Dạy tức là học hai lần''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

MGL 3A

Cập nhật lúc : 21:40 22/04/2019  

Kế hoạch tuần học thứ 8
( Tuần 43 năm 2018, từ 22/10/2018 đến 28/10/2018 )

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN II

CHỦ ĐỀ NHÁNH : GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG TRONG MỘT NGÔI NHÀ

Thời gian thực hiện: Từ 22/ 10/ 2018  đến 26/ 10/ 2018.

   Ngày

 

 HĐ     

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

 ĐÓN TRẺ

    

THỂ DỤC SÁNG

 

ĐIỂM DANH

 

 * Đón trẻ:

- Trò chuyện với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.

- Cho trẻ xem các hình ảnh liên quan đến chủ đề.

- Cho trẻ chơi tự do ở các góc

* TDBS:

1. Khởi động: Trẻ đi các kiểu chân theo nhạc, kết hợp vẫy tay vỗ tay..

2. Trọng động: Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.

     * BTPTC: Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. tập với vòng thể dục.

- Hô hấp 3: Thổi nơ

- Tay: Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao

- Bụng – lườn: Quay sang trái, sang phải, kết hợp tay chống hông.

- Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về sau.

- Bật :  Bật một chân trước, một chân sau.

3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng vẫy tay cất dụng cụ thể dục.    

* Điểm danh:

- Trẻ kể tên được các bạn vắng trong ngày

- Nhắc trẻ nghỉ học biết xin phép cô.

HOẠT ĐỘNG HỌC

 

 

 

 

LQCC:

Làm quen nhóm chữ cái e,ê

PTVĐ

VĐ mới:  Bò bằng bàn tay cẳng chân qua 5 hộp cách nhau 60 cm.

TCVĐ: Tung và bắt bóng

LQVT:

- Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 7.

Hoạt động khám phá:

- Trò chuyện về ngôi nhà của bé.

Tạo hình:

- Vẽ chân dung người thân trong gia đình.

 

CHƠI NGOÀI TRỜI

1.Quan sát sự vật, hiện tượng thu hút sự quan tâm chú ý của trẻ

* Chơi ngoài trời về phát triển vận động.

1.Trò chơi vận động:

” Bịt mắt bắt dê”

2. HĐ tự do: Nhảy bao bố; Bật liên tục vào vòng; Ném trúng đích thẳng đứng; Câu cá; Đi cà kheo…

2. HĐ tập thể:

- TCVĐ “Đuổi bóng”

-TCDGXỉa cá mè”

3. HĐ tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

2. HĐ tập thể:

- TCVĐ/ TCDG“Cướp cờ”

3. HĐ tự do:  Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

2. HĐ tập thể:

 - TCVĐ “Nhảy qua suối nhỏ”

 - TCDG

 “ Tập tầm vông”

3. HĐ tự do: Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra các đồ chơi.

2. HĐ tập thể:

 - TCVĐ “Kết bạn.”

-TCDG  “Nu  na nu nống”

3. HĐ tự do:  Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

 - Góc phân vai: Tổ chức sinh nhật trong gia đình . Bán hàng :bánh kẹo ,áo,quần, đồ dùng trong gia đình . Bác sĩ khám bệnh .

- Góc nghệ thuật:

 + Tạo  hình: Làm anlbum gia đình ,nặn các loại bánh kẹo để ăn sinh nhật

Vẽ nhà của bé. Làm một số sản phẩm từ vải vụn..

 + Âm  nhạc

- Múa hát những bài phù hợp với chủ đề.

-Góc sách truyện:Xem tranh,kể chuyện sáng tạo,kể lại chuyện đã nghe.

 Hoàn thành các loại vở toán,chữ cái….

- Góc xây dựng/ghép hình: Làng em. Các kiểu nhà.

- Góc thiên nhiên: Đong đếm đo lường nước,so sánh vật chìm nổi. Chăm sóc cây cảnh trước lớp

VỆ SINH- ĂN NGỦ

- Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “mời cô” “mời bạn” khi vào bữa ăn. Nhắc nhở trẻ trật tự trong giờ ăn.

- Rèn kĩ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh lau miệng sau khi ăn

 

CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

- Tổ chức chơi theo nhóm: Chơi  Kéo co; Chơi lắp ghép; Chơi nặn đồ dùng gia đình

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc

- Tổ chức đồng loạt chơi

Kể chuyện cho trẻ nghe: Đôi tai nghộ nghĩnh.

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc

-Tổ chức chơi theo nhóm

 Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ; Chơi góc vận động ngoài sân.

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc

- Tổ chức chơi theo nhóm

Trò chơi” Về đúng nhà”; Chơi đóng kịch; Chơi đôminô

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc

- Tổ chức chơi theo nhóm

Cho trẻ chơi ở một số góc chơi; Chơi cắt từ có chữ cái e, ê

- Nêu gương cuối tuần

- Chơi tự do ở các góc

 TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ

- Dọn dẹp đồ chơi.

- Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và ra về.

- Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “Chào cô” “chào các bạn”

               

 

KẾ HOẠCH TUẦN II

HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC BUỔI SÁNG

 

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết và nhớ các động tác  của bài tập thể dục sáng

- Trẻ biết tập thể dục để tăng cường sức khỏe cho cơ thể

2. Kỹ năng:

 - Trẻ tập thành thạo các động tác của bài tập thể dục sáng

- Rèn luyện và phát triển cơ thể  toàn diện cho trẻ

- Rèn luyện sự nhanh nhẹn của đôi chân, sự phối hợp nhịp nhanh giữa tay và chân

3.Thái độ :

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

II. Chuẩn bị :

- Nhạc thể dục chủ đề “ Gia đình”

- Vòng thể dục.

- Sân bãi sạch sẽ, an toàn cho trẻ ( nếu tập ngoài sân)

III. Cách tiến hành:

1. Khởi động: Trẻ đi các kiểu chân theo nhạc, kết hợp vẫy tay vỗ tay..

2. Trọng động: Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.

* BTPTC: Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. tập với vòng thể dục.

- Hô hấp 3: Thổi nơ

- Tay: Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao

- Bụng – lườn: Quay sang trái, sang phải, kết hợp tay chống hông.

- Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về sau.

- Bật :  Bật một chân trước, một chân sau.

3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng vẫy tay cất dụng cụ thể dục.    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH TUẦN

HOẠT ĐỘNG GÓC

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết dinh dưỡng của một số món hằng ngày trong  gia đình

- Trẻ có ý thức an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi chơi nấu ăn

- Qua hoạt động trẻ ôn lại các kiến thức đã học.

- Trẻ biết phân vai và nhập vai chơi theo chủ đề.

2. Kỹ năng:

- Trẻ chơi thành thạo các thao tác chơi góc phân vai, xây dựng

- Rèn luyện khả năng chú ý ,phát triển ngôn ngữ (giao tiếp thao tác vai)

-Trẻ có kỹ năng vẽ, tô màu khi vẽ và tô màu tranh

3.Thái độ :

-Thông qua hoạt động giáo dục trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, biết thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng.

- Trẻ biết yêu quý các thành viên trong gia đình và biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.

II. Chuẩn bị

* Góc phân vai :

- Đồ dùng bán hàng các đồ dùng đồ chơi về gia đình

- Dụng cụ nấu ăn: Nồi , chảo, bếp ga, rỗ nhựa, … các loại gia vị

- Trang phục tạp dề cho trẻ

- Các loại rau củ quả …

* Góc xây dựng:

- Đầy đủ các nguyên vật liệu : Thảm cỏ, thảm hoa, hàng rào, gạch xây dựng, cây cảnh, trụ đèn, một số đồ chơi về gia đình

* Góc nghệ thuật:

+ Tạo hình:

- Giấy A4,len, vải vụn, hột hạt, đất nặn, bút màu, bút chì, bảng đen…

+ Âm nhạc:

- Hát, biểu diễn các bài về chủ đề

* Góc học tập :

- Cờ đôminô  đầy đủ cho trẻ chơi

- Lô tô về gia đình.

- Tranh so hình

- Truyện tranh về gia đình.

- Lớp học thông thoáng, bố trí các góc phù hợp, thuận tiện cho trẻ xoay góc và chơi

* Góc thiên nhiên:

- Bể chơi với cát và nước

- Bộ đồ chơi câu cá

- Chăm sóc cây cảnh.

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1. Ổn định:

- Cô hỏi trẻ đã đến giờ gì?

- Cô và trẻ cùng chơi” Tập tầm vông” . Bạn nào đoán đúng thì sẽ được bạn cùng chơi với mình giới thiệu về gia đình của bạn.

 - Giới thiệu: Cô giới thiệu một số đồ chơi mới ở góc xây dựng , bạn nào thích thì cùng đến góc xây dựng để chơi.

Hoạt động 2. Trẻ thực hiện.

- Cô cho trẻ nhẹ nhàng về góc chơi.

- Trẻ tự chọn góc chơi, và thỏa thuận vai chơi.

- Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ

Hoạt động 3. Kết thúc :

- Cô nhận xét góc chơi, khen trẻ và cho trẻ cất đồ dùng các góc chơi

- Giờ chơi ở các góc.

- Trẻ chơi, và giới thiệu về gia đình của mình

-Trẻ trả lời.

- Trẻ tham gia trả lời

- Trẻ nhẹ nhàng về các góc chơi.

- Trẻ thu dọn đồ chơi và đi rửa tay.

Các tin khác