Khối MGB
Kế hoạch năm 2022-2023
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ “ĐỐ BÉ NGHỀ GÌ? ”
Lớp: Mẫu giáo bé 1A
Thời gian thực hiện: 4 tuần (từ ngày 21/11 đến ngày 16/12/2022)
Mục tiêu giáo dục |
Nội dung giáo dục |
Hoạt động giáo dục (Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân) |
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT |
||
1. Trẻ biết phối hợp tay – mắt trong vận động lăn bóng và bắt bóng với cô, biết tên vận động. Rèn kỹ năng định hướng và lăn bóng. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động |
- Lăn và bắt bóng với cô |
- Hoạt động học: + Vận động: Lăn và bắt bóng với cô - Chơi ngoài trời: + Hoạt động chơi tự do: Lăn bóng vào gôn - Chơi, hoạt động theo ý thích: + Chơi: Lăn bóng |
2. Trẻ biết “Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh” . Trẻ biết tên vận động, biết giữ thăng bằng khi chạy. Rèn sự khéo léo, phản xạ nhanh theo hiệu lệnh. |
- Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
|
- Thể dục sáng: Khởi động: chạy theo hiệu lệnh của cô - Hoạt động học: + Vận động: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh |
3. Trẻ biết bật liên tục về phía trước từ 4-5 vòng, biết tên bài vận động. Rèn luyện khéo léo của đôi bàn chân và giữ thăng bằng cơ thể khi bật. Trẻ mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động |
- Bật tiến về phía trước |
- Hoạt động học: + Vận động: Bật tiến về phía trước - Chơi , hoạt động ngoài trời: + Trò chơi VĐ: Cáo và thỏ + Chơi tự do: Bật liên tục vào vòng |
4. Trẻ biết chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang. Trẻ biết lấy bóng bằng 2 tay rồi chuyền tiếp cho bạn bên cạnh. Biết phối hợp với bạn khi tham gia |
- Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang |
- Hoạt động học: + Vận động: Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng ngang - Chơi ngoài trời: Chơi tự do: Chuyền bóng - Chơi, hoạt động theo ý thích: Chuyển gạch về kho |
5. Trẻ biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. |
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng và đủ chất. - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy,sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì…) |
- Giờ ăn: Trò chuyện về các món ăn hằng ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ chất - Chơi hoạt động ở các góc: + Góc học tập: chơi lô tô tìm các món ăn bé thích + Góc phân vai: Cửa hàng bán thực phẩm; Chơi nấu ăn |
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC |
||
6. Trẻ biết tách 1 nhóm đối tượng có số lượng 3 thành 2 nhóm khác nhau và đếm. Rèn kỹ năng đếm cho trẻ, kĩ năng so sánh, tạo nhóm. Trẻ tích cực tham gia hoạt động . |
- Tách một nhóm đối tượng có số lượng 3 thành 2 nhóm khác nhau và đếm |
- Hoạt động học: LQVT: Tách 1 nhóm đối tượng có số lượng 3 thành 2 nhóm khác nhau và đếm - Hoạt động góc: + Góc tạo hình: Chơi tô màu 2 nhóm khác nhau trong phạm vi 3 + Góc học tập: Ôn tách trong phạm vi 3 - Hoạt động chơi theo ý thích: Thi xem ai nhanh |
7. Trẻ biết so sánh số lượng hai nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn |
- So sánh 2 nhóm đối tượng nhiều hơn – ít |
- Hoạt động học: LQVT: So sánh 2 nhóm đối tượng nhiều hơn – ít - Hoạt động góc: Góc học tập: Chơi so sánh nhóm dụng cụ nhiều hơn – ít hơn + Góc tạo hình: Chơi tô màu nhóm nhiều hơn – ít hơn - Hoạt động chơi theo ý thích: Xem ai đoán giỏi |
8. Trẻ nhận dạng và gọi tên các hình: hình tròn, vuông, chữ nhật, tam giác. Phát triển trẻ khả năng tư duy và đặc điểm của các hình. Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và bạn một cách tích cực. |
- Trẻ nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, hình tam giác |
- Hoạt động học: LQVT: Nhận biết hình tròn – hình tam giác - Hoạt động góc: + Góc học tập: Chơi xếp hình ngôi nhà, Tìm hình… - Chơi hoạt động theo ý thích: Về đúng nhà |
9. Trẻ biết quan tâm đến số lượng và đếm, hay hỏi về số lượng, đếm vẹt , biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng: Đếm trong phạm vi 4 và nhận biết các nhóm có 4 đối tượng. Rèn kỹ năng đếm và nói đúng kết quả. Trẻ hứng thú và cất đồ dùng đúng nơi |
- Đếm trong phạm vi 4 và nhận biết các nhóm có 4 đối tượng - Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 4 |
- Hoạt động học: LQVT: Đếm đến 4. Các nhóm có 4 đối tượng - Hoạt động góc: Trò chơi học tập: Ôn nhận biết và đếm trong phạm vi 4 - Hoạt động chơi theo ý thích: Chơi : Thi xem ai nói đúng |
10. Trẻ biết kể tên và nói được sản phẩm của nghề nông, nghề xây dựng…khi được hỏi và xem tranh |
- Tên gọi, sản phẩm và lợi ích của một số nghề phổ biến |
- Trò chuyện, đón trả trẻ: Trò chuyện về những nghề phổ biến xung quanh trẻ - Hoạt động học: KPXH: +Tìm hiểu nghề nông, nghề may, nghề mộc + Trò chuyện về chú bộ đội + Trò chuyện về ước mơ của bé + Trò chơi: Thi xem ai chọn nhanh, tìm về đúng nghề - Chơi, hoạt động ở các góc: + Góc phân vai:Bác sĩ, nấu ăn... + Góc xây dựng: Xây dựng trang trại bộ đội + Góc học tập: Tìm tranh lô tô về các nghề - Chơi, hoạt động theo ý thích: + Nặn các sản phẩm nghề phổ biến |
11. Trẻ biết một số nghề truyền thống ở địa phương. Giáo dục trẻ biết giữ gìn các sản phẩm của các nghề |
- Tên gọi, sản phẩm và lợi ích của một số nghề truyền thống ở địa phương |
- Hoạt động học: KPKH: + Trò chuyện về một số nghề truyền thống ở địa phương (Nghề hương, Nghề chằm nón, Nghề đúc đồng) + Trò chơi: Thi ai chọn đúng - Hoạt động góc: chọn lô tô nghề truyền thống + Góc nghệ thuật: Trang trí cái nón
|
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ |
||
12. Trẻ biết đọc biểu cảm bài thơ, ca dao, đồng dao… chủ đề “ Gia đình bé yêu”. Trẻ biết đọc diễn cảm thể hiện nhịp điệu bài thơ, kết hợp động tác minh họa. Rèn kỹ năng lắng nghe, trả lời to rõ ràng, mạch lạc. Trẻ tích cực hoạt động. |
- Đọc thơ, ca dao, tục ngữ, hò vè về chủ đề “ Gia đình bé yêu” |
- Hoạt động học: LQVH: + Thơ: “ Các cô thợ” “Em làm bác sĩ” - Chơi, hoạt động theo ý thích: Làm quen bài thơ “ Em làm thợ xây; Làm nghề như bố; Bàn tay đẹp ” - Chơi ngoài trời: Trò chơi tập tầm vông (Đọc đồng dao tập tầm vông kết hợp với chơi trò chơi), trò chơi kéo cưa lừa sẻ đọc kết hợp với bài kéo cưa lừa sẻ - Chơi, hoạt động theo ý thích: nghe các bài thơ chủ đề: “ Đố bé nghề gì” |
13. Trẻ hiểu nội dung truyện kể và thích nghe kể những câu chuyện phù hợp với độ tuổi. |
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi |
- Hoạt động học: LQVH: + Truyện: “ Ba chú lợn nhỏ” “Cây rau của thỏ út” - Chơi, hoạt động theo ý thích: Làm quen câu chuyện “ Gà trống choai và hạt đậu ” - Chơi, hoạt động theo ý thích: nghe kể các câu chuyện về chủ đề: “ Đố bé nghề |
14. Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát, gần gũi. Rèn kỹ năng lắng nghe và chú ý tham gia hoạt động tích cực |
Hiểu các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc |
- Đón trẻ, trò chuyện: Trò chuyện cùng trẻ về các loại dụng cụ nghề - Chơi ngoài trời: Chơi các đồ chơi ngoài trời - Chơi, hoạt động ở các góc: + Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn.. + Trò chơi học tập: Chọn dụng cụ nghề bé thích... - Chơi, hoạt động theo ý thích: + Vệ sinh sắp xếp đồ dùng, đồ chơi |
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI |
||
15. Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi |
- Tự tin khi tham gia vào các hoạt động
|
- Hoạt động học: Trẻ mạnh dạn trong các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi - Hoạt động góc: Chơi ở các góc - Chơi, hoạy động ngoài trời: Chơi các TCVĐ, TCDG, chơi các đồ chơi trong sân - Chơi hoạt động theo ý thích: chơi các trò chơi, hoạy động cô tổ chức mạnh dạn khi hoạt động |
16. Trẻ biết cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi…).
|
- Thực hiện các công việc đơn giản được giao |
- Trò chuyện – Đón trả trẻ: Giáo dục cho trẻ biết sắp xếp đồ dùng cá nhân gọc gàng - Hoạt động học: Lấy đồ dùng và cất đồ dùng sau khi hoạt động -Chơi ngoài trời: Xếp đô chơi gọn gàng đúng nơi quy định - Chơi hoạt động góc: Trẻ biết cất và thu gọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi - Chơi, hoạt động theo ý thích: + Vệ sinh, lau chùi các góc chơi |
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ |
||
17. Trẻ hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc trong chủ đề “ Đố bé nghề gì? ” |
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát chủ để |
- Đón, trả trẻ: Cho trẻ nghe giai điệu và hát các bài hát chủ đề “ Đố bé nghề gì? ” - Hoạt động học: GDÂN: +Dạy hát “ Chú bộ đội”: +TCÂN: Nghe âm thanh to, nhỏ ; Nghe giai điệu đoán tên bài hát + NH: Ngày mùa ; Màu áo chú bộ đội… - Chơi, hoạt động các góc: + Góc nghệ thuật: Hát các bài hát trong chủ đề - Chơi, hoạt động theo ý thích: Văn nghệ cuối chủ đề hát các bài hát về chủ đề |
18. Trẻ biết vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc |
- Vận động minh họa đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc trong chủ đề |
- Hoạt động học: + VĐTN: Cháu yêu cô chú công nhân. - Chơi, hoạt động ở các góc: + Góc nghệ thuật: Vận động minh họa các bài hát trong chủ đề “ Đố bé nghề gì” |
19. Trẻ biết vẽ các nét thẳng tạo thành bức tranh đơn giản. Rèn kỹ năng cầm bút , tô đều màu và biết giữ gìn sản phẩm. Rèn kỹ năng trẻ tô đều, đẹp, không lem ra ngoài. Biết giữ gìn sản phẩm và tham gia tích cực |
- Vẽ các nét thẳng, tô màu bức tranh, nối tranh theo chủ đề |
- Hoạt động học: HĐTH: + Tô màu sản phẩm nghề nông + Vẽ, tô màu bình hoa Chơi, hoạt động ở các góc: Góc nghệ thuật + Tô màu chú bộ đội - Chơi, hoạt động theo ý thích: + Trang trí góc chủ đề cùng cô |
20. Trẻ biết lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối. Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay, tâp trung, chý ý tham gia họat động |
- Sử dụng kĩ năng xé dán, nặn để tạo thành sản phẩm đơn giản |
- Chơi, hoạt động ở các góc: Góc nghệ thuật: + Xé dán tranh tặng chú bộ đội… + Nặn các sản phẩm nghề |