Học sinh là điểm tựa là cảm hứng của thầy cô giáo''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tháng

Khối MGB

Cập nhật lúc : 12:52 21/12/2018  

Kế hoạch năm 2019-2020
Kế của hoạch khối MGB

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

CHỦ ĐỀ : NHỮNG CON VẬT EM YÊU

Thời gian thực hiện : 4 tuần

(Từ ngày 17/12/2018 đến ngày 11/01/2019)

Lĩnh vực

Mục tiêu

 

 

 

 

 

PHÁT TRIỂN

THỂ

CHẤT

* Phát triển vận động:

* Vận động thô:

1. Trẻ biết bật xa 20 – 25cm. Rèn kĩ năng chú ý ,tập trung.

2. Trẻ biết ném trúng đích bằng một tay. Rèn kĩ năng định hướng khi trẻ ném.

3. Trẻ biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. Rèn kĩ năng chú ý để đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô.

4.Ném xa bằng  hai tay. Phát triển cơ bắp, lực của ánh tay, kĩ năng chú ý, định hướng

* Vận động tinh: Trẻ biết đan tết, cài mở cúc áo, cầm kéo cắt các đường thẳng, cong, buộc dây, cầm bút tô thành thạo, lắp ghép hình…

* Dinh dưỡng- Sức khỏe:

5. Trẻ có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ an toàn khi tiếp xúc với động vật, biết lợi ích của các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá, trứng... đối với sức khỏe của con người.

 

 

 

 

 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* Khám phá khoa học:

6.Trẻ biết tên gọi và các đặc điểm nổi bật (cấu tạo, tiếng kêu,ích lợi, thức ăn…) của các con vật nuôi trong gia đình, động vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước.Trẻ có kĩ năng so sánh một số con vật theo dấu hiệu đặc trưng. 

7.Trẻ biết được tên gọi, môi trường sống, thức ăn, sinh sản... của các con vật thuộc nhóm côn trùng.Rèn kĩ năng so sánh điểm giống và khác nhau của các con vật.

* Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

8. Số lượng và chữ số 4. Rèn kĩ năng đếm và nhận biết chữ số cho trẻ.

9. Phân biệt độ lớn của các con vật.

10. Trẻ biết so sánh to hơn, nhỏ hơn.

11.Nhận biết hình vuông, hình tròn.

 

 

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

12.Trẻ biết tên bài thơ và tên tác giả của các bài thơ “Gấu qua

Cầu” – Nhược Thủy; “Nàng tiên ốc”- Phan Thị Thanh Nhàn. Ong và bướm; Đàn gà con… Trẻ có kĩ năng đọc thuộc bài thơ diễn cảm.

13.Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên các nhân vật trong câu chuyện và hiểu được nội dung của câu chuyện “Con gà trống kêu căng; Bác gấu đen và hai chú thỏ. Trẻ có kĩ năng phân biệt ngữ điệu của các nhân vật.

 

 

PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

14. Trẻ yêu thích các con vật nuôi gần gũi, biết bày tỏ tình cảm với các con vật có ích, chăm sóc và bảo vệ chúng.

15. Trẻ có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng và cảnh quan thiên nhiên.

16.Trẻ có một số kĩ năng, thói quen cần thiết để phòng tránh những con vật có hại.

 

 

 

 

PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

*Tạo hình:

17. Trẻ biết vẽ , tô màu con gà con, Tô màu con hươu cao cổ theo ý thích.Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học để vẽ và tô màu không lem ra ngoài.

18.Trẻ biết cắt dán các con vật sống dưới nước.Rèn cho trẻ cách cầm kéo để cắt và bôi hồ không lem ra ngoài.

*Âm nhạc :

19. Trẻ biết tên bài hát, tên nhạc sĩ và hát thuộc lời bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn; Cá vàng bơi; Con chim non”...Rèn kĩ năng hát đúng nhịp bài hát.

20. Trẻ biết vận động múa theo nhịp bài hát “Chim mẹ chim con”.Trẻ có kĩ năng múa nhịp nhàng theo giai điệu từ đầu đến cuối của bài hát.

MẠNG NỘI DUNG

CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT EM YÊU

Thời gian thực hiện : 4 tuần(Từ ngày 17/12/2018 đến ngày 11/01/2019)

Gia đình bé nuôi những con vật gì

- Biết tên gọi.

- Đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau của một số con vật.

- Mối quan hệ giữa của các con vật với môi trường sống, cách kiếm ăn.

-Quá trình phát triển.

-Cách tiếp xúc với các con vật (an toàn) và giữ gìn vệ sinh.

-Cách chăm sóc, bảo vệ con vật ,bảo vệ môi trường và ích lợi khi nuôi chúng

- Ích lợi của chúng.

Thế giới côn trùng- Chim

- Tên gọi của các con vật

- Đặc điểm nổi bật về cấu tạo, sự sống sinh sản và khác nhau giữa 1 số côn trùng, giống và khác nhau của 1 số loài chim

- Cấu tạo, màu sắc, vận động, thức ăn, thói quen kiếm mồi, tự vệ...

- Ích lợi hay tác hại của chúng

- Bảo vệ hay diệt trừ và cách phòng tránh

Con vật sống dưới nước

- Biết tên gọi.

- Đặc điểm nổi bật, “ cấu tạo, nơi sống” sự giống và khác nhau về cáu tạo, môi trường sống ,thức ăn thói quen kiếm mồi và cách tự vệ.

- Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống

- Cách bảo vệ chúng, bảo vệ môi trường

- Ích lợi của các con vật và tác hại của chúng .

Con vật sống trong rừng

- Tên gọi của các con vật.

- Đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau của các con vật.

- Quá trình phát triển.

- Ích lợi và tác hại của 1 số con vật.

- Mối quan hệ giữa môi trường sống và cấu tạo vận động, tiếng kêu, thức ăn, thói quen kiếm mồi, tự vệ của các con vật

- Nguy cơ tuyệt chủng của 1 số loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ

- Tránh xa những con vật hung dữ.

MẠNG HOẠT ĐỘNG

CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT EM YÊU

Thời gian thực hiện : 4 tuần ( Từ ngày 17/12/2018 đến ngày 11/01/2019)

Phát triển nhận thức

*Khám phá khoa học

- Trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình

- Trò chyện về động vật sống trong rừng

- Trò chuyện với trẻ về con vật sống dưới nước

- Trò chuyện về các loài côn trùng-chim

- Tìm hiểu, so sánh, phân loại các con vật theo môi trường sống,thức ăn, sinh sản...

*Làm quen với toán

- Số lượng và chữ số 4.

-Phân biệt độ lớn của các con vật.

- Nhận biết hình vuông, hình tròn.

- So sánh to – nhỏ.

- Trò chơi: Ai nhanh hơn, Ai chọn đúng, về đùng nhà, Làm theo yêu cầu của cô,…

Phát triển thể chất

* Phát triển vận động:

-  VĐCB : Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.

TCVĐ: Chuyền bóng qua bên phải

- VĐCB: Trẻ bật xa 20 – 25 cm..

TCVĐ : Tung bóng lên cao và bắt bóng..

- VĐCB : Ném trúng đích bằng một tay.

VĐ ôn: Đi thay đổi theo hiệu lệnh.

- VĐCB : Ném xa bằng hai tay.

VĐ ôn: Bật xa 20 – 25 cm.

- Vận động tinh: Rèn luyện sự khéo léo đôi bàn tay, bàn chân

*Dinh dưỡng- sức khỏe:

- Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng 1 số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.

- Giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, thảo luận và phòng tránh khi tiếp xúc với động vật nguy hiểm có nguy cơ lây bệnh

- Trò chơi: Ai chọn đúng, Chọn đúng hình,…

 

Phát triển ngôn ngữ

- Thơ: “Gấu qua cầu”; “Nàng tiên ốc”, “ Đàn gà con” ..

- Chuyện: “Con gà trống kêu căng”,“Chim vàng anh ca hát”; “ Bác gấu đen và hai chú thỏ”…

- Đọc ca dao, hò vè, các câu đố về các con vật.

- Nghe bài thơ về các con vật sưu tầm.

- Trò chơi: Con gì đây, Con nào biến mất,Kéo cưa lừa xẻ, Tập tầm vông, Trồng nụ trồng hoa, Bắt chước tiếng kêu các con vật,..

 

Phát triển TC-KNXH

- Trò chuyện về thế giới động vật, các con vật gần gũi với trẻ, các con vật mà trẻ thích.

- Trò chuyện về lợi ích của các con vật, cách chăm sóc và bảo vệ các con vật, công việc người chăn nuôi.

- Biết yêu quí các con vật, biết bảo vệ các động vật quí hiếm.

- Chơi phòng khám thú y, các nhà nghiên cứu, cửa hàng thực phẩm, thú nhồi bông, trang trại chăn nuôi.

- Chơi trò chơi: Chọn hành động đúng, Cáo ơi ngủ à, Cáo và thỏ, Méo và chim sẻ, Mèo đuổi chuột,..

                                            

                                                                         


Phát triển thẩm mỹ

*Tạo hình

-Vẽ con gà con.

- Cắt dán con vật sống dưới nước.

- Vẽ, tô màu con hươu cao cổ.

- Làm bộ sưu tập hình các con vật

- Trò chơi: Làm các con vật từ các nguyên vật liệu tự nhiên

*Âm nhạc:

- Dạy hát và vận động các bài: Gà trống mèo con và cún con; Chú voi con ở bản ; Cá vàng bơi; Con chim non, Cá vàng bơi…

- Nghe hát: Cò lả; Chim bay; Lý con sáo…

- TCÂN: Hát theo hình vẽ, Hát to hát nhỏ, Nghe giai điệu đoán tên bài hát;

- Hát và vận động phù hợp theo nhạc các bài hát có nội dung về các con vật

                                                

 

Các tin khác