Người thầy tốt nhất là người thầy khơi gợi chứ không giáo điều, và truyền cho học trò mình mong muốn tự dạy bản thân "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tháng

Khối MGB

Cập nhật lúc : 16:10 11/04/2023  

Kế hoạch năm 2023-2024

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ “PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG”

Lớp: Mẫu giáo bé 1A

Thời gian thực hiện: 4 tuần (từ ngày 27/2 đến ngày 24/03/2023)

Mục tiêu giáo dục

Nội dung giáo dục

Hoạt động giáo dục

(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Trẻ biết bò theo đường dích dắc ( 3-4 điểm) cách nhau khoảng 2.5m, rộng 50cm, biết phối hợp nhịp nhàng tay nọ, chân kia khi bò và không chệch ra ngoài. Phát triển các cơ toàn thân và sự phối hợp khéo léo trong vận động. Trẻ biết chờ đến lượt khi bò.

 

- Bò theo đường dích dắc

- Hoạt động học:

+ Vận động:  Bò theo đường dích dắc

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Chơi con bọ dừa

2. Trẻ biết “Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”. Trẻ biết tên vận động, biết giữ thăng bằng khi chạy. Rèn sự khéo léo, phản xạ nhanh theo hiệu lệnh. Trẻ chú ý và tham gia hứng thú

- Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh

- Thể dục sáng:

Khởi động: Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh

- Hoạt động học:

+ Vận động: Đi, chạy đổi tốc độ theo hiệu lệnh

3. Trẻ biết phối hợp tay – mắt trong vận động: Đập và bắt bóng bằng 2 tay, biết đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay, biết tên vận động. Rèn sự nhanh nhẹn của trẻ qua hoạt động. Có ý thức tham gia hoạt động

- Đập và bắt bóng bằng 2 tay

- Hoạt động học:

+ Vận động:  Đập và bắt bóng bằng 2 tay

- Chơi ngoài trời: Chơi tự do: Tung bóng

4. Trẻ biết bước lên xuống bục cao 30cm, biết tên vận động, biết bước từng chân lên và đưa từng chân bước xuống đất. Rèn kỹ năng khéo léo và giữ thăng bằng. Biết chờ đến lượt khi tham gia

-  Bước lên, xuống bục cao 30cm

- Hoạt động học:

+ Vận động: + Bước lên, xuống bục cao 30cm

5. Trẻ biết đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, khi tham gia giao thông phải đi cùng người lớn.

 

 

.

- An toàn khi tham gia giao thông

- Hoạt động đón, trả trẻ: Trò chuyện, xem tranh ảnh về các tín hiệu đèn, các biển báo giao thông

- Chơi, hoạt động ở các góc: Bán các loại trang phục, mũ bảo hiểm, dụng cụ bảo hộ…

+ Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố..

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Bé làm đèn giao thông, Chơi TC “ Tín hiệu”

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

6. Trẻ biết cáchbiết ghép đôi 2 đối tượng.Trẻ biết ghép hai đối tượng để tạo thành một đôi.Rèn kỹ năng xếp tất cả các đối tượng. Trẻ hứng thú và cất đồ dùng đúng nơi

- Ghép đôi

- Hoạt động học: LQVT: Ghép đôi

- Hoạt động góc: Trò chơi học tập: Ôn ghép đôi

- Hoạt động các góc: Chơi : ghép đôi 

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Chơi kết bạn

7. Trẻ biết tách 1 nhóm đối tượng có số lượng 5 thành 2 nhóm khác nhau và đếm. Rèn kỹ năng đếm cho trẻ, kĩ năng so sánh, tạo nhóm. Trẻ tích cực tham gia hoạt động .

- Tách một nhóm đối tượng có số lượng 5 thành 2 nhóm khác nhau và đếm

- Hoạt động học: LQVT: Tách 1 nhóm đối tượng có số lượng 5 thành 2 nhóm khác nhau và đếm

 - Hoạt động góc: + Góc tạo hình: Chơi tô màu 2 nhóm khác nhau trong phạm vi 5

+ Góc học tập: Ôn tách trong phạm vi 5

 

8. Trẻ biết chọn hình, gọi đúng tên hình và chắp ghép các hình theo yêu cầu của cô giáo.

Sử dụng các hình hình học để chắp ghép theo yêu cầu.

- Hoạt động học: LQVT: Sử dụng các hình hình học để chắp ghép theo yêu cầu.

- Chơi, hoạt động ở các góc: Góc học tập: Ôn : Sử dụng các hình hình học để chắp ghép theo yêu cầu.

- Mọi lúc mọi nơi

 

9. Trẻ biết cách xếp xen kẽ một đối tượng này với một đối tượng khác không có sự trùng lặp. Rèn kỹ năng chú ý và kỹ năng xếp. Biết tích cực tham gia hoạt động

- Xếp xen kẽ

- Hoạt động học: LQVT: Xếp xen kẽ

-Hoạt động góc: Góc học tập: Chơi Xếp hình

10. Trẻ nói được tên gọi, đặc điểm của một số phương tiện giao thông đường bộ  (xe đạp, xe ôtô, xe máy). Rèn kỹ năng ghi nhớ, mạnh dạn, nói to rõ ràng khi tham gia hoạt động. Biết thể hiện những việc làm,cử chỉ tốt đẹp khi ntham gia giao thông.

-  Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ

.

.

- Trò chuyện, đón trả trẻ: Xem  tranh, ảnh về các PTGT đường bộ

 - Hoạt động học: KPKH:

Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ

- Chơi, hoạt động ở các góc: Góc tạo hình: tô màu các PTGT đường bộ..

+ Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố

11. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm rõ nét về cấu tạo, âm thanh, tốc độ, nơi hoạt động của một số PTGT đường thuỷ (Thuyền rồng, thuyền buồm, tàu thủy…). Rèn kỹ năng ghi nhớ, mạnh dạn. Trẻ biết chấp hành luật giao thông đường thủy.

-  Trò chuyện về phương tiện giao thông đường thủy

- Đón, trả trẻ:

+ Cho trẻ xem tranh ảnh các PTGT đường thủy...

- Hoạt động học:

+ KPKH: Trò chuyện về phương tiện giao thông đường thủy

- Chơi, hoạt động ở các góc: Góc tạo hình: tô các PTGT đường thủy

+ Góc xây dựng: Xây dựng bến thuyền

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Chơi gấp thuyền giấy

12.  Trẻ gọi được tên gọi, nắm được một số đặc điểm nỗi bật của phương tiện giao thông đường hàng không. Biết thể hiện những việc làm,cử chỉ tốt đẹp khi tham gia giao thông.

Tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường hàng không.

- Hoạt động học:

+ KPKH:  Tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường hàng không.

- Chơi, hoạt động ở các góc: Góc tạo hình: tô màu một số phương tiện giao thông đường hàng không.

- Chơi, hoạt động theo ý thích:  Xây dựng cảng hàng không

13. - Trẻ biết được một số luật lệ giao thông thông thường ( người  đi bộ đi  trên vĩa hè , hoặc đi sát lề đường phía tay phải ở những nơi không có vĩa hè, khi đi qua ngã tư đường phố có đèn xanh thì đi qua, có đèn đỏ thì dừng lại...)  . Rèn kỹ năng trả lời to, rõ ràng và chú ý.Trẻ biết chấp hành luật giao thông.   

- Tìm hiểu về một số luật giao thông đơn giản.

- Hoạt động học: KPKH: Tìm hiểu về một số luật giao thông đơn giản.

- Chơi, hoạt động ở các góc: Góc tạo hình: tô màu đèn giao thông

+ Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Làm sách tranh về các tín hiệu đèn, biển báo giao thông

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

14. Trẻ biết đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao … chủ đề “ Phương tiện giao thông”. Trẻ biết đọc diễn cảm thể hiện nhịp điệu bài thơ, kết hợp động tác minh họa. Rèn kỹ năng lắng nghe, trả lời to rõ ràng, mạch lạc. Trẻ tích cực hoạt động.

- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè, phù hợp với độ tuổi

- Hoạt động học: LQVH:

+ Thơ: “ Thuyền giấy”; “ Giúp bà”

- Hoạt động góc: Làm quen bài thơ “ Xe chữa cháy; Đèn đỏ đèn xanh, Đường và chân…”

- Chơi ngoài trời: Trò chơi lộn cầu vồng ( Đọc đồng dao Đi cầu đi quán, rềnh rềnh ràng ràng.. kết hợp với chơi trò chơi), trò chơi dung dăng dung dẻ đọc kết hợp với bài dung dăng dung dẻ

- Chơi hoạt động theo ý thích: Đọc thơ, ca dao đồng dao về chủ đề ; Đọc các câu đố về chủ đề

15.  Trẻ biết kể lại truyện đơn giản đã nghe với sự giúp đỡ của người lớn ở chủ đề “ Phương tiện giao thông”

 

-      Kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe ở chủ đề “ Phương tiện giao thông”

- Hoạt động học: LQVH:

+ Truyện: “ Qua đường; “ Một phen sợ hãi”

- Chơi, hoạt động ở các góc:  nghe kể các câu chuyện về chủ đề: “  ”

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Làm quen câu chuyện “Xe đạp trên đường phố; Xe lux e ca; Chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng… ”

 

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM

VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

16. Trẻ biết đi đúng phần đường phía bên phải, biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp, ngồi đúng tư thế trên các phương    tiện giao thông, không đùa ngịch.

 

-   Thực hiện được một số quy định chung khi tham gia giao thông

- Trò chuyện: Trò chuyện một số quy định đơn giản khi tham gia giao thông

- Chơi, hoạt động ở các góc: Góc tạo hình: tô màu đèn giao thông

+ Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Làm sách tranh về các tín hiệu đèn, biển báo giao thông

 

17. Nhận biết các hành vi đúng hay sai khi tham gia giao thông; biết nhắc nhở bạn bè, người lớn khi không đội mủ bảo hiểm , đi sai phần đường khi tham gia giao thông

 

- Tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình khi tham gia giao thông với các hành vi.

- Trò chuyện – Đón trả trẻ: Trò chuyện, xem tranh ảnh về tham gia giao thông

- Chơi, hoạt động ở các góc:

Xây dựng ngã tư đường phố

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Chơi “ Đèn hiệu giao thông”

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

18. Trẻ biết vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc ( vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa)

-  Vận động đơn giản theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc trong chủ đề

- Hoạt động đó trả trẻ: Cho trẻ nghe các bài hát trong chủ đề

- Hoạt động học:

+ VĐTN: Em đi chơi thuyền…

- Chơi, hoạt động ở các góc:

+ Góc nghệ thuật: Vận động minh họa các bài hát trong chủ đề “ PTGT”

- Chơi hoạt động theo ý thích: Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề

19.Trẻ hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc trong chủ đề “ Thế giới thực vật” : Trẻ biết các bài hát các bài hát đơn giản, các làn điệu dân ca địa phương nơi trẻ ở, biết bảo tồn bản sắc văn hóa của người Huế.

-  Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát

 

+ Đón, trả trẻ: Cho trẻ nghe các bài hát trong chủ đề “ Thế giới thực vật”

- Hoạt động học: GDÂN:

+ Dạy hát: Bạn ơi có biết

+ Nghe hát: Bé nhớ luật giao thông” theo làn điệu đăng đàn cung – Dân ca TT Huế

TCÂN "Khiêu vũ theo nhạc”

- Chơi hoạt động ở các góc: Hát các bài trong chủ đề

- Chơi hoạt động theo ý thích: Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề

20.Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, tô để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối

- Phối hợp các kỹ năng vẽ, tô để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục.

- Hoạt động học: HĐTH:

+ Vẽ, tô màu ô tô

+ Tô màu khinh khí cầu

-    Hoạt động góc: Tô màu các PTGT

-    Chơi, hoạt động theo ý thích: Vẽ tô màu các PTGT

Các tin khác