Khối MGL
Kế hoạch năm 2022-2023
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT EM
YÊUTẾT VÀ MÙA XUÂN
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT EM YÊU
Thời gian: 4 tuần, từ ngày 20/ 12/ 2021 đến ngày 14 /01/ 2022
LĨNH VỰC |
NỘI DUNG |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
* Phát triển vận động: 1. Bò chui qua cổng. Trẻ chui qua cổng không chạm cổng. 2. Bò theo đường dích dắc qua 7 điểm. Trẻ bò qua các điểm dích dắc không chạm vào các điểm. 3. Trèo lên xuống 7 gióng thang. Trẻ biết trèo lên xuống thang liên tục phối hợp tay nọ chân kia. 4. Đi và đập bắt bóng. Trẻ vừa đi vừa đập và bắt bóng không ôm bóng vào người cho đến đích. 5. Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút . Tham gia các hoạt động học tích cực, không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật… - Trẻ biết đan tết, cài mở cúc áo, cầm kéo cắt các đường thẳng, cong, cầm bút tô thành thạo…. *Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe: 6. Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật. Trẻ biết ăn uống không nhai ngồm ngoàm, biết nhặt cơm đổ bỏ vào đĩa, biết không gần các con vật có hại. -Trẻ tích cực, mạnh dạn tham gia hoạt động, chú ý khi luyện tập, thực hiện tốt yêu cầu của cô.Trẻ có hành vi văn minh trong ăn uống. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
* Khám phá khoa học: 7.Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình.Trẻ biết tên và các đặc điểm, lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình 8. Trò chuyện về các con vật sống dưới nước. Trẻ biết tên và các đặc điểm, lợi ích của các con vật sống dưới nước 9. Trò chuyện về các con vật sống trong rừng. Trẻ biết tên và các đặc điểm, lợi ích của các con vật sống trong rừng 10.Trò chuyện về các con côn trùng-chim. Trẻ biết tên và các đặc điểm, lợi ích của các con côn trùng- chim * Làm quen với toán: 11. Đếm đến 8, các nhóm có 8 đối tượng, chữ số 8. Trẻ biết đếm từ trái sang phải, đếm đúng nhóm số lượng trong phạm vi 8. 12. Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 8. Rèn kỹ năng chọn số tương ứng với nhóm đồ vật và ngược lại. 13. Tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 8 và đếm. Trẻ có kỹ năng tách nhóm đối tượng trong phạm vi 8 và đếm 14. Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 8 và đếm. Trẻ có kỹ năng gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 8 và đếm. - Trẻ hứng thú, mạnh dạn tham gia hoạt động, biết yêu quý các con vật nuôi, tránh xa các con vật có hại, biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
* Phát triển khả năng nghe nói, LQVH: 15. Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi để chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động. Trẻ biết nói để bạn nghe hiểu và phối hợp hoàn thành các hoạt động 16. Đọc thơ” Gà con và mèo mướp”, ” Mèo đi câu cá”, “ Nàng tiên ốc”, “ Ong và bướm”. Kể chuyện” Chú dê đen”. Trẻ đọc thơ rõ ràng, ngắt đúng nhịp điệu của bài thơ, biết kể lại nội dung câu chuyện, biết được nội dung của bài thơ, câu chuyện. * LQCC: 17. Làm quen nhóm chữ cái i- t- c, tập tô chữ cái i-t-c. Phát âm rõ ràng các chữ cái i- t- c, trẻ tô chữ cái i-t-c không lem ra ngoài. - Trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật có lợi, tránh xa các con vật có hại, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, vở cẩn thận |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI |
18. Thích chăm sóc các con vật quen thuộc. Trẻ biết cho các con vật nuôi ăn, uống, yêu quý các con vật quen thuộc 19. Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi. Trao đổi, hướng dẫn bạn trong hoạt động cùng nhóm, vui vẻ chia sẻ đồ chơi với bạn. 20. Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác . Mô tả được ảnh hưởng hành động của mình đến tình cảm và hành động của người khác, giải thích được hành vi của mình hoặc của người khác sẽ gây phản ứng như thế nào. - Trẻ biết yêu quý chăm sóc các con vật quen thuộc, biết giúp đỡ, an ủi, chia vui với người thân và bạn |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MĨ |
* Hoạt động âm nhạc: 21. Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về các con vật: Con cún con; Gà trống mèo con và cún con; Cá vàng bơi; Chú voi con ở bản Đôn; Chim mẹ chim con; Chim bay…. * Tạo hình: 22. Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn:Trẻ vẽ được: Con gà trống; Xé dán đàn cá; Cắt, dán động vật sống trong rừng. Trẻ dán các hình vào đúng vị trí không làm nhăn hình.Trẻ có kỹ năng thực hiện một số sản phẩm tạo hình về các con vật. - Trẻ hát và vận động đúng giai điệu, lời ca, và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.Trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra. |
MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT EM YÊU
Thời gian: 4 tuần. từ ngày 20/ 12/ 2021 đến ngày 14 /01/ 2022
Động vật nuôi trong nhà
-Tên gọi
- Đặc điểm nổi bật, sự sống và khác nhau của một số con vật
- Mối quan hệ giữa cấu tạo của các con vật với môi trường sống, vận động, cách kiếm ăn
- Quá trình phát triển
- Cách tiếp xúc với các con vật (an toàn) và giữ gìn vệ sinh
- Cách chăm sóc, bảo vệ con vật ,bảo vệ môi trường và ích lợi khi nuôi chúng
Động vật sống dưới nước
-Tên gọi
- Đặc điểm nổi bật, “ cấu tạo vận đông nơi sống” sự giống và khác nhau về cáu tạo, môi trường sống ,thức ăn thói quen kiếm mồi và cách tự vệ.
- Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống
- Cách bảo vệ chúng, bảo vệ môi trường
- Ích lợi của các con vật và tác hại của chúng .
Một số con vật sống trong rừng
- Tên gọi của các con vật
- Đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau của các con vật
- Quá trình phát triển
- Ích lợi/ tác hại của 1 số con vật
- Mối quan hệ giữa môi trường sống và cấu tạo vận động, tiếng kêu, thức ăn, thói quen kiếm mồi, tự vệ của các con vật
- Nguy cơ tuyệt chủng của 1 số loài động vật quí hiếm cần được bảo vệ
- Tránh xa những con vật hung dữ.
Côn trùng- Chim
- Tên gọi của các con vật
- Đặc điểm nổi bật về cấu tạo, sự sống sinh sản và khác nhau giữa 1 số côn trùng, giống và khác nhau của 1 số loài chim
- Cấu tạo, màu sắc, vận động, thức ăn, thói quen kiếm mồi, tự vệ...
- Ích lợi hay tác hại của chúng
- Bảo vệ hay diệt trừ và cách phòng tránh
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT EM YÊU
Thời gian: 4 tuần. từ ngày 20/ 12/ 2021 đến ngày 14 /01/ 2022
Phát triển thể chất
* Phát triển vận động:
HĐH:
- Bò chui qua cổng.
- Bò theo đường dích dắc qua 7 điểm
- Trèo lên xuống 7 gióng thang.
- Đi và đập bóng.
- Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút .
- Rèn luyện sự khéo léo đôi bàn tay, bàn chân
*Dinh dưỡng- sức khỏe:
HĐĂ, HĐCTYT, HĐCNT:
- Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật.
- Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng 1 số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Phát triển nhận thức
*Khám phá khoa học
HĐH:
- Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình
- Trò chuyện về các con vật sống trong rừng
- Trò chuyện về các con vật sống dưới nước
- Trò chuyện về các con côn trùng- chim
HĐCTYT: Thi xem đội nào nhanh; Đoán đúng tên các con vật…
*Làm quen với toán
HĐH:
- Đếm đến 8, các nhóm có 8 đối tượng, chữ số 8
- Các chữ số, số lượng, số thứ tự trong phạm vi 8.
- Tách nhóm có 8 đối tượng và đếm
- Gộp nhóm có 8 đối tượng và đếm
- HĐCTYT: Xây dựng trang trại chăn nuôi có số lượng 8 con vật; Tìm đồ chơi quanh lớp có số lượng 8..
Phát triển ngôn ngữ
*Làm quen văn học
HĐH:
- Chuyện- Chú dê đen; Bác gấu đen và hai chú thỏ
- Thơ: Gà con và mèo mướp; Mèo đi câu cá; Gà nở; Nàng tiên ốc; Con cá vàng; Đàn kiến
- Trẻ nói được tên bài thơ, tên truyện, hiểu nội dung, biết kể lại nội dung câu chuyện
*Làm quen chữ cái
HĐH:
- Làm quen i,t,c ; Tập tô i,t,c
HĐCTYT, HĐG :
- Nhận biết chữ cái qua tên gọi của 1 số động vật.
- Sao chép từ chứa chữ cái của một số con vật.
- Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi để chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động
- Chơi đóng kịch các nhân vật trong câu chuyện; Gắn tranh còn thiếu vào chổ trống của bài thơ…
Phát triển tình cảm- xã hội
HDĐTT, HĐCTYT, HĐCNT
-Trò chuyện về thế giới động vật các con vật gần gũi với trẻ, các con vật mà trẻ thích
- Trò chuyện với công việc người chăn nuôi
- Thích chăm sóc các con vật quen thuộc.
- Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi.
- Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác
- Chơi: phòng khám thú y, các nhà nghiên cứu, của hàng thực phẩm, thú nhồi bông, trang trại chăn nuôi
Phát triển thẩm mỹ
*Tạo hình
HĐH:
- Trẻ vẽ được con gà trống.
- Xé dán đàn cá
- Cắt, dán động vật sống trong rừng.
- Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn
- HĐCTYT, HĐG: Làm đồ dùng bằng vật liệu phế thải
*Âm nhạc:
HĐH:
-VĐ: Con cún con; Vì sao chim bay hót;Gà trống mèo con và cún con; Chim mẹ chim con. ..
- Dạy hát : Rửa mặt như mèo;Đố bạn; Cái bống; Chú voi con ở Bản Đôn..
- Nghe hát: Dắt trâu ra đồng; Gọi bướm; Cò lả; Em như chim bồ câu trắng; Lý con sáo..
- Trò chơi âm nhạc: Xúc sắc kỳ diệu; Hát theo hình vẽ, Nghe tiếng hát tìm con vật, Nghe tiếng kêu đoán tên con vật, sol_mi, nghe tiết tấu nhảy vào chuồng.
- HĐCTYT: Biểu diễn văn nghệ.
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: TẾT VÀ MÙA XUÂN
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2 TUẦN
Từ ngày 17/01/ 2022 đến 28/01/2022
LĨNH VỰC |
MỤC TIÊU |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
* Phát triển vận động: 1. Ném trúng đích bằng 1 tay.Trẻ có kỹ năng đưa tay từ dưới lên trên và ném trúng đích bằng một tay 2. Bật liên tục về phía trước. Trẻ có kỹ năng khụy gối để lấy đà, bật liên tục về phía trước và chạm đất bằng mũi bàn chân. Trẻ biết đan tết, cài mở cúc áo, cầm kéo cắt các đường thẳng, cong, cầm bút tô thành thạo…. *Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe: 3. Trẻ biết không chơi những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. Trẻ giải thích được tác hại của một số đồ chơi có thể gây nguy hiểm, biết khuyên bạn không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. 4. Trẻ ăn uống điều độ, đảm bảo vệ sinh an toàn trong ngày Tết, không ăn nhiều bánh kẹo ngọt để phòng sâu răng, biết uống nước, đánh răng sau khi ăn bánh kẹo.. - Hình thành tính hứng thú luyện tập, tính tự giác, tinh thần tập thể. Biết giữ an toàn và vệ sinh trong ngày Tết. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
* Khám phá khoa học: 5. Những dấu hiệu báo hiệu mùa xuân về: mưa xuân, gió, nắng ấm ấp, khí hậu ẩm ướt. Biết được không khí náo nhiệt chuẩn bị đón xuân ở trường và ở nhà. 6. Trò chuyện về ngày Tết Nguyên Đán. Trẻ biết phong tục tập quán- các món ăn của ngày Tết. Trẻ biết thăm và chúc tết những người thân. 7. Trò chuyện về mùa xuân. Trẻ biết được các dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân, và các hoạt động của con người trong mùa xuân. * Làm quen với toán: 8. Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày. Trẻ nói được tên thứ của các ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai, nói được hôm qua đã làm gì, hôm nay đã làm gì… 9. Trẻ biết đo độ dài của 1 đối tượng bằng một thước đo. Trẻ có kỹ năng đo và đếm, so sánh độ dài qua thước đo. 10. So sánh, phát hiện theo quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc. Trẻ biết cách sắp xếp đúng theo quy tắc. - Trẻ biết yêu quý Tết và mùa xuân. Trẻ tích cực, hứng thú tham gia hoạt động. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
* Làm quen văn học: 11.Trẻ nhận biết được các chữ, biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói. Hiểu rằng chữ viết thể hiện các từ, câu của lời nói, một từ nói ra có thể viết được bằng ký hiệu chữ viết. 12. Trẻ biết kể lại nội dung câu chuyện đã nghe thuộc các bài thơ đã học :» Sự tích bánh chưng bánh giày », « Sự tích cây nêu ngày Tết », « Tết đang vào nhà » … * Làm quen chữ cái: 13. Làm quen nhóm chữ cái b, d, đ; Tập tô nhóm chữ cái b, d, đ. Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, phát âm đúng nhóm b,d, đ; Và tô chữ cái trùng khít tô không lem ra ngoài. - Trẻ ý thức học tập, biết làm theo yêu cầu của cô, biết thực hiện công việc đến cùng. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI |
14. Lắng nghe ý kiến của người khác. Nhìn vào người khác khi họ đang nói, không cắt ngang lời khi người khác đang nói. 15.Trẻ thích chăm sóc cây cối quen thuộc. Trẻ biết quan tâm hỏi han về sự phát triển, cách chăm sóc các loại cây quen thuộc. Biết giữ gìn bảo vệ cây - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ |
* Hoạt động tạo hình: 16.Trẻ nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.Trẻ biết làm một số sản phẩm tạo hình: Trang trí bưu thiếp ngày Tết; Biết làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải. Trẻ bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm tạo hình * Hoạt động âm nhạc: 17. Biết hát và vận động theo nhạc, biết lắng nghe giai điệu của một số bài hát về Tết và mùa xuân: ”Sắp đến Tết rồi”, “Em thêm một tuổi”, “ Bé chúc xuân”, “ Ngày Tết quê em”, “ Đón ông thần tài” . - Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình của bạn. Biết hưởng ứng theo nhạc |
MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ: TẾT VÀ MÙA XUÂN
Từ ngày 17/01/2022 đến 28/01/2022
NGÀY TẾT QUÊ EM
- Kể về hoa, quả ngày Tết.
- Kế được các món ăn ngày Tết
- Biết được một số phong tục cổ truyền của dân tộc để đón Tết: Mâm ngũ quả, gói bánh chưng bánh giày, làm mứt..
- Biết được một số trò chơi dân gian được chơi ngày Tết ở quê.
- Biết được sự náo nhiệt trong phiên chợ Tết.
- Biết chúc Tết ông bà, bố mẹ, và mọi người khi đi chơi Tết
MÙA XUÂN TƯƠI ĐẸP
- Đặc điểm của thực vật vào mùa xuân và các mùa khác.
- Những đặc điểm giống nhau và khác nhau của thời tiết mùa xuân với các mùa khác.
- Biết được các loại hoa nở vào mùa xuân.
- Biết được thứ tự và đặc trưng các mùa trong năm.
- Các con vật vào mùa xuân: chim én, bướm…
- Những dấu hiệu báo hiệu mùa xuân về: mưa xuân, gió, nắng ấm ấp, khí hậu ẩm ướt.
- Biết được không khí náo nhiệt chuẩn bị đón xuân ở trường và ở nhà.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: TẾT VÀ MÙA XUÂN
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Phát triển vận động:
HĐH:
- Ném trúng đích bằng 1 tay.
- Bật liên tục về phía trước
- HĐCTYT “ Thi đi nhanh”, “ Đập bóng”, “Chó sói xấu tính”…
* Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe:
- HĐCNT/ HĐTYT: Trẻ biết không chơi những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm.
- HĐĂ: Ăn uống điều độ, đảm bảo vệ sinh an toàn trong ngày Tết, không ăn nhiều bánh kẹo ngọt để phòng sâu răng.
- HĐH, HĐCTYT: Rèn luyện vận động tinh của đôi bàn tay bàn chân.
- HĐCTYT: Phân loại các nhóm thực phẩm trong ngày Tết. Chọn rau, tìm họ, hái quả, ăn gì nhanh lớn, kể tên nhóm thực phẩm
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Khám phá khoa học:
- HĐ mọi lúc mọi nơi: Những dấu hiệu báo hiệu mùa xuân về: mưa xuân, gió, nắng ấm ấp, khí hậu ẩm ướt. Biết được không khí náo nhiệt chuẩn bị đón xuân ở trường và ở nhà
- HĐH: Trò chuyện về mùa xuân- HĐH: Trò chuyện về ngày Tết Nguyên Đán. |
- HĐCTYT: Đoán đúng tên các loại mứt bánh ngày Tết, Chợ hoa ngày Tết, Phân biệt thời tiết mùa xuân với các mùa khác
* Làm quen với toán:
- HĐ đón – trả trẻ: Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày.
- HĐH: Nhận biết mục đích của phép đo.
- HĐH: So sánh, phát hiện theo quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc
-HĐCTYT : Thi xem ai đo đúng, người thợ may giỏi, thi ai sắp xếp đúng theo quy tắc….
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* Làm quen văn học:
+ HĐH: Trẻ biết kể lại nội dung câu chuyện đã nghe, thuộc các bài thơ đã học :» Sự tích bánh chưng bánh giày », « Sự tích cây nêu ngày Tết », « Tết đang vào nhà » …hoặc các câu chuyện của địa phương phù hợp với chủ đề.
- HĐ đón- trả trẻ: Mô tả, kể sáng tạo về một buổi tham quan vườn hoa ngày Tết.
+HĐCTYT:
- Đồng dao, ca dao về Tết và mùa xuân.
- Làm sách về Tết và mùa xuân.
- Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.
- Đóng vai các nhân vật trong câu chuyện, diễn thơ…
* LQCC:
- HĐH: Nhận biết và phát âm b, d, đ.
- HĐCTYT: Nhận biết các chữ cái trong thẻ tên của Tết và mùa xuân, ghép chữ cái về các loài hoa, quả ngày Tết.
PHÁT TRIỂN TC & QHXH
- HĐ cả ngày: Lắng nghe ý kiến của người khác.
+ HĐCNT:
- Trẻ thích chăm sóc cây cối quen thuộc.
- Thực hành trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ cây, bảo vệ môi trường.
- HĐC: Cửa hàng thực phẩm
- HĐH/ HĐG: Kể về những hoa quả trong ngày Tết, những phong tục tập quán của ngày Tết.
+ HĐCTYT: Xây công viên, vườn rau, vườn cây, xây chợ hoa ngày Tết, ghép hoa, ghép cây, nhặt lá vàng trong sân trường, Chăm sóc cây cối, lau chùi sắp xếp đồ dùng đồ chơi….
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
* Tạo hình
- HĐH/HĐG: Trẻ nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
- HĐH: Trang trí bưu thiếp ngày Tết
- HĐH/HĐTYT: Làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu phế thải.
- HĐG: Trang trí bánh chưng bánh giày, gói quà..
* Âm nhạc:
+HĐH/HĐG/HĐTYT:
- Hát, múa, vận động, nghe những bài hát về Tết và mùa xuân, sắp đến Tết rồi, chúc tết, mùa xuân của bé, cùng hát múa mùng xuân…
- Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát đoán tên bạn, bắt chước âm thanh trong thiên nhiên, xem hình đoán tên bạn, hãy làm theo hiệu lệnh…
- Biểu diễn văn nghệ, hát về các loại hoa quả ngày Tết.