Mục tiêu của giáo dục không phải dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có mà nó phải là con đường dẫn lối cho tâm hồn người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tháng

Khối MGB

Cập nhật lúc : 08:45 10/11/2022  

Kế hoạch năm 2022-2023

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ “BÉ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH”

Lớp: Mẫu giáo bé 1A

Thời gian thực hiện: 4 tuần (từ ngày 26/09 đến ngày 21/10/2022)

Mục tiêu giáo dục

Nội dung giáo dục

Hoạt động giáo dục

(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Thực hiện các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn

- Thực hiện đủ các động tác trong bài tập theo hướng dẫn

- Thể dục sáng: Tập kết hợp với lời ca bài: “Ồ sao bé không lắc”

- Hô hấp  : Ngửi hoa

- Tay  : Đưa lên cao, ra trước, sang ngang.

- Lưng, bụng  : Nghiêng người sang bên trái, bên phải

- Chân   : Bước 1 chân ra trước, khuỵu gối, chân sau thẳng.

- Bật  : Bật tách chân, khép chân

2. Trẻ biết phối hợp tay- mắt trong vận động

- Lăn bóng cho cô

 

- Thể dục sáng: Khởi động: Đi các kiểu chân

- Hoạt động học:

+ Vận động: Lăn bóng cho cô

- Chơi ngoài trời:

+ Trò chơi: Thi đi nhanh

3. Trẻ thực hiện nhanh, mạnh, khéo léo trong thực hiện bài tập tổng hợp

- Bò theo hướng thẳng

- Hoạt động học:

+ Vận động: Bò theo hướng thẳng

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Gà trong vườn rau

- Bật tại chỗ

- Hoạt động học:

+ Vận động: Bật tại chỗ

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Cáo và thỏ

4. Trẻ biết kiểm soát vận động đi và chạy

- Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh

- Hoạt động học:

+ Vận động: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh

- Chơi ngoài trời:

+ Trò chơi: Đua ngựa

5. Trẻ phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động;

- Xếp chồng các khối với nhau

- Tô vẽ nguệch ngoạc

- Cài, cởi cúc

Chơi, hoạt động ở các góc:

+ Góc xây dựng: Trò chơi lắp ghép, xếp khối

+ Góc phân vai: mặc cởi áo cho búp bê

+ Góc tạo hình: Vẽ tô tóc của bạn

+ Góc học tập: Gắn hoa bằng nút áo

6. Trẻ nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh ( thịt, cá, trứng, sữa, rau…)

- Nhận biết một số thực phẩm và món ăn quen thuộc .

-Hoạt động học: KPKH: Trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể

- Giờ ăn: Trò chuyện về các món ăn hằng ngày

- Chơi hoạt động ở các góc:

+ Góc học tập: chơi lô tô tìm các món ăn bé thích

+ Góc phân vai:  Cửa hàng bán thực phẩm; Chơi nấu ăn

7. Trẻ biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất

- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật ( ỉa chảy, sau rang, suy dinh dưỡng, béo phì…)

-Hoạt động học: KPKH: Trò chuyện về nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể

- Giờ ăn: Nhắc nhở, động viên trẻ ăn hết suất, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, uống đủ nước

- Chơi hoạt động ở các góc: Chơi góc bác sĩ

- Hoạt động tự phục vụ vệ sinh cá nhân: Thực hành rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt, chải  tóc, buộc tóc, đi vệ sinh

8. Trẻ có một số hành vi, thói quen tốt trong phòng bệnh khi được nhắc nhở

- Vệ sinh răng miệng

- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu

- Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người

- Nhận biết một số biểu hiện khi ốm

- Trò chuyện: với trẻ về cách giữ gìn vệ sinh thân thể

+ Trò chuyện với trẻ về các dấu hiệu khi bị ốm

- Chơi hoạt động ở các góc: Chơi góc bác sĩ, góc phân vai

- Hoạt động tự phục vụ vệ sinh cá nhân: Hướng dẫn trẻ tập đánh răng

- Hoạt động đón, trả trẻ: Trao đổi với phụ huynh nhắc nhở, hỗ trợ trẻ đánh rang, súc miệng sau khi ăn, trước khi ngủ dậy

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

9. Trẻ quan tâm đến số lượng và đếm, hay hỏi về số lượng, đếm vẹt , biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng

- Đếm trong phạm vi 2 và nhận biết các nhóm có 2 đối tượng

- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 2

- Hoạt động học: LQVT: Đếm đến 2. Các nhóm có 2 đối tượng. Chữ số 2

- Hoạt động chơi: Trò chơi học tập: Thi ai nhanh nhất

10. Trẻ sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân

- Nhận biết phía trên – phía dưới của bản thân

- Hoạt động học: LQVT: Nhận biết phía trên – phía dưới của bản thân

- Hoạt động chơi: Trò chơi học tập: Thi xem ai nhanh, Nhanh và khéo

- Nhận biết tay phải – tay trái của bản thân

- Hoạt động học: LQVT: Nhận biết tay phải – tay trái của bản thân

- Hoạt động chơi: Trò chơi học tập: Chúng ta cùng thi tài, tô màu tay phải – tay trái

11. Trẻ biết gộp và đếm hai nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5

- Gộp hai nhóm đối tựng trong phạm vi 2 và đếm

- Hoạt động học: LQVT: Gộp hai nhóm đối tựng trong phạm vi 2 và đếm

 - Hoạt động chơi: Trò chơi học tập: Xếp theo hiệu lệnh, Về đúng nhà

12. Trẻ nói được tên, tuổi, giớ tính của bản thân khi được hỏi và tro chuyên

- Tên, tuổi, giới tính của bản thân

- Trò chuyện, đón trả trẻ: Trò chuyện về bản thân của bé

 - Hoạt động học: KPXH:

+ Trò chuyện về ngày sinh nhật của bé

+ Trò chơi: Làm thiệp sinh nhật

- Chơi ngoài trời: Gà trong vườn rau

- Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Tô màu khuôn mặt vui buồn

 + Xếp hình người từ que

+  Làm mặt nạ

13. Trẻ biết sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng: Nhìn, nghe, ngửi, sờ,…để nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng

- Chức năng các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể

- Hoạt động học: KPXH:

+ Trò chuyện về cơ thể của bé

- Trò chơi học tập: Làm theo yêu cầu của cô; Xếp hình

- Hoạt động học: KPXH:

+ Trò chuyện về các giác quan của bé

- Trò chơi học tập: Làm theo yêu cầu của cô; Gắn đúng bộ phận trên khuôn mặt

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

14. Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi: áo quần, đồ dùng

- Nghe hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật

- Hoạt động chơi; hoạt động lao động tự phục vụ: Yêu cầu trẻ lấy cất áo quần, đồ dùng và làm một số việc tự phục vụ theo theo yêu cầu.

- Chơi, hoạt động ở các góc:

+ Trò chơi học tập: Chọn đồ dùng, áo quần cho bé trai, bé gái...

Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Chơi trò chơi: “làm theo yêu cầu của cô”…

14. Trẻ sử dụng được câu đơn

- Nghe hiểu nội dung các câu đơn

- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu  và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn

- Hoạt động tự phục vụ vệ sinh cá nhân: Nghe và trả lời các câu hỏi về nhu cầu của bản thân

- Mọi lúc, mọi nơi: Khuyến khích trẻ bày tỏ tình cảm và hiểu biết về bản thân qua giao tiếp với cô, bạn và bố mẹ…

15. Trẻ biết đọc biểu cảm bài thơ, ca dao, đồng dao.

- Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao chủ đề “ Bé giới thiệu về mình”

-  Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, ca dao, đồng dao dành cho lứa tuổi của trẻ

- Đọc thơ, đồng dao

- Hoạt động học: LQVH:

+ Thơ: “ Đôi mắt của em” “ Tâm sự của cái mũi”

+ Truyện: “ Gấu con bị đau răng”; “ Cậu bé mĩ dài”

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Làm quen bài thơ “ Bé tập rửa mặt”

- Chơi ngoài trời: Trò chơi lộn cầu vồng (Đọc đồng dao lộn cầu vồng kết hợp với chơi trò chơi), trò chơi dung dăng dung dẻ đọc kết hợp với bài dung dăng dung dẻ

16. Trẻ lắng nghe và trả lời được các câu hỏi của người đối thoại

- Trả lời và đặt các câu hỏi : ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào?

- Hoạt động đón, trả trẻ: Giao tiếp với cô và bạn bè trong lớp

- Hoạt động học: Đặt các câu hỏi ai? Cái gì?... yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi trong hoạt động học

- Chơi ngoài trời: Quan sát và trò chuyện về cơ thể của bé và bạn

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM

VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

17. Trẻ nói được điều bé thích, không thích

- Những điều bé thích, không thích

- Chơi hoạt đọng ở các góc:

+ Trò chơi học tập: Chọn đồ cho tôi và bạn, so sánh chiều cao của tôi và bạn, những điều bé thích, chọn món ăn tôi thích…

+ Trò chơi lắp ghép: Xếp hình

- Chơi vận động: Mũi cằm tai,  tìm bạn thân…

18. Trẻ biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn , sợ hãi, tức giận

- Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát và vận động

- Trò chuyện – Đón trả trẻ: Trò chuyện về những điều bé thích và không thích

- Chơi, hoạt động ở các góc:

+ Trò chơi học tập: Bé vui hay buồn, xúc cảm

+ Góc nghệ thuật: Tô màu tranh những khuôn mặt biểu cảm ( vui, buồn, tức giận…)

19.Trẻ nhận ra cảm xúc qua nét mặt, giọng nói, qua tranh ảnh…

- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc ( vui, buồn, sợ hãi, tức giận)qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

20.Trẻ chú ý nghe, tỏ ra thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư ttheo bài hát, bản nhạc thích nghe đọc thơ, đồng giao, ca dao, tục ngữ; thích nghe kể chuyện

- Nghe các bài hát, bản nhạc trong chủ đề “ Bé giới thiệu về mình”

- Chơi, hoạt động ở các góc: Nghe các bài hát, ca dao, bài hát trong chủ đề

21.Trẻ hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc

- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát chủ để

-  Đón, trả trẻ: Cho trẻ nghe giai điệu các bài hát chủ đề “ Bé giới thiệu về mình”

- Hoạt động học: GDÂN:

+ Dạy hát: Tay thơm, tay ngoan

+ Nghe hát: Bàn tay mẹ; Thằng tí sún;  Con chim vành khuyên

+ Trò chơi âm nhạc: Hát to hát nhỏ; Nghe hát đoán tên bạn, Nghe hát nhảy vào vòng...

22. Trẻ biết vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc

- Vận động minh họa đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc trong chủ đề

- Hoạt động học: VĐTN: Cái mũi

- Chơi, hoạt động ở các góc:

+ Góc nghệ thuật: Vận động minh họa các bài hát trong chủ đề “ Bé giới thiệu về mình”

23. Trẻ biết vẽ các nét thẳng tạo thành bức tranh đơn giản

- Vẽ các nét thẳng, tô màu bức tranh, nối tranh theo chủ đề

- Hoạt động học: HĐTH:

+ Tô màu mũ bạn trai, bạn gái

+ Trang trí chiếc khăn mùi xoa

Chơi, hoạt động ở các góc: Góc nghệ thuật

+ Làm thiệp nhân ngày 20/10

+ Làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải.

24. Trẻ biết lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối

- Sử dụng kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo thành sản phẩm đơn giản

- Chơi, hoạt động ở các góc: Góc nghệ thuật:

 + Nặn đôi dép

+ Nặn bánh sinh nhật…

+ Nặn đồ dùng cho bé

+ Nặn vòng tặng bạn

 

 

Các tin khác