Ảnh hưởng của người thầy là vĩnh cửu. Ta không thể biết được khi nào thì ảnh hưởng ấy dừng "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

MGL 3A

Cập nhật lúc : 22:00 22/04/2019  

Kế hoạch tuần học thứ 36
( Tuần 17 năm 2019, từ 22/04/2019 đến 28/04/2019 )

KẾ HOẠCH TUẦN

Chủ đề nhánh 2: Đất nước Việt Nam diệu kỳ.

Thời gian:Từ ngày    22 / 4 / 2019  đến ngày  26 / 4 / 2019

       Thứ

 

 HĐ     

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh

* Đón trẻ:

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.Cho trẻ xem tranh ảnh về đất nước Việt Nam.Trẻ chơi theo ý thích.

* TDBS:

 1. Khởi động: Cô mở nhạc và cho trẻ đi chạy theo nhạc, đi kiễng chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, kết hợp vận động tinh của tay rồi về 43 hàng

2. Trọng động

Mỗi động tác thực hiện 2l x 8n, cô cho trẻ tập theo nhạc, tập với vòng thể dục

- Hô hấp: Còi tàu tu..tu...

- Tay vai: Co duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân.

- Bụng: Cúi gập người, tay chạm bàn chân

- Chân: Đưa chân ra phía trước, sang ngang đưa về sau.

 - Bật: Bật chân trước, chân sau.

3.Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng kết hợp vẫy tay, cất dụng cụ thể dục.

- Trẻ cất dụng cụ gọn gàng, có khoa học.

* Điểm danh:

- Trẻ nêu tên bạn vắng. Trẻ biết quan tâm bạn.

 

 

HOẠT ĐỘNG HỌC

 

*LQCC

Làm quen nhóm chữ s,x

*Phát triển

 vận động:

VĐ mới : Chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh.

VĐ ôn: Trèo lên xuống ghế.

 * LQVT :

- Chắp ghép các hình học thành hình mới theo ý thích và theo yêu cầu

KPKH

Nhận biết địa danh ở ba miền

*Âm nhạc:

NDTT:

-Vận động: Em mơ gặp Bác Hồ.

NDKH:

-Nghe hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

 


* Chơi ngoài trời về phát triển vận động.

1.Trò chơi vận động: “Kéo co”

2.Chơi các trò chơi, đồ chơi vận động: Đi cà kheo, Nhảy vòng, ném vòng cổ chai, ném bóng vào rổ, chuyền bóng .bật xa, ném xa, đi trong đường hẹp….

CHƠI NGOÀI TRỜI

 

 

 

 

 

 

1.Quan sát sự vật, hiện tượng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ

2. Hoạt động tập thể

*TCVĐ/ TCDG:

“ Mèo đuổi chuột”

3.Hoạt động tự do:

Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

2. Hoạt động tập thể

a.TCVĐ:

“Thỏ tìm chuồng”

b.TCDG: “Chi chi chành chành”

3.Hoạt động tự do:

Vẽ phấn trên sân, câu cá, đong nước vào chai, chơi ô ăn quan…..

2. Hoạt động tập thể

a.TCVĐ

 ” Mèo và chim sẽ”

b.TCDG:

“Trồng nụ trồng hoa”

3.Hoạt động tự do:

Vẽ, nặn, nhảy dây, tô màu con vật bé thích, chơi bế em, chơi ô ăn quan…

2. Hoạt động tập thể :

a. TCVĐ

” Cáo ơi ngủ à”

b.TCDG:

“Kéo cưa lừa sẻ”

3.Hoạt động tự do:

Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, chơi chong chóng,nhảy dây, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC CHƠI

*Góc thiên nhiên: In các loại bánh kẹo, đặc sản. Vẽ trên cát trang phục dân tộc. Thử nghiệm vật chìm,vật nổi:nhựa và sắt

*Góc nghệ thuật

+ Tạo hình:Tô màu bản đồ và cờ Việt Nam. Làm một số sản phẩm từ vật liệu thiên nhiên.

+ Âm nhạc: Hát và vận động các bài hát thuộc chủ đề. Chơi với các nhạc cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau

*Góc học tập: Xem tranh ảnh về danh lam thắng cảnh của đất nước,di tích lịch sử,các lễ hội. Gói bánh,làm đồng hồ. Tô viết chữ cái

*Góc xây dựng: Xây dựng lăng Bác có ao cá,nhà sàn. Nặn các loại quả,cá để đưa vào góc xây dựng

*Góc phân vai:  Bán hàng các loại rau quả địa phương.  Chế biến các món ăn đặc sản. Đóng vai đi thăm lăng Bác

VỆ SINH- ĂN NGỦ

- Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “mời cô” “mời bạn” khi vào bữa ăn. Nhắc nhở trẻ trật tự trong giờ ăn.

- Rèn kĩ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh lau miệng sau khi ăn

 

CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

Tổ chức theo nhóm

 -Hoàn thành vở LQCC; Trang trí góc chủ đề; Chơi góc vận động ngoài sân

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do.

- Tổ chức theo nhóm

 - Hát” Quê hương tươi đẹp”; Chơi lắp ghép cây xanh; Hoàn thành vở toán

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do.

-  Tổ chức đồng loạt chơi:

LQVH:

Chuyện: Thánh Gióng

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do.

- Tổ chức đồng loạt chơi:

Hướng dẫn trò chơi mới” Tìm kho báu”

-Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do.

-Tổ chức chơi theo nhóm

- Làm sách tranh về quê hương- Bác Hồ; Đóng kịch; Chơi ở một số góc chơi.

- Nêu gương cuối tuần.

- Chơi tự do.

TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ

- Dọn dẹp đồ chơi.

- Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và ra về.

- Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “Chào cô” “Chào các bạn”

                     

 

KẾ HOẠCH TUẦN II

HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC BUỔI SÁNG

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết và nhớ các động tác  của bài tập thể dục sáng

- Trẻ biết tập thể dục để tăng cường sức khỏe cho cơ thể

2. Kỹ năng:

 - Trẻ tập thành thạo các động tác của bài tập thể dục sáng

- Rèn luyện và phát triển cơ thể  toàn diện cho trẻ

- Rèn luyện sự nhanh nhẹn của đôi chân, sự phối hợp nhịp nhanh giữa tay và chân

3.Thái độ :

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

II. Chuẩn bị :

- Nhạc thể dục “ Quê hương tươi đẹp”

- Gậy thể dục                                                

- Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ ( nếu tập ngoài sân)

III. Cách tiến hành:

1. Khởi động:   Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân: gót chân, mũi bàn chân, bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, vẫy tay, vỗ tay… sau đó cho trẻ về theo 3 hàng giãn cách đều.

2. Trọng động:   BTPTC: Tập theo nhạc bài “Quê hương tươi đẹp”

- Hô hấp: Còi tàu tu..tu...

- Tay vai: Co duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân.

- Bụng: Cúi gập người, tay chạm bàn chân

- Chân: Đưa chân ra phía trước, sang ngang đưa về sau.

 - Bật: Bật chân trước, chân sau.

3.Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng kết hợp vẫy tay, cất dụng cụ thể dục.

- Trẻ cất dụng cụ gọn gàng, có khoa học.

KẾ HOẠCH TUẦN II

CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết dinh dưỡng của một số món hằng ngày.

- Trẻ có ý thức an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi chơi nấu ăn.

- Qua hoạt động trẻ ôn lại các kiến thức đã học.

- Trẻ biết phân vai và nhập vai chơi theo chủ đề.

 - Trẻ biết một số di tích lịch sử và cảnh đẹp của quê hương – đất nước.

2. Kỹ năng:

- Trẻ chơi thành thạo các thao tác chơi góc phân vai, xây dựng.

- Rèn luyện khả năng chú ý ,phát triển ngôn ngữ (giao tiếp thao tác vai).

-Trẻ có kỹ năng vẽ, tô màu khi vẽ và tô màu tranh

3.Thái độ :

-Thông qua hoạt động giáo dục trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, biết thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng.

- Trẻ biết bảo vệ yêu quý quê hương – đất nước của mình.

II. Chuẩn bị

* Góc phân vai :

- Đồ dùng bán hàng một số đồ dùng lưu niệm về quê hương đất nước.

- Dụng cụ nấu ăn: Nồi , chảo, bếp ga, rỗ nhựa, … các loại thức ăn.

- Trang phục tạp dề cho trẻ

- Các loại rau củ quả …

* Góc xây dựng:

- Đầy đủ các nguyên vật liệu : Thảm cỏ, thảm hoa, hàng rào, gạch xây dựng, cây cảnh, nhà, Đại Nội Huế.

* Góc nghệ thuật:

+ Tạo hình:

- Giấy A4,len, vải vụn, hột hạt, đất nặn, bút màu, bút chì, bảng đen…

+ Âm nhạc:

- Hát, biểu diễn các bài về chủ đề

* Góc học tập :

- Cờ đôminô  đầy đủ cho trẻ chơi

- Lô tô về quê hương, tranh ảnh về quê hương.

- Tranh so hình, xếp hạt về quê hương- đất nước.

- Lớp học thông thoáng, bố trí các góc phù hợp, thuận tiện cho trẻ xoay góc và chơi

* Góc thiên nhiên:

- Bể chơi với cát và nước

- Bộ đồ chơi câu cá

- Chăm sóc cây cảnh.

III. Cách tiến hành

 

   

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1. Ổn định:

- Cô hỏi trẻ đã đến giờ gì?

- Cô và trẻ cùng chơi lăn bóng?

- Bóng đến tay ai bạn đó sẽ nói về các địa danh gần gũi

Hoạt động 2. Trẻ thực hiện.

- Cô giới thiệu mô hình Đại Nội. Bạn nào thích thì về góc xây dựng để chơi

- Cô cho trẻ nhẹ nhàng về góc chơi.

- Trẻ tự chọn góc chơi, và thỏa thuận vai chơi.

- Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ

Hoạt động 3. Kết thúc :

- Cô nhận xét góc chơi, khen trẻ và cho trẻ cất đồ dùng các góc chơi

- Giờ chơi.

- Trẻ chơi lăn bóng.

- Trẻ nói về các địa danh

- Trẻ nhẹ nhàng về các góc chơi.

- Trẻ thu dọn đồ chơi và đi rửa tay.

 

 

 

 

 

Các tin khác