Một người thầy tốt giống như ngọn nến – cháy hết mình để thắp sáng đường đi cho những người khác "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

MGL 3A

Cập nhật lúc : 09:29 13/12/2021  

Kế hoạch tuần học thứ 52
( Tuần 46 năm 2021, từ 15/11/2021 đến 21/11/2021 )
kế hoạch tuần: GIA ĐÌNH BÉ CẦN ĐỒ DÙNG GÌ?

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN IV

CHỦ ĐỀ NHÁNH : GIA ĐÌNH BÉ CẦN ĐỒ DÙNG GÌ?

Thời gian thực hiện: Từ  15/ 11/ 2021  đến 19/ 11/ 2021.

   Ngày

 

 HĐ     

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

 ĐÓN TRẺ

 

 

 

 

 

 

 

 THỂ DỤC SÁNG

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỂM DANH

 

 

 

TRÒ CHUYỆN

 

 * Đón trẻ:

- Mang khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khẩu.

- Cô vệ sinh thông thoáng phòng lớp sạch sẽ bằng chất khử khuẩn cloruamin B

- Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.

- Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh và trò chuyện với trẻ một số hình ảnh về các hoạt động của trẻ, về các thực phẩm cần thiết để cơ thể lớn lên và khỏe mạnh. Những đồ dùng trong gia đình bé.

- Cho trẻ chơi theo ý thích.

* TDBS:

1. Khởi động: - Cô mở nhạc và cho trẻ đi chạy theo nhạc, đi kiễng chân, gót chân, chạy châm, chạy nhanh, kết hợp với vỗ tay, vẫy tay rồi về 3 hàng

2. Trọng động: Mỗi động tác thực hiện 2l x 8n, cô cho trẻ tập theo nhạc, tập với gậy thể dục

-  HH :Thổi nơ bay.         

- Tay: Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên.

- Lườn: Ngửa người ra sau kết hợp giơ tay lên cao

- Chân: Chân đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về sau.

- Bật : Nhảy lên đưa hai chân sang ngang.

3. Hồi tĩnh:

- Cô cho trẻ đi vẫy tay và hít thở nhẹ nhàng một vòng

- Trẻ thu gom cất dụng cụ gọn gàng cùng cô

* Điểm danh:                      

- Cô cho trẻ phát hiện những bạn vắng mặt.

- Cô nêu lý do của một số bạn vắng mặt hôm nay. Nhắc trẻ nghỉ học biết xin phép cô.


- Trò chuyện với trẻ về cách phòng chống dịch bệnh covid- 19. Trò chuyện với trẻ về các loại thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, và nhắc nhở trẻ thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao cho cơ thể khỏe mạnh.

- Hoặc một số bệnh thay đổi theo thời tiết đột ngột, biết cách giữ ấm cơ thể, biết mặc áo quần phù hợp với thời tiết, uống và ăn thức ăn ấm.

- Tạo tình huống để trẻ giao tiếp bằng lời thể hiện sự quan tâm đến người xung quanh. Kể tên một số đồ dùng trong gia đình bé.

- Nhắc nhở trẻ khi ba mẹ chở các con đến trường nhớ ngồi ngay ngắn, không nghịch chìa khóa xe, không ngồi nghiêng , xoay người bên này bên kía. Nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

HOẠT ĐỘNG HỌC

 

 

LQVH:

Truyện:

Ai đáng khen nhiều hơn.

KPKH:

- Phân loại một số đồ dùng thông thường theo chất liệu , công dụng.

PTVĐ:

-  Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.

TCVĐ: Đập và bắt bóng.

LQVT:

Gộp và đếm các nhóm đối tượng trong phạm vi 7

GDÂN:

VĐ: Múa cho mẹ xem

TCÂN: Ai nhanh nhất

 

1. Dự kiến quan sát: Vườn cổ tích của bé

2. HĐ tập thể:

- TCVĐ/ TCDG:

 Mèo đuổi chuột; Kéo cưa lừa xẻ

3. HĐ tự do: tưới cây, nhặt lá vàng, vẽ phấn, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

1. Dự kiến quan sát: Cây đại phú

2. HĐ tập thể:

- TCVĐ/ TCDG: “Cướp cờ”; “Lộn cầu vồng”

3. HĐ tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

1. Dự kiến quan sát: Cây lá màu

2. HĐ tập thể:

- TCVĐ:  “Tìm người thân”

-TCDG: “ Nu na nu nống”

3. HĐ tự do:  Nhảy bao bố, câu cá,  đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

* Chơi ngoài trời về phát triển vận động.

1. Trò chơi vận động:

” Kéo co”

2. HĐ tự do

 Lăn bóng; Bật liên tục vào vòng; Ném trúng đích thẳng đứng; Câu cá; Đi cà kheo…

1. Dự kiến quan sát: Cây cau cảnh

2. HĐ tập thể:

- TCVĐ: “Thi đi nhanh”.

- TCDG: Chi chi chành chành.

3. HĐ tự do:  Chơi ô ăn quan, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

*Góc đóng vai: Nấu ăn,tổ chức bữa ăn cho ngày nghỉ. Bán một số đồ dùng trong gia đình.Bác sĩ khám bệnh.

* Góc nghệ thuật:

+ Tạo hình: Làm mô hình nhà bằng các vật liệu khác nhau.Chắp ghép các hình tạo nên hình mới. Vẽ cái soong, nồi.

+Âm nhạc: Múa hát,đọc thơ các bài phù hợp với chủ đề gia đình…

*Góc học tập – toán: Làm truyện tranh. Tô màu nối chữ cái.

*Góc xây dựng ghép hình:Xây khu nhà ở của bé. Lắp ghép vườn cây, ao cá ,xích đu,ghế đá,thảm cỏ.

*Góc thiên nhiên: Chơi trồng hoa trên cát.Tưới cây,chăm sóc vườn hoa trước lớp.Chơi câu cá.   

VỆ SINH- ĂN NGỦ

- Vệ sinh:  Rèn kĩ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh lau miệng sau khi ăn. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

- Ăn : Trẻ biết kể tên một số món ăn của địa phương ở lớp, nhà hàng, gia đình.  Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “mời cô” “mời bạn” khi vào bữa ăn. Nhắc nhở trẻ trật tự trong giờ ăn, không nói chuyện, không nhai ngồm ngoàn khi ăn, biết dùng khăn giấy để lau miệng, bỏ rác đúng nơi qui định. Biết ăn chín, uống sôi, không ăn quà vặt.

- Ngủ: cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, dạy trẻ xếp đồ dùng gọn gàng, đánh răng, rửa mặt, soi gương, chải đầu, buộc tóc, sủa sang quần áo.. sau khi ngủ dậy.

CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

Chơi cướp cờ,

Hoàn thành vở LQVT’ ; Múa ” Múa cho mẹ xem; Chơi lắp ghép; Nấu món ăn trong gia đình

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc

- Chơi đồ chơi lắp ghép; Nấu các món ăn trong gia đình; Chơi với các hình học; Nặn đồ dùng gia đình

- Nêu gương cuối ngày.

- Chơi tự do ở các góc

- Hướng dẫn trẻ vẽ cái nồi cái soong., Cho trẻ chơi xâu hoa, xếp đá, xếp nắp chai.

- Nêu gương cuối ngày.

- Chơi tự do ở các góc

Hướng dẫn trẻ cách ngồi học đúng tư thế; Đóng kịch; Chơi gộp các nhóm đối tượng có số lượng 7; Xây nhà của bé; Chơi đomino

- Nêu gương cuối ngày.

- Chơi tự do ở các góc

- Tổ chức biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề.

- Nêu gương cuối tuần.

- Chơi tự do ở các góc

 TRẺ CHUẨN  BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ

- Cho trẻ chơi theo ý thích: chơi trán- cằm tai, mũi bụng- lưng, gối- đầu- mông, xâu hạc, xâu hạc, xâu hoa, xếp hình, xếp cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi, phụ giúp cô giáo làm 1 số việc vừa sức.

-  Dọn dẹp đồ chơi.

- Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và ra về.

- Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “Chào cô” “Chào các bạn”     

                         
Các tin khác