻ.

- Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh , chơi tự do ở các góc theo ý thích.

*Thể dục sáng:

+Khởi động:

- Cô mở nhạc và cho trẻ đi chạy theo nhạc, đi kiễng chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh ( kết hợp vỗ tay , vẫy tay), rồi về 3 hàng.

+Trọng động : Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.

Mỗi động tác thực hiện 2l x 8n, cô cho trẻ tập theo nhạc.

- Hô hấp  : Ngửi hoa

- Tay vai  : Đưa lên cao, ra trước, sang ngang.

- Bụng  : Nghiêng người sang bên

- Chân   : Bước 1 chân ra trước, khuỵu gối, chân sau thẳng.

- Bật  : Bật tách chân, khép chân

+ Hồi tĩnh : Đi nhẹ nhàng .

 

 HỌC

 

 

 

   LQVH:

- Thơ: “Trăng sáng”.

PTVĐ:

- Ném xa bằng 1 tay

- TCVĐ: Thi ai chạy nhanh

     KPKH:

- Trò chuyện về mùa thu.

LQVT:

Một và nhiều

 

ÂM NHẠC:

-NDTT:

+DH: “Vui đến trường”

- NDKH:

+VĐTN: “ Vui đến trường”

+Nghe hát: “Ngày đầu tiên đi học”

CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

* Góc xây dựng - lắp ghép :

- Xây dựng trường mầm non

- Xây dựng lớp học của em

- Lắp ghép cây xanh, nhà, hàng rào...

* Góc phân vai : Bác sĩ, nấu ăn,cửa hàng bán đồ chơi, bán áo quần, bán lương thực; bán thực phẩm; bán cây, hoa, cửa hàng ăn uống, bán bánh trung thu, bán đèn trung thu…

* Góc học tập :

- Xem tranh về ngày tết trung thu.

- Sưu tầm tranh ảnh ngày tết trung thu

- Chơi lô tô, đôminô.

- Thực hiện các vở: Tập tô chữ cái, lqvt...

- Chơi so hình, bảng chun học toan

* Góc nghệ thuật :

- Tô màu chiếc đèn ông sao, mâm cỗ tết trung thu

- Nặn bánh trung thu…

- Hát và đọc thơ có nội dung về chủ đề.

- Nghe hát các bài hát về ngày tết trung thu

* Góc thiên nhiên :

- Tưới cây , chăm sóc cây.

- Chơi với cát , nước.

 

1. Dự kiến nội dung quan sát:

Bầu trời

( Hoặc quan sát sự vật hiện tượng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ).

2. Hoạt động tập thể :

a. TCVĐ:

Thỏ đổi chuồng.

b. TCDG: Xỉa cá mè

3.Hoạt động tự do:

Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi TCDG...

1. Dự kiến nội dung quan sát:

Cô  cấp dưỡng

( Hoặc quan sát sự vật hiện tượng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ).

2. Hoạt động tập thể :

a. TCVĐ:Gà trong vườn rau

b. TCDG: Chi chi chànhchành

3.Hoạt động tự do:

Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

1. Dự kiến nội dung quan sát:

Cây rau ngót

( Hoặc quan sát sự vật hiện tượng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ).

2. Hoạt động tập thể :

a.TCVĐ:“Ô tô và chim sẻ”

b.TCDG: Nu na nu nống

 

 

3.Hoạt động tự do:

Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

1. Dự kiến nội dung quan sát:

Vườn rau của bé

( Hoặc quan sát sự vật hiện tượng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ).

2. Hoạt động tập thể

a.TCVĐ: Cáo và thỏ

b.TCDG : Kéo cưa lừa xẻ.

3.Hoạt động tự do:

Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

* Chơi ngoài trời về phát triển vận động.

1.Trò chơi vận động :

“Bịt mắt bắt dê”

2.Chơi với các trò chơi, đồ chơi vận động:

Ném vòng cổ chai; Ném trúng đích thẳng đứng; Ném và bắt bóng; Lăn bóng; Đi cà kheo; Nhảy bao bố; Câu cá; Đá kiện

ĂN, NGỦ

-Rèn kĩ năng rửa tay, lau mặt, đánh răng cho trẻ.

-Giới thiệu món ăn cho trẻ.

-Nhắc nhở trẻ sử dụng các từ “ mời cô”, “ mời bạn” khi vào bữa ăn.

-Trẻ biết giữ trật tự trong giờ ăn.

-Nhắc trẻ không làm rơi vãi thức ăn và ăn hết suất ăn.

-Thực hiện một số quy định vệ sinh ở lớp.

-Nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ngủ.

 

CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

- Chơi trò chơi: “Xâu vòng ”; Chơi tìm bạn;  Chơi “ Tay ai sạch nhất”

- Nêu gương cuối ngày.

- Chơi tự do ở các góc chơi

- Chơi : “Vẽ,tô màu  đồ chơi trong lớp học”; Chơi nặn bánh trung thu; Chơi múa lân

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc chơi

- Chơi “Đóng kịch”, Trò chơi “ Lắp ghép nhà, cây xanh, hàng rào” ; Chơi “ Ai nhanh hơn”

-Nêu gương cuối ngày.

-  Chơi tự do ở các góc chơi

- Chơi : “ Thuyền và bến”;Chơi bóng bay; Chơi góc nấu ăn

- Nêu gương cuối tuần

- Chơi tự do ở các góc chơi

- Tô màu chùm bóng bay; Chơi ghép hình hoa; Chơi “ Ai nhanh hơn”

- Nêu gương cuối tuần

- Chơi tự do ở các góc chơi

TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ, TRẢ TRẺ

-Nhắc và hỗ trợ trẻ chuân bị đồ dùng cá nhân, dọn dẹp đồ chơi, ra về.

-Giáo dục lễ giáo cho trẻ “ chào cô” “ chào ba mẹ” “ chào các bạn”

-Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, đi học không đòi quà

-Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ.

                           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH TUẦN II

HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC BUỔI SÁNG

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết và nhớ các động tác của bài tập thể dục sáng

- Trẻ biết tập thể dục để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

2. Kỹ năng:

- Trẻ tập thành thạo các động tác của bài tập thể dục sáng

- Rèn luyện và phát triển cơ thể  toàn diện cho trẻ

- Rèn luyện sự nhanh nhẹn của đôi chân, sự phối hợp nhịp nhanh giữa tay và chân

3.Thái độ :                                              

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

II. Chuẩn bị :

- Nhạc thể dục chủ đề Trường mầm non.

- Hoa thể dục, gậy thể dục, nơ...

- Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ ( nếu tập ngoài sân)

III. Tổ chức thực hiện

1. Khởi động:

- Cô mở nhạc cho trẻ tập trung và lấy dụng cụ.

- Cô cho trẻ đi vòng tròn theo tiếng nhạc, cho trẻ đi thường, đi bằng gót chân rồi đi thường, sau đó đi bằng mũi bàn chân, đi thường và chạy chậm, và về đứng đội hình 3 hàng cách nhau 1 sải tay.

2 Trọng động:

Mỗi động tác thực hiện 2l x 8n, cô cho trẻ tập theo nhạc, tập với nơ

- Hô hấp  : Ngửi hoa

- Tay vai  : Đưa lên cao, ra trước, sang ngang.

- Bụng  : Nghiêng người sang bên

- Chân   : Bước 1 chân ra trước, khuỵu gối, chân sau thẳng.

- Bật      : Bật tách chân, khép chân

- Trong khi trẻ tập cô chú ý sửa sai các động tác cho trẻ

3. Hồi tĩnh:

- Cô cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng theo tiếng nhạc 2 - 3 vòng

- Cô cho trẻ đi cất dụng cụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG GÓC

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết dinh dưỡng của một số món hằng ngày

- Trẻ có ý thức an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi chơi nấu ăn

- Trẻ biết cách sắp xếp xây dựng trường, lớp mầm non.

- Trẻ vẽ, tô màu đồ chơi trong lớp, nặn bánh trung thu.

- Trẻ hiểu và biết cách chơi đôminô.

2. Kỹ năng:

- Trẻ chơi thành thạo các thao tác chơi góc phân vai, góc xây dựng.

- Rèn luyện khả năng chú ý,phát tiển ngôn ngữ (giao tiếp thao tác vai)

- Trẻ có kỹ năng vẽ, tô màu khi vẽ và tô màu tranh.

3.Thái độ :

- Thông qua hoạt động giáo dục trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, biết thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng.

- Trẻ biết yêu quý ngôi trường của mình và giữ gìn vệ sinh môi trường.

II. Chuẩn bị

* Góc phân vai :

- Các loại đồ chơi, đồ dùng học tập của trẻ ở trường lớp mầm non...

- Đầy đủ các loại thực phẩm bằng các nguyên liệu như xốp bitis, nhựa (cà rốt , đậu cô ve , khoai tây, tôm , cá , rau…) . Các loại rau củ quả, các loại bánh, …

- Dụng cụ nấu ăn. Trang phục tạp dề cho trẻ.

* Góc xây dựng:

- Đầy đủ các nguyên vật liệu : Thảm cỏ, thảm hoa, hàng rào, cây cảnh, cột cờ...

* Góc nghệ thuật:

- Giấy A4, đất nặn, bút màu, bút chì, bảng đen…

* Góc học tập :

- Cờ đôminô, tranh so hình, bộ luồn hạt, các bộ hình khối...đầy đủ cho trẻ chơi.

- Truyện tranh theo chủ đề.

- Lớp học thông thoáng, bố trí các góc phù hợp, thuận tiện cho trẻ xoay góc và chơi.

* Góc thiên nhiên:

- Bể chơi với cát và nước

- Bộ đồ chơi câu cá

- Bộ dụng cụ chăm sóc cây

III. Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1. Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ ngồi vòng tròn.

- Bây giờ là giờ gì?( Hoạt động góc )

Hoạt động 2. Hướng dẫn thực hiện:

1. Thỏa thuận trước khi chơi

- Cho trẻ chơi trò chơi : “ Cây cao, cỏ thấp”

- Giới thiệu đồ chơi mà cô vừa làm.

2. Trẻ chơi

- Cô cho trẻ về góc chơi theo ý thích. Trẻ lấy kí hiệu góc chơi

- Trẻ tham gia hứng thú với các bạn trong nhóm

- Trong khi trẻ chơi cô bao quát lớp, theo dõi khuyến khích động viên trẻ, hướng dẫn thêm cho những trẻ chưa thành thạo và có thể tham gia chơi cùng trẻ khi cần thiết.

- Giáo viên có thể gợi ý để trẻ có sự luân chuyển giữa các góc chơi, tránh sự nhàm chán.

- Khi trẻ chơi cô nhắc trẻ không nói to và mất trật tự

Hoạt động 3. Kết thúc

- Cô mở nhạc và cho trẻ tự thu dọn góc chơi của mình.

- Trẻ chơi

- Trẻ về góc chơi và chơi cùng bạn.

- Trẻ thu dọn dồ chơi

Các tin khác