Anh không thể dạy cho con người bất cứ điều gì, mà anh chỉ có thể giúp người ấy tự tìm ra chân lý "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

MGN 3A

Cập nhật lúc : 15:28 24/04/2022  

Kế hoạch tuần học thứ 52
( Tuần 14 năm 2022, từ 04/04/2022 đến 10/04/2022 )

 KẾ HOẠCH TUẦN I

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT

Thời gian thực hiện: Từ  04/04/2022 đến 08/04/2022

 

   Ngày

 

 HĐ     

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

 

ĐÓN TRẺ,

CHƠI

 

 

 

 

 

 

 THỂ DỤC SÁNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỂM DANH

a. Đón trẻ

- Cô đến sớm chuẩn bị phòng học sạch sẽ thoáng mát, đón trẻ niềm nở, vui vẻ với phụ huynh. Chú ý các cửa ra vào tránh gió lùa, giữ ấm cho trẻ hướng cho trẻ vào chơi trong lớp.

- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ luôn mang khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, một số nội dung giáo dục trong tháng.

- Cô gợi ý để trẻ kể những gì xung quanh mà trẻ thấy hứng thú. Gợi ý trẻ tham gia các hoạt động góc chơi cùng các bạn ở các góc, chơi theo ý thích hoặc xem tranh truyện về các loại PTGT đường bộ, đường sắt.

- Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh , chơi tự do ở các góc theo ý thích.

b. Thể dục sáng:

+Khởi động: Trẻ chạy theo vòng tròn hoặc tự do kết hợp các kiểu chân ( Nhón gót, kiễng chân…), vẫy tay, vỗ tay… ( Trật tự lịch sự, không xô đẩy , lắng nghe cô giáo điều khiển.)

+Trọng động : Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.

     * BTPTC: Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp.

Ø Hô hấp : Còi tàu tu…..tu…..tu…..tu. Ø Tay: Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau ( phía trước) Ø Bụng-lườn: Cúi về phí trước, ngửa người ra sau Ø Chân : Đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối Ø Bật : Bật lên trước, ra sau.

+ Hồi tĩnh : Đi hít thở nhẹ nhàng 1-2 vòng .

- Trẻ thu gom, cất dụng cụ gọn gàng cùng cô. Đi nhẹ nhàng theo hàng vào lớp.

c. Điểm danh:

- Khen trẻ đi học đúng giờ, đi học đều để khỏi ảnh hưởng đến các bạn, không làm phiền người khác ( lịch sự , lễ độ)

- Cho trẻ quan sát phát hiện những bạn hôm nay vắng. Biết quan tâm đến các bạn những ngày qua vắng, tìm hiểu lý do vì sao bạn vắng ( Giáo dục sự quan tâm)

- Nhắc trẻ nghỉ học phải xin phép cô giáo ( Giáo dục trẻ biết tôn trọng ngươi khác)

 

TRÒ CHUYỆN

 

- Trò chuyện cá nhân hoặc theo nhóm về thời tiết hoặc các sự kiện nổi bật trong ngày mà trẻ quan tâm như ngày sinh nhật, về cách phòng chống bệnh covid 19, tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh mùa đông- xuân: ho, viêm họng, viêm phế quản, đau mắt đỏ…

 - Trò chuyện về một số món ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, một số món ăn truyền thống của Huế. Cách ăn một số loại thức ăn.

- Trò chuyện với trẻ về một số PTGt đường bộ, đường sắt, một số quy định khi tham gia giao thông.

- Tạo tình huống để trẻ giao tiếp bằng lời, thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh

 

 HỌC

 

 

 

   LQVH:

- Chuyện: “Qua đường”.

 

PTVĐ:

- VĐCB : Ném trúng đích bằng một tay.

TCVĐ : Nhảy lò cò

     KPKH:

- Trò chuyện về một số PTGT đường bộ, đường sắt.

LQVT:

- Đếm số lượng trong phạm vi 6.

 

 

TẠO HÌNH:

-Vẽ, tô màu ô tô .

 

1. Quan sát

   Dự kiến

Cây hoa tam thất

 

1. Quan sát

   Dự kiến Vườn rau

1. Quan sát

   Dự kiến

Chiếc xe máy

 

* Dạo chơi trong khuôn viên trường.

1.Trò chơi vận động : “Kéo co”

2.TCPTVĐ:

 Ném vòng cổ chai; Ném trúng đích thẳng đứng; Ném và bắt bóng; Lăn bóng; Đi cà kheo; Nhảy bao bố; Câu cá; Đá kiện, bật tách chân khép chân, nhảy dây ….

 

1. Quan sát

   Dự kiến

Con đường

2. Hoạt động tập thể :

a. Trò chơi vận động:

“Gấu dạo chơi”

b. Trò chơi dân gian: “Chi chi chành chành”

3.Hoạt động tự do:

 Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian

2. Hoạt động tập thể :

a. Trò chơi vận động:

“Mèo và chim sẻ”

b. Trò chơi dân gian: “Trồng nụ trồng hoa”

 3.Hoạt động tự do:

Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian

2. Hoạt động tập thể :

a.Trò chơi vận động:

“Cáo và thỏ”

b. Trò chơi dân gian: “Chặt cây dừa, chừa cây đậu”

 

3.Hoạt động tự do:

Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian

2. Hoạt động tập thể :

a.Trò chơi vận động:

“Nhảy qua suối nhỏ”

b. Trò chơi dân gian: “Trồng đậu trồng cà”

3.Hoạt động tự do:

Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian

..

CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

* Góc xây dựng - lắp ghép:

- Xây dựng bến xe

- Lắp ghép cây xanh, hàng rào...

* Góc phân vai : Bác sĩ, nấu ăn; Cửa hàng bán các loại PTGt đường bộ; Cửa hàng bán lương thực; bán thực phẩm; các món ăn địa phương ở Huế như bánh bèo, bánh lọc, chè đậu ván,… ;bán cây, hoa, bán rau, củ, quả mang nét đặc trưng của Huế.

- Xem tranh các loại PTGT.

- Xem tranh, sách về các loại PTGT

- Sưu tầm tranh ảnh của một số PTGT

- Kể chuyện sáng tạo theo tranh.

* Góc học tập :

- Chơi lô tô, đôminô.

- Chơi so hình.

- Thực hiện các vở: Tập tô, lqvt...

- Xem tranh ảnh về các loại PTGT đường bộ, đường sắt.

* Góc tạo hình :

- Vẽ, tô màu, nặn, xé dán các loại PTGT đường bộ, đường sắt.

- Làm album về các loại PTGT đường bộ, đường sắt.

* Góc âm nhạc :                                     

- Cho trẻ múa hát các bài có trong chủ đề

- Hát, múa, gõ đệm theo tiết tấu, nghe hát các bài hát về chủ đề, về dân ca địa phương Thừa Thiên Huế, đọc các bài ca dao sưu tầm trong dân gian về PTGT

- Nghe hát các bài hát về giao thông, các làn điệu dân ca Thừa Thiên Huế.

* Góc thiên nhiên :

- Tưới cây , chăm sóc cây.

- Gieo hạt giống.

- Chơi với cát , nước.

- In bánh trên cát.

- In hình các PTGT.

- Trải nghiệm góc chơi làm trải nghiệm.

  Trẻ lịch sự khi chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn, không xô đẩy nhau.

VỆ SINH, ĂN, NGỦ

* Vệ sinh: Rèn kỹ năng rửa tay, lau tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi xong

* Ăn:

- Trẻ biết kể tên một số món ăn ở lớp, ở gia đình, ở địa phương Thừa Thiên Huế.

- Giới thiệu món ăn cho trẻ.

- Trẻ biết sử dụng các từ “ mời cô”, “ mời bạn” khi vào bữa ăn.

- Trẻ biết giữ trật tự trong giờ ăn, giờ ăn không nói chuyện; biết dùng khăn giấy để lau miệng, bỏ rác đúng nơi quy định.

- Nhắc trẻ không làm rơi vãi thức ăn và ăn hết suất ăn.

- Thực hiện một số quy định vệ sinh ở lớp.

* Ngủ:

- Cho trẻ ngủ đủ giờ, đủ giấc, dạy trẻ xếp đồ dùng gọn gàng, rửa mặt, chải đầu buộc tóc, sửa sang quần áo … sau khi ngủ dậy

-Nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ngủ.

 

 

CHƠI THEO Ý THÍCH

+ Chơi cà khoeo

+ Trang trí lớp.

+ Đôminô

+ Chơi lắp ghép các khái niệm tương phản.

- Nêu gương cuối ngày.

Chơi tự do

+Vận động theo nhạc bài hát “ Đường em đi”

+Xếp hình các PTGT

+Bán các loại cây, các mặt hàng lưu niệm Huế.

+ Chơi “Ai chọn đúng.”.

- Nêu gương cuối ngày.

Chơi tự do .

+TCVĐ “ Về đúng bến”,

+Làm album về các loại PTGT đường bộ.

+Cho trẻ vệ sinh lau chùi góc âm nhạc.

+Đóng kịch

- Nêu gương cuối ngày. Chơi tự do .

                   

+ Xây dựng bến xe.

+ Bán các loại xe, mũ bảo hiểm.

+ Chơi “ Đạp xe đạp”.

+ Khám bệnh cho các bác tài xế.

-Nêu gương cuối ngày.

Chơi tự do .

+Chơi: Làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng.

+Chơi “ Tìm bóng của hình”

+Bán các món  ăn của Huế.

+ Xâu vòng.

- Nêu gương cuối tuần.

Chơi tự do

TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ, TRẢ TRẺ

-Nhắc và hỗ trợ trẻ chuân bị đồ dùng cá nhân, áo quần trẻ gọn gàng sạch sẽ

- Cho trẻ chơi theo ý thích, xếp đồ chơi gọn gàng sau chơi, phụ cô làm một số việc vừa sức

-Giáo dục lễ giáo cho trẻ “ chào cô” “ chào ba mẹ” “ chào các bạn”

-Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, đi học không đòi quà

                       

                                                       

Các tin khác