Việc học giống như đi thuyền ngược nước, không tiến lên ắt phải lùi''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tháng

Khối MGN

Cập nhật lúc : 16:29 06/01/2016  

Kế hoạch năm 2015-2016
Kế hoạch tháng 12 năm 2015

                                                     MỤC TIÊU

                                        CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP 

                                          Độ tuổi: 4- 5 tuổi

                      Thời gian thực hiện: Từ 7/12/2015 đến  01/01/2016

Lĩnh vực

Mục tiêu

Phát triển thể chất

*Phát triển thể chất:

1. Trẻ biết đi thăng bằng trên ghế thể dục, đầu đội túi cát. Khi đi trên ghế, trẻ biết giữ thăng bằng,  mắt nhìn về phía trước.

2. Trẻ biết ném xa bằng 1 tay. Khi ném, trẻ biết phối hợp giữ tay và chân để ném.

3. Trẻ biết chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của giáo viên. Trong khi chạy, trẻ biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, mắt nhìn về phía trước.

4. Trẻ biết bật khép và tách chân qua 5 ô. Trẻ bật liên tục và chân không dẫm vào vạch

*Giáo dục dinh dưng-sức khỏe:

6. Trẻ nhận biết, gọi đúng tên một số món ăn đơn giản hàng ngày như: rau luộc, cá rán, canh, cơm

7. Trẻ biết tự rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi xong, khi tay bẩn, khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Phát triển nhận thức

*Hoạt động khám phá

8. Trẻ biết tên, đặc điểm nổi bật của một số nghề quen thuộc. Trẻ nắm được công việc và lợi ích của các nghề đó.

9. Trẻ biết tên gọi, đồ dùng, dụng cụ, trang phục của một số nghề sản xuất, xây dựng. Trẻ biết lợi ích và trân trọng các sản phẩm lao động do nghề sản xuất, xây dựng làm ra

10. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm công việc và đồ dùng dụng cụ của các nghề dịch vụ.

11. Trẻ biết đặc điểm, lợi ích của nghề truyền thống ở địa phương. Trẻ biết trân trọng các sản phẩm do làng nghề truyền thống ở địa phương làm ra.

12. Trẻ biết yêu quý và trân trọng tất cả các nghề trong xã hội

*Làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán.

13. Trẻ nhận biết được dụng cụ của các nghề. Phân loại các dụng cụ đó theo dấu hiệu đặc trưng

14. Trẻ nhận biết được số lượng 3 và có kĩ năng tách gộp trong phạm vi 3

15. Trẻ biết nhận biết số lượng và chữ số 4 (CS5).

16. Trẻ biết so sánh chiều dài hai đối tượng

Phát triển ngôn ngữ

17. Trẻ đọc thuộc thơ và kể lại một số chuyện đã được nghe có nội dung liên quan đến chủ đề và một số nghề quen thuộc: Sự tích quả dưa hấu, Người bán rong, Cái bát xinh xinh, Hạt muối, Bé làm bao nhiêu nghề… Trẻ cảm nhận được tình yêu với các nghề thông qua thơ, truyện

 18. Trẻ biết gọi tên một số nghề, gọi tên một số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của các nghề khác nhau

19. Mạnh dạn trong giao tiếp và trả lời được câu hỏi về một số nghề ( ai? nghề gì? cái gì? Để làm gì? Làm như thế nào?...)

Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội

20. Biết quý trọng các sản phẩm do người lao động làm ra. Có ý thức tiết kiệm và giữ gìn đồ dùng đồ chơi, các vật dụng của các nghề;

21. Có cử chỉ, lời nói quý trọng, lễ phép đối với người lớn và yêu quý các cô, bác làm các nghề khác nhau.

Phát triển thẩm mĩ

*Âm nhạc

22. Trẻ biết hát và vận động theo nhạc một số bài hát về  nghề nghiệp: Cháu yêu cô chú công nhân,Cô giáo, Bác đưa thư vui tính, Yêu cô thợ dệt

23. Trẻ biết lắng nghe và cảm nhận tình yêu với các nghề thông qua các bài hát về nghề nghiệp: Anh phi công ơi, Hạt gạo làng ta

24. Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi và tham gia chơi hứng thú các trò chơi âm nhạc.

* Tạo hình:

25.  Trẻ biết phối hợp các đường nét và màu sắc để vẽ và tô màu chú cảnh sát giao thông

26. Trẻ có kĩ năng căt, xé, dán để tạo ra các sản phẩm tạo hình trong chủ đề nghề nghiệp

 

 

 

                                           CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP

                           ( Thời gian 4 tuần, ngày 7/12/2015 đến 01/01/2016)

 

 

  1. 1.     Đối với giáo viên:

 

-         Soạn giáo án đày đủ trước khi đến lớp

-         Chuẩn bị đồ chơi đồ dùng đầy đủ trong chủ đề thực hiện

-         Chuẩn bị tranh ảnh thơ truyện đầy đủ cho trẻ xem

-         Cô giới thiệu cho cháu biết về chủ đề nghề nghiệp

-         Giáo dục cháu phải biết yêu quý và tôn trọng tất cả các nghề nghiệp trong xã hội .

-         Giáo dục cho cháu phải biết quý trọng những sản phẩm của các nghề.

 

  1. 2.     Đối với trẻ:

-         Tạo hứng thú và tâm thế cho trẻ khi vào chủ đề nghề nghiệp.

-         Biết gọi tên một số nghề nghệp quen thuộc.

-         Biết bố mẹ làm nghề gì?

-         Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong quá trình hoạt động.

-         Có ước mơ trong sáng với nghề nghiệp tương lai của trẻ.

 

 

  1. 3.     Đối với phụ huynh:

 

-         Thường xuyên trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp của bố mẹ.

-         Giáo dục trẻ tôn trọng các nghề của bố mẹ và các nghề xung quanh .

-         Giáo dục trẻ biết giữ gìn các sản phẩm của các nghề.

 

 

 

 

 

Các tin khác