Dạy học là nghề đào tạo nên mọi nghề khác''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tháng

Khối MGB

Cập nhật lúc : 16:19 06/01/2016  

Kế hoạch năm 2015-2016

 

MỤC TIÊU

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

( Từ ngày 23/11 – 18/12/2015)

 

Lĩnh vực

Mục tiêu

 

 

 

 

 

PHÁT TRIỂN

THỂ

CHẤT

 

* Phát triển vận động:

1. Trẻ biết bò thấp, bò thấp về đúng nhà. Rèn kỹ năng bò thấp cho trẻ.

2. Trẻ biết bật về phía trước.Rèn luyện sự phối hợp khéo léo của đôi bàn chân, đôi bàn tay..

3. Trẻ biết đi trong đường hẹp. Trẻ có kĩ năng đi trong đường hẹp, không giẫm vào vạch, không cúi đầu, mắt nhìn thẳng phía trước. Phát triển khả năng quan sát và sự khéo léo ở trẻ.Trẻ tham gia luyện tập hứng thú, trẻ biết nhường nhịn và hợp tác cùng bạn trong các hoạt động tập thể

* Dinh dưỡng- Sức khỏe:

4. Trẻ biết ích lợi của việc ăn uống hợp lí đối với sức khoẻ.

5. Trẻ biết một số món ăn thông thường ở trường mầm non có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng; nói tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn thấy vật thật, tranh ảnh: Thịt – cá – rau - quả.(CS1)

6. Trẻ biết làm một số việc tự phục vụ hàng ngày như rửa tay, rửa mặt đi vệ sinh đúng nơi quy định với sự giúp đỡ.(CS2).

7.  Trẻ biết ăn chín, uống sôi để đảm bảo sức khỏe; nhận biết được một số nguy cơ không an toàn và biết cách phòng tránh.

 

 

 

 

 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* Khám phá khoa học – xã hội:

 8.Trẻ biết về công việc của bố mẹ mình. Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của các nghề đối với đời sống con người.

9. Trẻ biết phân biệt được một số nghề phổ biến, nghề truyền thống ở địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.

* Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

10.  Trẻ có kỹ năng so sánh kích thước dài-ngắn của 2 đối tượng.

11. Trẻ biết đếm đến 3, biết so sánh nhiều hơn, ít hơn giữa 2 nhóm đối tượng.

12. Trẻ biết phân biệt nhóm số lượng một và nhiều. Phát triển kĩ năng so sánh  cho trẻ.  Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua trong tập thể, học có nề nếp

 

 

 

 

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 

 

13. Trẻ biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của trường lớp, đồ dùng đồ chơi.(CS1). Biết nhận xét về lớp của mình. Phát triển khả năng quan sát tư duy của mình.

14. Trẻ biết đọc một số bài thơ , kể lại chuyện đã được nghe (có nội dung chủ đề đó bé nghề gì) rõ ràng.(CS3). Biết thể hiện cảm xúc qua điệu bộ và nét mặt biểu cảm;

Giọng đọc to, rõ lời, ngắt nhịp đúng chỗ.

15. Trẻ biết về nghề nghiệp của bố mẹ, biết gọi tên những nghề nghiệp đó.

16. Trẻ biết nói lên những nhận xét khi quan sát, trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn về chủ đề đố bé nghề gì?

17. Trẻ có ý thức yêu thương, quý trọng cô giáo, các cô cấp dưỡng, bác bảo vệ, yêu , yêu quý công việc của bố mẹ, của các ngành nghề khác trong xã hội....Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp.

 

PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

 

18.  Trẻ biết yêu cái đẹp và sự đa dạng phong phú về những công việc và sản phẩm của các nghề, biết mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng quý và đáng trân trọng.

Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.(CS4)

19. Trẻ có ý thức bảo vệ khuôn viên trường lớp sạch đẹp, không ngắt hoa, bẻ cành, bỏ rác đúng nơi quy định.(CS5)

20. yêu quý người lao động, biết quan tâm đến người lao động, hiểu biết thêm về sự vất vả, tảo tần của người lao động.

 

 

 

 

PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

 

21. Hát theo giai điệu, lời ca của bài hát trong chủ đề (CS1)

22. Trẻ biết thể hiện cảm xúc, tình cảm với những bài hát về nghề nghiệp gần gũi qua tranh vẽ, bài hát múa vận động, vận động theo nhịp bài hát, bản nhạc. (CS2)

23. Trẻ biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua nặn,  xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng về nghề nghiệp. Rèn trẻ kỹ năng cầm màu, kỹ năng tô dọc, ngang. Trẻ có khả năng lắng nghe và quan sát trong các hoạt động âm nhạc.

24.Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, có khả năng cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm. biết thể hiện thái độ trước cái đẹp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẠNG NỘI DUNG

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

Thời gian thực hiện:  4 tuần (từ ngày 23/11 - 18/12/2015)

 

Bố mẹ bé làm nghề gì?

 

 

 

 

 

 

 

-Biết được nghề nghiệp của bố mẹ.

- Bố mẹ làm ở đâu?

- Biết công việc cụ thể và lợi ích của từng nghề đối với xã hội.

- Giáo dục trẻ yêu quý, vâng lời bố mẹ.

 

Nghề truyền thống quê em

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ biết được một số nghề truyền thống ở quê.

- Biết tên gọi và đặc điểm của mỗi nghề.

- Biết được mỗi người có 1 nghề nghiệp khác nhau và các nghề đó đều có ích cho xã họi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                     

 

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm của chú bộ đội.

- Biết nhiệm vụ, nơi ở và nơi làm việc.

- Biết yêu quý và biết ơn các chú bộ đội

- Nhớ ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

 

NGHỀ NGHIỆP

 

Nghề mơ ước của bé

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ biết được ngành nghề mà mình mơ ước.

- Biết tên gọi và đặc điểm của nghề.

- Biết lợi ích và chức năng của nghề mình mơ ước.

- Yêu quý và tôn trọng ngành nghề mà mình lựa chọn.

 

Em yêu chú bộ đội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

 

 

 

 

 

 

 

MẠNG HOẠT ĐỘNG

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

Thời gian thực hiện: 4 tuần (từ ngày 23/11-18/12/2015)

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

* Thơ :

- Chú bộ đội hành quân trong mưa

- Các cô thợ

- Bé làm bác sĩ.

- Bé làm bao nhiêu nghề.

- Chiếc cầu mới.

- Làm nghề như bố.

* Chuyện:

- Cây rau của Thỏ út

- Thỏ nâu làm vườn

- Đọc một số bài ca dao, đồng dao trong chủ đề, xem tranh ảnh về chủ đề nghề nghiệp.

 

 

 

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* KPXH:

- Trò chuyện về một số nghề y tế - giáo dục và các nghề khác

- Làm quen về một số nghề trong nhà máy, xí nghiệp.

- Làm quen với một số nghề truyền thống ở quê

- Chú bộ đội và ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

*Hoạt động LQVT :

- So sánh chiều dài 2 đối tượng.

- Phân biệt nhóm đồ vật có số lượng 1 và nhiều.

- Số lượng 3.

- Ôn số lượng 3, nhiều hơn, ít hơn.

 

-

- Nhận biết tay trái, tay phải

- Đếm 2-3

 

 

 

 

 

 

 

 

ộ đội

 

 

 

 

 

 

 

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

* Âm nhạc:

- Hát: Cháu yêu cô chú công nhân, lớn lên cháu lái máy cày, em thích làm chú bộ đội.

- Nghe hát: Đưa cơm cho mẹ đi cày, cô giáo miền xuôi, màu áo chú bộ đôi, hạt gạo làng ta, Anh phi công ơi,…

- Vận động: Bác đưa thư vui tính, cháu yêu cô chú công nhân.

- TCAN: Nghe giai điệu đoán tên bài hát, ai nhanh nhất.

* Tạo hình:

- Tô màu một số sản phẩm nghề nông.

- Tô màu chú bộ đội

- Vẽ, tô màu bình hoa.

- Vẽ những cuộn len.

- Nặn cái cuốc.

 

PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

- Trò chuyện với các bạn trong lớp về một số nghề cơ bản, quen thuộc.

- Trò chơi cửa hàng bán các dụng cụ để xây dựng nơi làm việc.

- Xây trung tâm vui chơi của bé, phòng khám.

-Tập làm theo một số qui tắc đơn giản trong xã hội ( những việc được phép/ không được phép làm, cư xử lễ phép với mọi người).

- Trò chuyện qua tranh về những công việc hàng ngày.

 

 

 

 

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

* Phát triển vận động:

- Bò thấp

- Đi trong đường hẹp.

- Bật về phía trước

- Bò thấp về đúng nhà

- Thực hiện được một số vận động khéo léo của bàn tay, bàn chân, có khả năng thực hiện được các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (đi, chạy nhảy, leo trèo…).

* Sức khỏe và dinh dưỡng:

- Làm quen với một số thực phẩm quen thuộc và các loại thức ăn khác nhau.Biết lợi ích của các món ăn, ăn hết suất, ăn nhiều loại thức ăn.

- Biết làm một số công việc để giữ gìn vệ sinh cơ thể (rửa tay, rửa mặt, đánh răng…)

 

 

NGHỀ NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác