Học tập là một việc suốt đời ''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

Khối MGN

Cập nhật lúc : 21:16 22/11/2022  

Kế hoạch tuần học thứ 1
( Tuần 36 năm 2021, từ 06/09/2021 đến 12/09/2021 )

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ “TRƯỜNG MẦM NON”

Lớp: Mẫu giáo 4-5 tuổi

Thời gian thực hiện : 3 tuần (Từ ngày 06/9/2022 đến  ngày 23/09/2022)

 

Mục tiêu giáo dục

Nội dung giáo dục

Hoạt động giáo dục

(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Trẻ biết đi bằng gót chân. Trẻ có kĩ năng giữ thăng bằng khi đi. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- Đi bằng gót chân

 

- Thể dục sáng: Khởi động: Đi vòng tròn, các kiểu chân

- Hoạt động học:

+ Vận động: Đi bằng gót chân

- Chơi ngoài trời:

+ Trò chơi: Thi đi nhanh

2. Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng. Rèn cho trẻ kĩ năng phối hợp tay và mắt nhịp nhàng khi tung và bắt bóng. Trẻ vui vẻ, tập luyện cùng cô và các bạn.

- Tung bóng lên cao và bắt bóng

- Hoạt động học:

+ Vận động: Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay.

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Tung bóng, lộn cầu vồng.

3. Trẻ biết bật liên tục về phía trước. Trẻ có kĩ năng bật liên tục chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi bàn chân về phía trước. Trẻ tích cực hoạt động.

- Bật liên tục về phía trước

- Thể dục sáng: Bài tập phát triển chung, động tác bật : Bật tiến về phía trước

- Hoạt động học:

+ Vận động: Bật liên tục về phía trước

- Chơi ngoài trời:

- TCVĐ: Cáo và thỏ

4. Trẻ biết một số món ăn thông thường ở trường mầm non có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Trẻ biết ích lợi của việc ăn uống hợp lí đối với sức khoẻ. Trẻ ăn ngon miệng, hết suất của mình.

- Kể được một số món ăn thường có trong bữa ăn.

- Trò chuyện: Những món ăn trong trường của bé

- Giờ ăn: Dạy trẻ tên một số món ăn

- Chơi hoạt động ở các góc: Chơi nấu ăn

5. Trẻ biết tên gọi của các đồ dùng. Có kĩ năng sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống. Biết giữ gìn cần thận khi sử dụng.

- Trẻ tự cầm bát,  thìa xúc ăn gọn gàng không rơi vãi đổ thức ăn

- Hoạt động ăn : Thực hành cầm bát, thìa xúc cơm ăn

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

6. Trẻ biết đếm đến 2, nhóm có số lượng 2, chữ số 1,2. Rèn kĩ năng đếm và nhận biết chữ số 1,2. Trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

- Đếm trong phạm vi 2.

- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 2

- Hoạt động học: LQVT: Đếm đến 2, nhóm có số lượng 2, chữ số 1,2.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Đếm đến 2, nhóm có số lượng 2, chữ số 1,2.

7. Trẻ biết gộp hai nhóm đối tượng thành 1 nhóm có số lượng 2. Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định. Trẻ hào húng tham gia chơi.

- Gộp 2 nhóm đối tượng lại với nhau thành 1 nhóm.

- Hoạt động học: LQVT: Gộp hai nhóm đối tượng thành 1 nhóm có số lượng 2

- Chơi hoạt động ở các góc: Chơi xếp đồ dùng và gộp các nhóm đồ dùng thành 1 nhóm

8. Trẻ biết tách nhóm có 2 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn. Rèn kĩ năng chú ý quan sát. Trẻ tích cực tham gia hoạt động.

- Tách nhóm có 2 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn

- Hoạt động học: LQVT: Tách nhóm có 2 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn

9. Trẻ kể được tên một số ngày lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội: Ngày hội bé đến trường, Tết Trung thu...Trẻ húng thú tham gia hoạt động cùng cô và các bạn

- Đặc điểm nổi bật của một số lễ hội và hoạt động của một số lễ hội

- Ngày hội đến trường của bé

- Ngày tết trung thu

- Hoạt động lễ hội: Tham gia lễ hội “ngày hội đến trường”, “Bé vui đón tết trung thu”.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Trò chuyện về ngày hội đến trường; tết trung thu; Làm mâm ngũ quả ngày tết trung thu.

10. Trẻ biết về trường mầm non, những đồ chơi trong sân trường;  biết được công việc của các cô, các bác trong trường mầm non. Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tính độc lập. Trẻ yêu quý trường mầm non.

- Những đặc điểm nổi bật của trường, lớp mầm non.

- Trò chuyện, đón trả trẻ: Trò chuyện tên trường, tên lớp, tên cô giáo và các bạn.

- Hoạt động học: KPXH:

+ Trò chuyện về trường mầm non

- Chơi ngoài trời:

+ Dạo chơi tầng 2

+ Tham quan nhà bếp

- Trò chơi: Ai nhanh hơn.

11. Trẻ biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo, các đồ dùng đồ chơi trong lớp và chức năng của các phòng trong trường. Rèn cho trẻ sự ghi nhớ có chủ định. ; Trẻ yêu mến cô giáo và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi cẩn thận.

- Tên trường, lớp, tên cô giáo, công việc của các cô, các bác trong trường.

- Đón, trả trẻ:

+ Trò chuyện về công việc của bác lao công,  trò chuyện về các cô, các bác trong trường mầm non, trò chuyện với trẻ về bác bảo vệ, cô hiệu trưởng…

- Hoạt động học:

+ KPXH: Trò chuyện về lớp học của bé.

- Trò chơi: Thi xem ai nhanh

12. Trẻ nói được họ tên và đặc điểm của các bạn trong lớp. Phát triển ngon ngữ nói mạch lạc ở trẻ. Trẻ yêu quý bạn bè trong lớp và thích đi học

- Họ tên, đặc điểm, sở thích của các bạn; các hoạt động của trẻ ở trường.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Tên bé và các bạn, dự tiệc buffet

- Hoạt động học:

+ KPXH:  Trò chuyện về các bạn của bé

+ Trò chơi: Tìm bạn thân, truyền tin, tìm người láng giềng, tìm bạn, thi xem ai nói đúng

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

13. Trẻ biết sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm phù hợp với ngữ cảnh. Phát triển ngon ngữ nói mạch lạc ở trẻ. Trẻ lễ phép, ngoan ngoãn.

- Sử dụng một số từ chào hỏi, từ lễ phép phù hợp với tình huống

- Đón trẻ: Chào cô giáo, chào người thân.

- Giờ ăn: Mời cô, mời bạn.

- Chơi, hoạt động ở các góc: Người bán hàng, cô giáo

14. Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao. Trẻ biết tên bài thơ “Bé đến lớp”; truyện: “Đôi bạn tốt” và hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân biệt được ngữ điệu của nhân vật. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

- Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao

-  Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, ca dao, đồng dao dành cho lứa tuổi của trẻ

- Đọc thơ, đồng dao

- Hoạt động học: LQVH:

+ Thơ: “Bé đến lớp”

+ Truyện: “Đôi bạn tốt”

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Làm quen bài thơ “Trăng sáng”, “Bạn mới”

- Chơi ngoài trời: Trò chơi lộn cầu vồng (Đọc đồng dao lộn cầu vồng kết hợp với chơi trò chơi), trò chơi dung dăng dung dẻ đọc kết hợp với bài dung dăng dung dẻ

15. Trẻ nhận ra ký hiệu thông thường trong trường, lớp (nhà vệ sinh, cấm lửa, nơi nguy hiểm…).

- Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong trường, lớp (nhà vệ sinh, cẩm lửa, nơi nguy hiểm, ….)

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Các kí hiệu trong lớp, những nơi nguy hiểm

- Chơi ngoài trời : Tham quan nhà trường

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM

VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

16. Trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. Rèn thói quen tốt, hành vi văn minh cho trẻ hằng ngày.

- Biết nói lời cám ơn khi nhận quà, xin lỗi khi mình làm sai. Chào hỏi khi có khách đến nhà, đến lớp.

- Đón trẻ: Chào cô giáo, chào người thân khi đến trường và ra về.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Cô tặng cờ cuối ngày, Tạo tình huống để trẻ nói “cảm ơn”, “xin lỗi” phù hợp.

17. Trẻ biết yêu quý bạn bè, nhường nhịn bạn, biết hợp tác với bạn trong vui chơi, trong các hoạt động sinh hoạt. Trẻ vui vẻ, hòa đồng cùng các bạn trong lớp.

- Trong các hoạt động luôn biết phối hợp cùng các bạn trong nhóm. Luôn chia sẻ đồ chơi cùng bạn.

- Trò chuyện – Đón trả trẻ: Trò chuyện về quy định ở trường, lớp

- Chơi, hoạt động ở các góc:

Cho trẻ chọn nhóm chơi và chơi cùng nhau

- Hoạt động học:

+ KPXH: Trò chuyện về lớp học của bé.

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

18. Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát “Em đi mẫu giáo”, biết VĐTN bài “Rước đèn dưới trăng”. Rèn kĩ năng hát đúng cao độ, trường độ và kĩ năng quan sát, cảm thụ âm nhạc cho trẻ.

- Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát, bản nhạc.

- Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát

- Hoạt động học: GDÂN:

+ Dạy hát: Em đi mẫu giáo

+ VĐTN: “Rước đèn dưới trăng”

+ Nghe hát: Chiếc đèn ông sao; Ngày đầu tiên đi học.

+ Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh; Nghe tiếng hát tìm đồ vật.

- Chơi, hoạt động theo ý thích :

+ Dạy hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”; “Em yêu trường em”

19. Trẻ biết vẽ, tô màu hoa trong vườn trường; tô màu cô giáo và các bạn; vẽ đồ chơi trong lớp học. Trẻ biết sử dụng các kĩ năng cơ bản để vẽ và tô màu đậm đều, không lem ra ngoài. Trẻ trân trọng sản phẩm mình tạo ra, thích thú tham gia hoạt động.

- Phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục.

- Hoạt động học: HĐTH:

+ Vẽ, tô màu hoa trong vườn trường

+ Vẽ đồ chơi trong lớp học

+ Tô màu cô giáo và các bạn

20. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng cắt, dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- Phối hợp các kĩ năng cắt, dán, để tạo ra sản phẩm  có màu sắc, kích thước, hình dáng/    đường nét và bố cục.

- Chơi, hoạt động ở các góc: Tạo ra một số bức tranh cắt, dán về chủ đề: Tết trung thu, trường mầm non của bé.

- Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Cắt dán đèn trung thu

Các tin khác