Một ông thầy mà không dạy cho học trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

MGN 3A

Cập nhật lúc : 14:09 05/02/2022  

Kế hoạch tuần học thứ 52
( Tuần 50 năm 2021, từ 13/12/2021 đến 19/12/2021 )

KẾ HOẠCH TUẦN III

CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: BÉ BIẾT GÌ VỀ NGHỀ DỊCH VỤ

                 Thời gian thực hiện: Từ ngày 13/12/2021 đến ngày 17/12/2021

 

   Ngày

 

 HĐ     

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

 

ĐÓN TRẺ,

CHƠI

 

 

 

 

 

 

 THỂ DỤC SÁNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỂM DANH

a. Đón trẻ

- Cô đến sớm chuẩn bị phòng học sạch sẽ thoáng mát, đón trẻ niềm nở, vui vẻ với phụ huynh. Chú ý các cửa ra vào tránh gió lùa, giữ ấm cho trẻ hướng cho trẻ vào chơi trong lớp.

- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ luôn mang khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, một số nội dung của chủ đề trong tháng.

- Tuyên truyền với phụ huynh về dịch bệnh covid 19, bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết, bệnh bạch hầu.

- Cô gợi ý để trẻ kể những gì xung quanh mà trẻ thấy hứng thú. Gợi ý trẻ tham gia các hoạt động góc chơi cùng các bạn ở các góc gần với chủ đề, chơi theo ý thích hoặc xem tranh truyện về các nghề, xem tranh về luật giao thông, các biển báo giao thông.

- Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh về các nghề, các tình huống khi tham gia giao thông , chơi tự do ở các góc theo ý thích.

b. Thể dục sáng:

+Khởi động: Trẻ chạy theo vòng tròn hoặc tự do kết hợp các kiểu chân ( Nhón gót, kiễng chân…), vẫy tay, vỗ tay… ( Trật tự lịch sự, không xô đẩy , lắng nghe cô giáo điều khiển.)

+Trọng động : Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.

 * BTPTC: Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp.

- Hô hấp  : Ngửi hoa

- Tay vai  : Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay).

- Bụng  : Quay sang trái, sang phải.

- Chân   : Ngồi xổm, đứng lên.

- Bật  : Bật tách chân, khép chân

+ Hồi tĩnh : Đi hít thở nhẹ nhàng 1-2 vòng .

- Trẻ thu gom, cất dụng cụ gọn gàng cùng cô. Đi nhẹ nhàng theo hàng vào lớp.

c. Điểm danh:

- Khen trẻ đi học đúng giờ, đi học đều để khỏi ảnh hưởng đến các bạn, không làm phiền người khác ( lịch sự , lễ độ)

- Cho trẻ quan sát phát hiện những bạn hôm nay vắng. Biết quan tâm đến các bạn những ngày qua vắng, tìm hiểu lý do vì sao bạn vắng ( Giáo dục sự quan tâm)

- Nhắc trẻ nghỉ học phải xin phép cô giáo ( Giáo dục trẻ biết tôn trọng ngươi khác)

 

TRÒ CHUYỆN

 

- Trò chuyện về các nghề, sản phầm các nghề,...

- Trẻ biết yêu quý người lao động và sản phẩm họ làm ra.

- Trò chuyện về những các phương tiện giao thông trẻ nhìn thấy trên đường đến trường.

- Trò chuyện cá nhân hoặc theo nhóm về các ngày lễ hội trong tháng hoặc các sự kiện nổi bật trong ngày mà trẻ quan tâm như ngày sinh nhật, về cách phòng chống bệnh covid 19, tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh theo mùa: tay-chân-miệng, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ…

- Trò chuyện về một số món ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, một số món ăn truyền thống của Huế. Cách ăn một số loại thức ăn.

- Tạo tình huống để trẻ giao tiếp bằng lời, thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh: ông bà, cha mẹ, anh chị, người lao động…

HỌC

LQVH:

-Thơ: “ Bé làm bao nhiêu nghề”

PTVĐ:

-Ném xa bằng hai tay

TCVĐ: Đi bước lùi

KPXH:

-Trò chuyện về nghề dịch vụ

LQVT:

Đo dung tích hai đối tượng bằng một đơn vị đo.

TẠO HÌNH:

Nặn cái bát

 

 

CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

* Góc xây dựng - lắp ghép:

- Xây dựng bưu điện.

- Lắp ghép cây xanh, nhà, hàng rào...

* Góc phân vai : Bác sĩ, nấu ăn; Cửa hàng bán các loại nước uống; Cửa hàng bán đồ dùng, dụng cụ các nghề, bán áo quần, Cửa hàng bán lương thực; bán thực phẩm; các món ăn địa phương ở Huế như bánh bèo, bánh lọc, chè đậu ván,…; bán cây, hoa, bán rau, củ, quả; bán hàng các loại đặc sản quê hương như: nón lá, kẹo mè xửng, tôm chua...

- Chế biến các món ăn hàng ngày của các gia đình, các món ăn đặc sản quê hương Thừa Thiên Huế.

* Góc học tập :

- Xem tranh về các nghề.

- Xem tranh về các phương tiện giao thông.

- Sưu tầm tranh ảnh về các nghề .

- Chơi lô tô, đôminô.

- Thực hiện các vở: chữ cái, lqvt...

- Kể chuyện sáng tạo theo tranh.

* Góc nghệ thuật

+ Tạo hình:

- Tô màu chú cảnh sát giao thông…

- Nặn dụng cụ các nghề.

+ Âm nhạc:

- Hát và đọc thơ có nội dung về các nghề.

- Hát, múa, gõ đệm theo tiết tấu, nghe hát các bài hát về chủ đề, về dân ca địa phương Thừa Thiên Huế, về giao thông, đọc các bài ca dao sưu tầm trong dân gian về các danh lam thắng cảnh ở Huế.

- Nghe hát các bài hát về chủ đề, về giao thông, các làn điệu dân ca Thừa Thiên Huế.

* Góc thiên nhiên :

- Tưới cây , chăm sóc cây.

- Câu cá

- Gieo hạt giống.

- Chơi với cát , nước.

- In bánh trên cát.

- Gấp và thả thuyền giấy.

- Trải nghiệm góc chơi làm trải nghiệm.

  Trẻ lịch sự khi chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn, không xô đẩy nhau.

CHƠI NGOÀI TRỜI

1. Quan sát

   Dự kiến

Thời tiết.

1. Quan sát

   Dự kiến Con đường

1. Quan sát

   Dự kiến

Bể cá.

 

* Vận động ngoài trời.

1.Trò chơi vận động : Rồng rắn lên mây ”

2.TCPTVĐ:

 Ném vòng cổ chai; Ném trúng đích thẳng đứng; Ném và bắt bóng; Lăn bóng; Đi cà kheo; Nhảy bao bố; Câu cá; Đá kiện, bật tách chân khép chân, nhảy dây ….

 

1. Quan sát

   Dự kiến

Cây hoa đậu biếc

2.HĐ tập thể

a.TCVĐ:

Nhảy qua suối nhỏ

b. TCDG: Kéo cưa lừaxẻ

3.Hoạt động tự do:

Câu cá, lăn bóng, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi TCDG...

2. HĐ tập thể

a.TCVĐ:

“Cáo và thỏ”

b. TCDG : Nu na nu nống 

3.Hoạt động tự do:

Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt,chong chóng...

2. HĐ tập thể

a.TCVĐ:

“Cướp cờ”

 

 

3.Hoạt động tự do:

Chơi cát nước, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi với bóng.....

2. HĐ tập thể

a.TCVĐ:

“Đua ngựa”

b. TCDG : Chi chi chành chành

3.Hoạt động tự do:

Vẽ phấn, chong chóng, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi cát nước ...

VỆ SINH, ĂN, NGỦ

* Vệ sinh: Rèn kỹ năng rửa tay, lau tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi xong.

* Ăn:

- Trẻ biết kể tên một số món ăn ở lớp, ở gia đình, ở địa phương Thừa Thiên Huế.

- Giới thiệu món ăn cho trẻ.

- Trẻ biết sử dụng các từ “ mời cô”, “ mời bạn” khi vào bữa ăn.

- Trẻ biết giữ trật tự trong giờ ăn, giờ ăn không nói chuyện; biết dùng khăn để lau miệng, bỏ rác đúng nơi quy định.

- Nhắc trẻ không làm rơi vãi thức ăn và ăn hết suất ăn.

- Thực hiện một số quy định vệ sinh ở lớp.

* Ngủ:

- Chuẩn bị đầy đủ chăn, gối, giường cho trẻ. Ngủ có treo màng để phòng bệnh sốt xuất huyết.

- Cho trẻ ngủ đủ giờ, đủ giấc, dạy trẻ xếp đồ dùng gọn gàng, rửa mặt, chải đầu buộc tóc, sửa sang quần áo … sau khi ngủ dậy

- Nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ngủ.

 

 

 

 

 

 

CHƠI THEO Ý THÍCH

+ So hình.

+ Tung bóng.

+ Đômino.

+ Chọn thực phẩm đúng.

- Nêu gương cuối ngày.

- Chơi tự do ở các góc chơi

+ Đóng kịch + Chọn áo quần cho búp bê.

+ Chơi lắp ghép nhà, cây xanh, hàng rào.

+ Pha nước chanh.

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc chơi

+ Chuyền trứng.

+ Cho trẻ vệ sinh lau chùi các góc chơi.

+ Tìm bóng của hình.

+ Xây bưu điện.

-Nêu gương cuối ngày.

-  Chơi tự do ở các góc chơi

+ Hát, múa: Bác đưa thư vui tính.

- Nêu gương cuối tuần

- Chơi tự do ở các góc chơi

+ Xem sách tranh về các PTGT.

+ Ghép hình

+ Làm sách tranh về nghề dịch vụ

+ Khám bệnh cho các bác công nhân.

- Nêu gương cuối tuần

- Chơi tự do ở các góc chơi

TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ, TRẢ TRẺ

-Nhắc và hỗ trợ trẻ chuân bị đồ dùng cá nhân, dọn dẹp đồ chơi, ra về.

-Giáo dục lễ giáo cho trẻ “ chào cô” “ chào ba mẹ” “ chào các bạn”

-Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, đi học không đòi quà.

-Trao đổi tình hình hoạt động trong ngày của trẻ với phụ huynh.

                       

 

Các tin khác