Học vấn không có quê hương, người học phải có tổ quốc ''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

Khối MGN

Cập nhật lúc : 21:20 22/11/2022  

Kế hoạch tuần học thứ 4
( Tuần 39 năm 2022, từ 26/09/2022 đến 02/10/2022 )

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ “BÉ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH”

Lớp: Mẫu giáo 4-5 tuổi

Thời gian thực hiện : 4 tuần (Từ ngày 26/9/2022 đến  ngày 21/10/2022)

 

Mục tiêu giáo dục

Nội dung giáo dục

Hoạt động giáo dục

(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Trẻ biết trườn theo hướng thẳng. Rèn kĩ năng trườn sấp, phối hợp chân tay nhịp nhàng khi trườn. Trẻ hứng thú tham hoạt động

- Trườn theo hướng thẳng

 

- Hoạt động học:

+ Vận động: Trườn theo hướng thẳng

2. Trẻ giữ được thăng bằng khi đi bước lùi liên tiếp 3m. Trẻ có kĩ năng quan sát. Trẻ tích cực tham gia vận động cùng cô và các bạn.

- Đi lùi

- Hoạt động học:

+ Vận động: Đi lùi

3. Trẻ biết phối hợp tay - mắt trong vận động tung và bắt bóng với người đối diện ( khoảng cách 3m). Trẻ có kĩ năng chú ý quan sát khi thực hiện.

- Tung và bắt bóng với người đối diện.

- Hoạt động học:

+ Vận động: Tung và bắt bóng với người đối diện.

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Tung bóng, lộn cầu vồng.

4. Trẻ biết nhảy lò cò 3m tay ôm bóng. Rèn cho trẻ kĩ năng giữ thăng bằng cho cơ thể trong khi nhảy. Trẻ hào hứng tham gia.

- Nhảy lò cò 3m tay ôm bóng.

- Hoạt động học:

+ Vận động: Nhảy lò cò 3m tay ôm bóng.

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Nhảy lò cò

5. Trẻ biết tự đánh răng, rửa mặt không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt áo quần. Có kỹ năng giữ gìn vệ sinh thân thể, tập thói quen tốt vệ sinh cá nhân, tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.

- Các đồ dùng cần thiết để rửa tay, lau mặt

- Cách rửa tay bằng xà phòng, cách lau mặt.

- Trẻ tự cầm bát,  thìa xúc ăn gọn gàng không rơi vãi, đổ thức ăn

- Giờ ăn: Dạy trẻ tên một số món ăn

- Chơi hoạt động ở các góc: Chơi nấu ăn

- Hoạt động ăn : Thực hành cầm bát, thìa xúc cơm ăn.

- Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Rèn kĩ năng lau mặt, rửa tay

+ Giáo dục trẻ thói quen tốt trong ăn uống.

6. Trẻ biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng với sức khỏe. Trẻ biết ăn nhiều để cơ thể khỏe mạnh.

- Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm

- Hoạt động học: KPKH:

+ Trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ

- Chơi hoạt động ở các góc: Chơi góc bán hàng, siêu thị, cửa hàng thực phẩm.

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

7. Trẻ  biết xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ. Trẻ có kỹ năng sử dụng đúng từ “phía trái”, “phía phải”,  “phía trên”, “phía dưới”. Trẻ tích cực tham gia hoạt động.

- Xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ

- Hoạt động học: LQVT:

+ Xác định phía trái, phía phải của bản thân.

+ Xác định phía trên - phía dưới của bản thân

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Làm vở Bé làm quen với toán.

8. Trẻ biết so sánh kích trước của 2 đối tượng. Có kí năng so sánh bằng mắt thường. Trẻ hào hứng tham gia cùng cô và các bạn.

- So sánh to – nhỏ của 2 đối tượng

- Hoạt động học: LQVT: So sánh to, nhỏ của 2 đối tượng

- Chơi hoạt động ở các góc: Chơi chọn đồ dùng và so sánh.

9. Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp tương ứng và ghép đôi. Trẻ có kĩ năng xếp tương ứng 1-1 các đồ dùng.

- Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi

- Hoạt động học: LQVT: Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Chơi “Ai chọn đúng”

10. Trẻ nhận biết được về bản thân khi được hỏi và trò chuyện. Có kĩ năng quan sát và trả lời  các câu hỏi của cô. Trẻ tích cực tham gia hoạt động.

- Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài của bản thân.

- Hoạt động học: Khám phá xã hội

+ KPXH: Trò chuyện về một số đặc điểm để phân biệt bạn trai, bạn gái.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Chơi “Mắt, mũi, tai”

+ KPKH: Trò chuyện về cơ thể bé

11. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của ngày lễ 20/10 (Ngày Phụ nữ Việt Nam). Trẻ biết yêu quý, kính trọng bà vfa mẹ của mình.

- Đặc điểm nổi bật của một số lễ hội và hoạt động của một số lễ hội

- Đón trẻ, trò chuyện: Trò chuyện về ngày hội của bà và mẹ

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Trò chuyện về ngày hội của bà và mẹ 20/10.

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

12. Trẻ biết diễn đạt để người nghe có thể hiểu được.

- Nói rõ ràng để người nghe có thể hiểu được.

- Trả lời được theo ý câu hỏi.

- Mọi lúc mọi nơi: Khuyến khích trẻ bày tỏ tình cảm và hiểu biết về bản thân qua giao tiếp với cô và bạn

13. Trẻ biết lắng nghe, kể chuyện và đặt câu hỏi theo nội dung truyện

- Lắng nghe, kể chuyện và đặt câu hỏi theo nội dung các câu chuyện phù hợp với độ tuổi.

- Hoạt động học: LQVH:

+ Truyện: “Cậu bé mũi dài”, “Chuyện của dê con”.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Truyện “Gấu con bị đau răng”

14. Trẻ có thể đọc thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao...

- Đọc thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao...

+ Đọc biểu cảm kết hợp cử chỉ, điệu bộ bài thơ...

- Hoạt động học: LQVH:

+ Thơ “Tay ngoan”, “Tâm sự cái mũi”.

 

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM

VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

15. Trẻ thể hiện được ý thức của bản thân, nói được tên, tuổi, giới tính, sở thích và khả năng của bản thân.

- Sở thích, khả năng của bản thân.

- Hoạt động học:

+ KPXH: Trò chuyện về một số đặc điểm để phân biệt bạn trai, bạn gái.

- Hoạt động chơi:

+ Chơi hoạt động ở các góc: Trẻ tự chọn góc chơi theo sở thích của bản thân.

+ Chơi, hoạt động theo ý thích: Trẻ tự chọn đồ chơi theo ý thích.

16. Trẻ thể hiện sự tự tin, tự lực, cố gắng hoàn thành công việc được giao. Mạnh dạn trong tự tin, sinh hoạt, giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ thông tin của bản thân với mọi người.

- Thực hiện một số công việc được giao.

- Đón trẻ, trò chuyện: Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với cô và các bạn.

- Chơi, hoạt động ở các góc: Cho trẻ chọn nhóm chơi và chơi cùng nhau

- Hoạt động học: Trẻ tự tin trả lời các câu hỏi của cô theo hiểu biết của bản thân.

17. Trẻ nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác.

- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc.

- Hoạt động học: Tạo hình

+ Cắt, dán khuôn mặt biểu lộ cảm xúc

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

18. Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ. Trẻ hào hứng tham gia

- Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát, bản nhạc.

- Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát

- Hoạt động học: GDÂN:

+ Dạy hát: Dạy hát “Mừng sinh nhật”

+ VĐTN: “Tay thơm tay ngoan”

+ Trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ; Tai ai tinh

- Chơi, hoạt động theo ý thích :

+ VĐTN: Bài hát “Cái mũi”

19. Trẻ thích thú, chú ý nghe nhạc, nghe hát, nhận ra giai điệu. Trẻ hào hứng hưởng ứng cùng cô và các bạn.

- Nghe nhạc, nghe hát

- Hoạt động học: GDÂN:

+ Nghe hát: Sinh nhật hồng; Năm ngón tay ngoan

20. Trẻ biết vẽ, trang trí áo bé trai, váy bé gái; tô vòng đeo cổ; cắt, dán khuôn mặt biểu lộ cảm xúc. Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học để vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình... tạo thành sản phẩm đơn giản. Trẻ thích thú tham gia hoạt động.

- Rèn kĩ năng cắt dán, vẽ, tô màu

- Hoạt động học: Tạo hình:

+ Vẽ, trang trí áo bé trai, váy bé gái

+ Tô vòng đeo cổ

+ Cắt, dán khuôn mặt biểu lộ cảm xúc

- Chơi, hoạt động ở các góc: Góc tạo hình.

- Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Làm đồ chơi từ vật liệu phế thải

21. Trẻ nói được ý tưởng, đặt tên cho sản phẩm của mình. Rèn kĩ năng sáng tạo khi thực hiện. Yêu mến sản phẩm và gìn giữ sản phẩm mình tạo ra.

- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.

Các tin khác