Nghề được tôn vinh thì hãy nâng niu và làm giàu những gì mình đang có ''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

Khối MGN

Cập nhật lúc : 21:20 22/11/2022  

Kế hoạch tuần học thứ 8
( Tuần 43 năm 2022, từ 24/10/2022 đến 30/10/2022 )

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ

“MỜI BẠN ĐẾN THĂM GIA ĐÌNH TÔI”

Lớp: Mẫu giáo 4-5 tuổi

Thời gian thực hiện : 4 tuần (Từ ngày 24/10/2022 đến  ngày 18/11/2022)

 

Mục tiêu giáo dục

Nội dung giáo dục

Hoạt động giáo dục

(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Trẻ biết bật tách, khép chân qua 5 vòng. Trẻ có kĩ năng bật tách, khép chân không chạm vào các vòng. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- Bật tách, khép chân qua 5 vòng.

 

- Hoạt động học:

+ Vận động: Bật tách, khép chân qua 5 vòng.

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Thi xem ai nhanh.

2. Trẻ biết chuyền bắt bóng qua đầu. Trẻ có kĩ năng chuyền bóng qua đầu cho bạn phía sau và đón bóng bằng 2 tay không ôm vào người. Trẻ hào hứng thực hiện vận động.

- Chuyền bắt bóng qua đầu

- Hoạt động học:

+ Vận động: Chuyền bắt bóng qua đầu

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Chuyền bóng

3. Trẻ biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. Rèn kĩ năng phản xạ nhanh ở trẻ. Trẻ hăng say tập luyện.

- Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.

- Hoạt động học:

+ Vận động: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Thi ai đi nhanh

4. Trẻ biết bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m. Trẻ có kĩ năng bò chân nọ tay kia, mắt nhìn thẳng về phía trước. Trẻ vui vẻ luyện tập.

- Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m.

- Hoạt động học:

+ Vận động: Bò bằng bàn tay và bàn chân 3-4m.

5. Trẻ biết ăn uống hợp lý, đầy đủ, đúng giờ, biết tập luyện và giữ gìn sức khoẻ cùng người thân trong gia đình.

- Các món ăn quen thuộc

- Giờ ăn: Dạy trẻ tên một số món ăn

- Chơi hoạt động ở các góc: Chơi nấu ăn

- Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Chơi nấu các món ăn địa phương.

6. Trẻ nhận biết đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm, không an toàn ( như bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng...).  Nhận biết và không chơi ở những nơi, khu vực không an toàn như ( hồ, ao, bể nước, giếng, bụi rậm và những nơi mất vệ sinh).

- Nhận biết đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm, không an toàn.

- Nhận biết và không chơi ở những nơi, khu vực không an toàn.

- Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Nhận biết 1 số nơi không an toàn, nguy hiểm

+ Nhận biết đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm, không an toàn.

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

7. Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 3. Trẻ có kĩ năng nhận biết các chữ số và xếp các đồ vật từ trái sang phải. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- Đếm trong phạm vi 3.

- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 3

- Hoạt động học: LQVT: Đếm đến 2, nhóm có số lượng 3, chữ số 3.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Đếm đến 3, nhóm có số lượng 3, chữ số 3.

8. Trẻ biết gộp hai nhóm đối tượng thành 1 nhóm có số lượng 3. Rèn kĩ năng gộp và đếm cho trẻ. Trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

- Gộp 3 nhóm đối tượng lại với nhau thành 1 nhóm.

- Hoạt động học: LQVT: Gộp hai nhóm đối tượng thành 1 nhóm có số lượng 3

- Chơi hoạt động ở các góc: Chơi xếp đồ dùng và gộp các nhóm đồ dùng thành 1 nhóm

9. Trẻ biết tách nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn. Rèn kĩ năng tách và đếm cho trẻ. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động tập thể.

- Tách nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn

- Hoạt động học: LQVT: Tách nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn

10. Trẻ biết so sánh chiều cao của 2 đối tượng. Trẻ sử dụng đúng từ “cao hơn”; “thấp hơn”. Trẻ sử dụng đúng từ “cao hơn”; “thấp hơn”.  Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- So sánh chiều cao của 2 đối tượng.

- Hoạt động học: LQVT:  So sánh chiều cao của 2 đối tượng.

11. Trẻ biết được địa chỉ nhà, đặc điểm ngôi nhà của bé. Trẻ nhận biết được sự khác nhau của nhà 1 tầng, 2 tầng, nhà có vườn cây; biết được các hoạt động trong ngày nghỉ của gia đình Phát triển khả năng quan sát tư duy của trẻ. Trẻ biết quan tâm, yêu quý những người thân trong gia đình.

- Địa chỉ gia đình bé

- Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

- Công việc của các thành viên

- Hoạt động học: KPXH :

+ Trò chuyện về gia đình bé

+ Trò chuyện về ngôi nhà của bé.

+ Trò chuyện về ngày nghỉ của gia đình.

12. Trẻ biết được tên gọi, chất liệu, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình. Trẻ có kĩ năng so sánh đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống.

- Tên gọi, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng trong gia đình

- Hoạt động học: LQVT: KPKH

-  Trò chuyện về các đồ dùng trong gia đình bé.

- Chơi hoạt động ở các góc:

Góc phân vai : Nấu ăn bữa cơm gia đình.

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

13. Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên các nhân vật trong chuyện và hiểu được nội dung câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”; “Tích Chu”. Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ. - Trẻ yêu quý ngôi nhà và các thành viên trong gia đình mình.

- Lắng nghe, kể chuyện và đặt câu hỏi theo nội dung các câu chuyện phù hợp với độ tuổi.

- Hoạt động học: LQVH:

+ Truyện : “Ai đáng khen nhiều hơn”; “Tích Chu”.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”

14. Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và đọc thuộc bài thơ diễn cảm. Trẻ biết thể hiện cảm xúc qua điệu bộ và nét mặt biểu cảm. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- Đọc thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao...

- Đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ, điệu bộ bài thơ...

- Hoạt động học: LQVH:

+ Thơ: “Thăm nhà bà”, “Em yêu nhà em”.

15. Trẻ biết sử dụng các từ như : mời cô, mời bạn, cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp. Phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc, mở rộng vốn từ cho trẻ.

- Hiểu nghĩa các từ : mời cô, mời bạn, cảm ơn, xin lỗi…

- Sử dụng các từ đó trong giao tiếp.

- Mọi lúc mọi nơi: Nhắc nhở trẻ cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống cụ thể

- Hoạt động ăn: Nhắc trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn.

 

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM

VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

16. Trẻ biết quan tâm, yêu mến, giúp đỡ bạn bè, người thân, biết ba mẹ vất vả để nuôi ta khôn lớn nên phải biết tiết kiệm và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.

- Chơi đoàn kết với các bạn

- Giữ gìn đồ dùng đồ chơi

- Hoạt động chơi:

+ Chơi hoạt động ở các góc: Trẻ phối hợp cùng các bạn trong nhóm chơi để hoàn thành trò chơi.

+ Chơi, hoạt động theo ý thích:

     Trẻ vệ sinh các góc chơi

     Giáo dục trẻ làm những công việc vừa sức  minh.

17. Trẻ có ý thức tôn trọng và giúp đỡ các thành viên trong gia đình, có kỹ năng ứng xử  theo truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

- Tôn trọng, lễ phép với người lớn

- Đón/trả trẻ: Chào cô giáo, chào người thân khi đến trường và ra về.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Cô tặng cờ cuối ngày, Tạo tình huống để trẻ nói “cảm ơn”, “xin lỗi” phù hợp.

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

18. Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hát thuộc lời bài hát và vận động nhịp nhàng theo bài hát. Có kĩ năng hát đúng nhịp giai điệu bài hát. Trẻ thích thú tham gia hoạt động.

- Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát, bản nhạc.

- Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát

- Hoạt động học: GDÂN:

+ VĐTN: “Múa cho mẹ xem”; “Bé quét nhà”

- Chơi, hoạt động theo ý thích :

+ Dạy hát “Nhà của tôi”, “Bé quét nhà”;

+ Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề

19. Trẻ biết “Vẽ, tô màu ngôi nhà”, “Vẽ người thân trong gia đình”. Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học để vẽ, biết chọn màu tô phù hợp; Trẻ thích thú sản phẩm mình tạo ra.

- Rèn kĩ năng vẽ, tô màu.

- Hoạt động học: Tạo hình:

+ Vẽ người thân trong gia đình

+ Xé, dán bông hoa trang trí cửa sổ.

- Chơi, hoạt động ở các góc: Góc tạo hình.

- Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Vẽ, tô màu ngôi nhà

+ Nặn các đồ dùng trong gia đình.

20. Trẻ biết “Xé, dán bông hoa trang trí cửa sổ”, “Nặn các đồ dùng trong gia đình”. Trẻ có kĩ năng xé giấy màu và bôi hồ vừa phải khi dán; kĩ năng lăn dài, lăn tròn. Biết quý trọng sản phẩm mình tạo ra.

Rèn kĩ năng xé dán; nặn

- Hoạt động học: Tạo hình:

+ Xé, dán bông hoa trang trí cửa sổ.

- Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Nặn các đồ dùng trong gia đình.

 

Các tin khác