MGL 3A
Kế hoạch tuần học thứ 41
( Tuần 41 năm 2020, từ 05/10/2020 đến 11/10/2020 )
KẾ HOẠCH TUẦN II
Chủ đề nhánh : Cơ thể của tôi
Thời gian : Từ ngày 5 /9/2020 đến ngày 9 /10 /2020
Ngày
HĐ |
Thứ 2 |
Thứ 3 |
Thứ 4 |
Thứ 5 |
Thứ 6 |
|||||||
Đón trẻ
Thể dục sáng
Điểm danh |
* Đón trẻ - Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh và trò chuyện với trẻ một số hình ảnh về các bộ phận trên cơ thể trẻ và chức năng của chúng. - Cho trẻ chơi theo ý thích. * Thể dục sáng + Khởi động: - Cô mở nhạc và cho trẻ đi chạy theo nhạc, đi kiễng chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, kết hợp với vỗ tay, vẫy tay rồi về 3 hàng. + Trọng động Mỗi động tác thực hiện 2l x 8n, cô cho trẻ tập theo nhạc, tập với vòng thể dục - Hô hấp: Gà gáy. - Tay vai: 2 tay đưa lên cao, ra phía trước, sang hai bên - Bụng: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông. - Chân: Đưa ra trước, đưa sang ngang, đưa về sau. - Bật: Chân trước chân sau. + Hồi tĩnh: - Cô cho trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng . Cất dụng cụ thể dục *Điểm danh - Cô cho trẻ phát hiện những bạn vắng mặt. - Cô nêu lý do của một số bạn vắng mặt hôm nay. Nhắc trẻ nghỉ học biết xin phép cô. |
|||||||||||
HOẠT ĐỘNG HỌC
|
LQVH: - Thơ: Tay ngoan
|
LQVT: - Phân biệt phía trái- phía phải của bạn khác. |
PTVĐ: - VĐ mới: “Bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng”. |
KPXH: - Những bộ phận trên cơ thể bé hoạt động như thế nào? (Chức năng hoạt động của các bộ phận và các giác quan) |
Tạo hình: Vẽ và tô màu chân dung bé. |
|||||||
CHƠI NGOÀI TRỜI |
Quan sát sự vật, hiện tượng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ |
* Chơi ngoài trời về phát triển vận động. 1.Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây 2. TC tự do: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động: đi cà kheo, ném bóng vào rổ, nhảy bao bố,lăn bóng, nhảy bật vào vòng.. |
||||||||||
1. Dự kiến quan sát: Cây đu đủ 2. TC tập thể: *TCVĐ/ TCDG : Mèo đuổi chuột/ 3. TC tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi với lá, ô ăn quan, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian... |
1. Dự kiến quan sát: cây bằng lăng 2. TC tập thể: a. TCVĐ: Mèo và chim sẽ b. TCDG: Chi chi chành chành 3. TC tự do: Cắp cua, kéo xe, ô ăn quan, nhảy dây, hất dây chun, vẽ phấn trên sân, ném bóng, chơi với đồ chơi trong sân trường |
1. Dự kiến quan sát: Cây xoài 2. TC tập thể: *TCVĐ/ TCDG:Lộn cầu vồng.
3. TC tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, xâu lá làm mũ, đi cà kheo, câu cá, đá kiện, bóng, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian... |
1. Dự kiến quan sát: bầu trời
2. TC tập thể: a. TCVĐ: Bánh xe quay b. TCDG: Xỉa cá mè.
3. TC tự do: Câu cá, kéo xe, ô ăn quan, nhảy dây, hất dây chun, vẽ phấn trên sân, ném bóng, chơi với đồ chơi trong sân trường |
|||||||||
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC CHƠI |
* Góc xây dựng - lắp ghép : Xây dựng công viên. Lắp ghép. * Góc phân vai : Bác sĩ, nấu ăn,cửa hàng bán lương thực; bán thực phẩm ;bán cây, hoa, cửa hàng ăn uống; bán áo quần,mũ nón.. * Góc học tập : Xem sách, tranh ảnh về bản thân trẻ. Kể chuyện sáng tạo theo tranh. Chơi đôminô, chơi lô tô. Thực hiện các vở: Tập tô, lqvt... * Góc nghệ thuật : Tạo hình: Vẽ các đồ dùng cá nhân mà trẻ thích. Vẽ và tô màu chân dung bé. Làm sách ,tranh về chủ đề bản thân. Nặn một số sản phẩm. Làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu phế thải. Âm nhạc: Biểu diễn các bài hát trong chủ đề. * Góc thiên nhiên :Tưới cây, lau lá cho cây. Chơi với cát nước. Chăm sóc cây xanh trước lớp. |
|||||||||||
VỆ SINH- ĂN NGỦ |
- Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “mời cô” “mời bạn” khi vào bữa ăn. Nhắc nhở trẻ trật tự trong giờ ăn. - Rèn kĩ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh lau miệng sau khi ăn |
|||||||||||
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH |
- Hai cô tổ chức cho trẻ theo 2 nhóm chơi. Chơi: “Trán- cằm- tai”; Chơi góc vận động ngoài sân. - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do |
Hai cô tổ chức cho trẻ theo 2 nhóm chơi. Chơi nghe kể chuyện: Chuyện của dê con - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do |
Hai cô tổ chức cho trẻ theo 2 nhóm chơi. - Trò chơi: Kết bạn; Ôn bài thơ” Tay ngoan”; Hoàn thành vở LQVT - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do |
Hai cô tổ chức cho trẻ theo 2 nhóm chơi. Chơi nhận biết phía trái phải của búp bê; Làm sách tranh về môi trường; Đóng kịch - Nêu gương cuối ngày. - Chơi tự do |
Hai cô tổ chức cho trẻ theo 2 nhóm chơi. Trò chơi “ Gối- đầu- mông”; Chơi “ Nhận biết các giác quan của bé”; Vệ sinh một số góc chơi. - Nêu gương cuối tuần - Chơi tự do. |
|||||||
TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ |
- Dọn dẹp đồ chơi. - Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và ra về. - Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “Chào cô” “Chào các bạn” |
|||||||||||
KẾ HOẠCH TUẦN II: HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC BUỔI SÁNGVÀ HOẠT ĐỘNG GÓC.
THỂ DỤC SÁNG
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng các động tác của tay và chân để tập được các động tác thể dục sáng theo nhạc.
- Trẻ biết hít thở sâu, luyện tập các cơ tay, vai và chân.
2. Kĩ năng:
- Trẻ tập đúng các động tác theo nhạc.
3. Thái độ:
- Trẻ chú ý khi tập thể dục, biết cất dụng cụ khi tập xong, không nói chuyện khi tập thể dục.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Địa điểm tập thoáng mát, an toàn.
- Dụng cụ thể dục đủ cho cả cô và trẻ.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
- Đầu đĩa, đĩa nhạc thể dục.
III. Tổ chức thực hiện
1. Khởi động:
- Cô mở nhạc và cho trẻ đi chạy theo nhạc, đi kiễng chân, gót chân, chạy châm, chạy nhanh, kết hợp vẫy tay, vỗ tay rồi về 4 hàng
2. Trọng động
Mỗi động tác thực hiện 2l x 8n, cô cho trẻ tập theo nhạc, tập với vòng thể dục
- Hô hấp: Gà gáy.
- Tay vai: 2 tay đưa lên cao, ra phía trước, sang hai bên
- Bụng: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông.
- Chân: Đưa ra trước, đưa sang ngang, đưa về sau.
- Bật: chân trước chân sau.
3. Hồi tỉnh:
- Cô cho trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng một vòng
- Cô cho trẻ đi cất dụng cụ
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết chọn vai chơi và biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp vai chơi.
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết giao lưu giữa các góc chơi, biết phân công nhiệm vụ khi chơi.
- Trẻ biết thể hiện hành động phù hợp vai chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ biết nhường nhịn bạn khi chơi.
- Trẻ biết cất dọn đồ dùng sau khi chơi xong.
- Trẻ chơi hứng thú.
II.Chuẩn bị:
* Góc xây dựng:
- Đồ chơi lắp ghép
- Các khối gỗ, cây, cỏ, hàng rào
- Một số cây, cây cảnh, cộtđèn
* Góc phân vai:
- Chậu cây, một số sản phẩm: mũ, áo quần, túi xách, dép...
- Một số dụng cụ: sách, vở, bút, màu, đất nặn, cặp sách… để bán hàng
- Các loại thứcăn, rau, củ, quả, sữa bánh...
- Đồ dùng nấuăn
- Ống nghe, ống tiêm, hộp thuốc, áo bác sĩ
* Góc học tập, đọc sách:
- Tranh ảnh về bản thân trẻ, lô tô, thẻ chữ cái, chữ số, đôminô.
- Truyện, vở tập của trẻ (Vở tập tô, lqvt, vở vẽ...)
* Góc nghệ thuật:
- Giấy, màu, một số nguyên vật liệu: Bìa lịch, vỏ hộp sữa chua, hoa, lá rụng
- Kéo, hồ, màu nước, đất nặn
- Một số bài hát,đầu đĩa, đĩa nhạc.
* Góc thiên nhiên:
- Cát, nước, khuông đúc bánh,…
- Màu nước, xốp, sỏi
- Chai nhựa nhiều cỡ, bình tưới.
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1. Ổn định: - Cô hỏi trẻ đã đến giờ gì? - Cho trẻ chơi: “ Tay thò tay thụt”. nếu bạn nào bị bắt sẽ kể tên các nhóm chất dinh dưỡng cần cho cơ thể. - Cô giới thiệu: Bạn nào thích nấu những món ăn để giúp cơ thể khỏe mạnh thì chơi góc phân vai.( Nấu ăn) Hoạt động 2. Trẻ thực hiện. - Cô cho trẻ nhẹ nhàng về góc chơi. - Trẻ tự chọn góc chơi, và thỏa thuận vai chơi. - Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ Hoạt động 3. Kết thúc : - Cô nhận xét góc chơi, khen trẻ và cho trẻ cất đồ dùng các góc chơi |
- Giờ hoạt động góc. - Trẻ chơi - Trẻ nhẹ nhàng về các góc chơi. - Trẻ thu dọn đồ chơi và đi rửa tay. |