Bé chẳng học, lớn làm gì?''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tháng

Khối MGL

Cập nhật lúc : 21:31 01/07/2020  

Kế hoạch năm 2020-2021

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Thời gian thực hiện: 2 tuần. Từ ngày 04/5/2020 đến ngày 15/5/2020

 

LĨNH VỰC

MỤC TIÊU

Lĩnh vực phát triển thể chất

* Phát triển vận động

1.Trẻ biết nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu. Khi nhảy, nhảy liên tục và biết nghe theo hiệu lệnh của cô.

2. Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế dài 1,5mx30m. Trẻ biết trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục đúng kỹ thuật.

- Trẻ biết đan tết, cài mở cúc áo, cầm kéo cắt các đường thẳng, cong, cầm bút tô thành thạo….

* Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe

3. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa hè. Biết ăn chín ,uống sôi,không ăn quà vặt. Biết gọi tên và trò chuyện về các món ăn.

Lĩnh vực phát triển nhận thức

* LQVT:

4. Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo .Trẻ biết so sánh dung tích của ba đối tượng, trẻ chỉ ra được các dụng cụ  và nêu kết quả đo

5. Trẻ  nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày. Trẻ nói được tên thứ của các ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai.

* Khám phá khoa học:

6.Tìm hiểu về nước (nguồn nước, trạng thái, lợi ích,…) Trẻ có kĩ năng phân biệt được các loại nước hằng ngày.

7. Tìm hiểu về năng lượng gió. Trẻ biết được các nguồn năng lượng gió thiên nhiên, gió nhân tạo.

8. Trẻ biết dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. Trẻ chú ý quan sát và đoán hiện tượng có thể xảy ra tiếp theo( VD: mẹ ơi trời nhiều sao thế thì mai sẽ nắng to đấy; tớ đoán trời sẽ mưa vì gió to và có nhiều mây đen lắm…)

9. Trẻ nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống. Trẻ gọi tên các mùa trong năm nơi trẻ sống, nêu được đặc điểm đặc trưng của mùa đó.

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

*Phát triển khả năng nghe nói,LQVH:

10. Trẻ biết tên câu chuyện, các nhân vật trong truyện “Giọt nước tí xíu”; “Sự tích ngày và đêm”;” Mùa hè tuyệt vời”.Trẻ có kĩ năng phân biệt ngữ điệu các nhân vật.

11. Trẻ hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi. Trẻ thực hiện lựa chọn các vật, hiện tượng theo tập hợp nhóm theo yêu cầu, và nói được một số từ khái quát chỉ các vật.

*LQCC:

12. Trẻ biết bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái. Trẻ cầm bút viết và ngồi để  viết đúng cách, sao chép các từ theo trật tự cố định trong các hoạt động.

13. Trẻ nhận biết và phát âm đúng nhóm chữ cái p, q, g, y; Trẻ biết tô màu trùng khít, đẹp các chữ cái p, q, g, y. Rèn kĩ năng phát triển tư duy cho trẻ.

Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội

14. Trẻ biết thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh. Trẻ  tự điều chỉnh hành vi, thái độ cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.

15. Trẻ biết nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường. Trẻ nhận ra hành vi đúng sai của mọi người trong ứng xử với môi trường xung quanh.

16. Trẻ có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống.

Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

* Tạo hình:

16. Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản. Trẻ biết vẽ cảnh biển; Xé, dán mây; Vẽ trang phục theo mùa theo ý thích. Trẻ có kỹ năng làm các sản phẩm đơn giản từ các vật liệu khác nhau. Trẻ biết cách cầm bút để vẽ, biết bôi hồ, dán cân đối.

* Âm nhạc:

17. Trẻ biết lắng nghe cô hát có cảm xúc và biết hưởng ứng theo lời bài hát, hát tự nhiên, thể hiện xúc cảm, vận động nhịp nhàng theo nhạc các bài hát về chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên”: Tập rửa mặt; Trời nắng trời mưa; Cho tôi đi làm mưa với; Tia nắng hạt mưa..

 

MẠNG NỘI DUNG

CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Thời gian thực hiện: 04/ 5 / 2020 đến ngày 15/ 5 / 2020

Sự kỳ diệu của nước

- Các nguồn nước trong môi trường sống và các nguồn nước sạch dung trong sinh hoạt

- Lợi ích của nước đối với đời sống con người, con vật và cây cối xung quanh

- Nguyên nhân gây ô nhiễm nước, cách giữ gìn, bảo vệ nguồn nước và tiét kiệm nước

- Trạng thái của nước: Rắn, lỏng, hơi. Và một số đặc điểm, tính chất của nước ( không, mùi, không màu, không vị)

- Phòng các tai nạn về nước

Mùa và các hiện tượng tự nhiên:

- Mùa:  Xuân- Hạ - Thu - Đông

- Một số hiện tượng thời tiết như: Mưa, Nắng, Sấm sét, Sương mù…..

- Mặt trời,mặt trăng,sự thay đổi tuần hoàn ngày và đêm.

- Biết bảo vệ cây xanh để có môi trường xanh, sạch đẹp

- Một số bệnh theo mùa cần phòng tránh và cách phòng tránh.

MẠNG HOẠT ĐỘNG

CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Thời gian thực hiện: Từ  ngày 04 / 5 /2020 đến ngày 15/5/2020


PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

* Phát triển vận động:

  - Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.

- Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế dài 1,5mx30m.

- Hoạt động chơi: thả diều, chơi chong chóng…

* Dinh dưỡng – sức khỏe:

-Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa hè

- Biết ăn chín ,uống sôi,không ăn quà vặt

- Gọi tên và trò chuyện về các món ăn.

- Hoạt động chơi: Chọn rau, tìm họ, hái quả…

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* Khám phá khoa học:

-Tìm hiểu về nước

-Tìm hiểu về gió

-Tìm hiểu về thời tiết và các hoạt động mùa hè

- Trẻ biết dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.

-Trẻ nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống.

- Hoạt động chơi: Thả thuyền giấy, gấp quạt giấy…

* Làm quen với toán:

-.Đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả đo

- Dạy trẻ nhận biết : hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hằng ngày

- Hoạt động chơi: Phân nhóm quần áo theo mùa và đếm số lượng.;Đong nước đổ vào chai,….

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

* Làm quen văn học:

- Nghe và kể chuyện: “Sự tích ngày và đêm”, “Giọt nước tí xíu”

- Đọc thơ : “Mùa hè tuyệt vời”,” Ông mặt trời”, “Sắp mưa”

-Trẻ hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.

- Hoạt động chơi: Đóng kịch, diễn thơ….

*Làm quen chữ cái

- Trẻ biết bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái.

- Nhận biết và phát âm p,q; g, y

- Hoạt động chơi: Tìm các chữ cái có trong từ về nước và hiện tượng tự nhiên; Hãy nói nhanh; Làm sách về nước và các hiện tượng tự nhiên; Đọc thơ, ca dao, vè có chứa nhóm p, q và g, y

PHÁT TRIỂN TC & QHXH

- Có ý thức tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống

- Thực hiện chăm sóc cây, vật nuôi và tiết kiệm nước.

- Trẻ biết thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.

-Trẻ biết nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường.

- Trò chuyện với trẻ về các ngày trong tuần về thời gian sáng, trưa, chiều, tối

- Hoạt động chơi: Đóng vai Xây hồ nước, ghép hoa, ghép cây, nhặt lá vàng trong sân trườn, lau chùi sắp xếp đồ dùng đồ chơi….

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

* Tạo hình

- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.

- Vẽ cảnh biển

- Xé dán mây

- Vẽ trang phục theo mùa theo ý thích

- Hoạt động chơi: Ghép hình, xếp hạt..

* Âm nhạc:

- Hát, múa, vận động, nghe những bài  hát về nước và các hiện tượng tự nhiên: Mây và gió;Cho tôi đi làm mưa với; Tập rửa mặt;Mưa rơi; Trời nắng  trời mưa…

- Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát; Nghe tiếng hát tìm đồ vật; Hãy làm theo hiệu lệnh…

- Hoạt động chơi: Biểu diễn văn nghệ…

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG - ĐẤT NƯỚC - BÁC HỒ 

 THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2 TUẦN

          Từ ngày 18/ 5/2020 đến ngày  29 /5 /2020

LĨNH VỰC

MỤC TIÊU

 

 

 

 

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

 

 

* Phát triển vận động:

1.  Trẻ biết trèo lên xuống ghế. Trẻ biết phối hợp tay nọ chân kia để trèo lên xuống ghế.

2.  Trẻ trèo lên xuống thang ở độ cao 1.5m so với mặt đất. Trẻ biết trèo lên xuống 7 gióng thang; trèo lên, xuống liên tục phối hợp tay nọ chân kia.

- Trẻ biết đan tết, cài mở cúc áo, cầm kéo cắt các đường thẳng, cong, cầm bút tô thành thạo….

* Giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe:

3.  Trẻ biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm.  Trẻ nhận ra một số việc làm gây nguy hiểm. Kể được một số việc làm có thể gây nguy hiểm đối với  bản thân và những người xung quanh. Nhắc nhở hoặc báo người lớn khi thấy người khác làm một số việc có thể gây nguy hiểm.

4.  Trẻ biết được một số món ăn đặc sản của quê hương, đất nước như: bánh lọc,cơm hến, mè xửng, tôm chua.. .trẻ yêu thích các món ăn đặc sản của quê hương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

 

* Khám phá xã hội:

5.  Trẻ nhận biết địa danh ở 3 miền. Trẻ biết địa danh 3 miền Bắc, Trung, Nam nổi bật là Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

6.  Trẻ  trò chuyện về Bác Hồ.  Trẻ biết ngày sinh và ngày mất của Bác, biết quê hương bên nội và bên ngoại của Bác, biết nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước…

7.   Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống. Trẻ kể hoặc trả lời được một số di tích, danh lam, thắng cảnh, công viên, trường học, nơi mua sắm.. Đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam, thắng cảnh, công viên, trường học, nơi mua sắm..

8.  Trẻ  biết được tên nước Việt Nam, tên địa danh của quê hương. Nhận biết cờ tổ quốc, biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam. Biết đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc. Trẻ biết tên nước, tên quê hương là Huế, biết cờ đỏ sao vàng, biết thủ đô Hà Nội,biết Việt Nam có 54 dân tộc.

* Làm quen với toán:

9.   Trẻ xác định phía trái phải của đối tượng khác.  Trẻ phân biệt được phía phải, phía trái của bản thân và của đối tượng khác

10. Trẻ chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu. Trẻ nhận biết gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các hình khối đó trong thực tế

11.  Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ. Trẻ nói được lịch, đồng hồ dùng để làm gì. Nói được ngày trên lốc lịch.Nói được giờ chẵn trên đồng hồ…

 

 

 

 

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

* Phát triển khả năng nghe nói, LQVH:

12.     Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói . Dùng câu hỏi để hỏi lại.Nhún vai, nghiêng đầu, nhíu mày…ý muốn làm rõ một thông tin khi nghe mà không hiểu

13.  Biết ý nghĩa của một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống. Hiểu được một số kí hiệu, biểu tượng kí hiệu xung quanh: kí hiệu một số biển báo giao thông đã được học, cấm hút thuốc, cột xăng, kí hiệu đồ dùng cá nhân của mình và các bạn …

14. Trẻ đọc thơ” Ảnh Bác”, chuyện ‘ Thánh Gióng”, “ Sự tích Hồ Gươm”. Trẻ đọc thơ diễn cảm, thuộc bài thơ, hiểu nội dung câu chuyện và kể lại chuyện.

* LQCC:

15.  Trẻ làm quen chữ cái g,y s, x; Trẻ tập tô nhóm chữ cái g,y, s, x.   Trẻ nhận biết và phát âm rõ ràng chữ cái g,y,s, x; Trẻ biết tô các chữ cái trùng khít, không lem ra ngoài.

16.  Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Nhận dạng được các chữ cái viết thường hoặc viết hoa và phát âm đúng các âm của các chữ cái đã được học. Phân biệt được đâu là chữ cái đâu là chữ số.

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- QHXH

17.Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn. Chấp hành và thực hiện sự phân công của người điều hành với thái độ sẵn sàng vui vẻ. Thực hiện nhiệm vụ với thái độ sẵn sàng vui vẻ.

18. Trẻ biết yêu quý, tự hào về quê hương của mình.

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

* Tạo hình:

19. Thể hiện sự  thích thú trước cái đẹp. Nhận ra được cái đẹp. Những biểu hiện thích thú trước cái đẹp: reo lên, xuýt xoa khi nhìn thấy đồ vật, cảnh vật đẹp…

20.   Trẻ biết vẽ cảnh quê hương em. Vẽ vườn hoa lăng Bác. Trẻ có kỹ năng vẽ và tô màu về quê hương và vườn hoa lăng Bác

* Âm nhạc:

21.  Trẻ hát, nghe hát và vận động các bài hát: Quê hương tươi đẹp;Em mơ gặp Bác Hồ; Lý mười thương; Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh; Lý cây bông....Trẻ thuộc các bài hát trong chủ đề”Quê hương – đất nước -  Bác Hồ”, biết hưởng ứng khi nghe cô hát và vận động múa nhịp nhàng theo nhạc.

 

 

 










































MẠNG NỘI DUNG

Chủ đề:Quê hương - Đất nước- Bác Hồ

Thành phố Huế yêu thương

- Tên gọi, địa danh nổi tiếng

- Một số đặc trưng văn hoá: Truyền thống, phong tục, trang phục,dân tộc,món ăn đặc sản,nghề truyền thống

- Lễ hội, âm nhạc,trò chơi dân gian

- Yêu mến quê hương,bảo vệ giữ gìn môi trường,cảnh quan văn hoá

Đất nước- Bác Hồ kính yêu

- Tên gọi,quốc kì,quốc ca

- Một số địa danh nổi tiếng

- Một số ngày lễ hội: Ngày quốc khánh 2 tháng 9,Tết Nguyên đán,Tết trung thu, ngày giải phóng hoàn toàn Miền nam

- Việt Nam có nhiều dân tộc,các bạn nhỏ dân tộc khác nhau(Tên trang phục,nơi sống của một vài dân tộc)

- Thủ đô Hà Nội:Một số di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh ở thủ đô Hà Nội, đặc sản,nét đẹp văn hoá

- Yêu mến quê hương,bảo vệ giữ gìn môi trường,cảnh quan,văn hoá

- Bác Hồ:Lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất.

- Ngày sinh nhật Bác,quê hương Bác

- Một số địa danh nơi Bác sống và làm việc

- Tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi và tình cảm của các cháu đối với Bác Hồ

MẠNG HOẠT ĐỘNG

Chủ đề:Quê hương - Đất nước – Bác Hồ

Phát triển thể chất

Phát triển vận động:

- Trèo lên xuống ghế

-Trèo lên xuống thang ở độ cao1.5 m so với mặt đất.

- Làm các sản phẩm trang trí

- Tập các vận động  tinh của bàn tay bàn chân.

- HĐC: Kéo co; Đập và bắt bóng…

Giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ:

 - Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm.

- Trẻ biết được một số món ăn đặc sản của quê hương, đất nước như: bánh lọc,cơm hến, mè xửng, tôm chua.. .trẻ yêu thích các món ăn đặc sản của quê hương.

- HĐC: Làm bánh lọc; ..

Phát triển nhận thức

Khám phá xã hội:

- Nhận biết địa danh 3 miền.

- Trò chuyện về Bác Hồ kính yêu.

- Làm quen với bản đồ Việt Nam,cờ Tổ quốc,trang phục Dân tộc

- Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống; 

- HĐC: Kế tên các địa danh; Kế về Bác Hồ..

Làm quen với toán:

- Xác định phía trái phải của đối tượng khác

-Trẻ chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu

- Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ.

- Nhận biết chữ số,chọn chữ số  tương ứng, ôn luyện thêm bớt tạo nhóm trong phạm vi 10

- HĐC: Thi xem ai nhanh; Chọn khối theo yêu cầu..

Phát triển ngôn ngữ

Làm quen văn học:

- Kể chuyên: Sự tích Hồ Gươm; Sự tích bánh chưng bánh dày; Thánh Gióng.

- Thơ: Ảnh Bác.

- Đọc thơ,ca dao, đồng dao,tục ngữ về quê hương đất nước Bác Hồ

- Đọc sách,làm sách tranh về cảnh đẹp về các lễ hội,nghề truyền thống của quê hương đất nước ,về Bác Hồ

- Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói

- Biết ý nghĩa của một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống.

- HĐC: Đóng kịch; Diễn thơ..

Làm quen chữ cái:

- Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.

- Phát âm chữ cái g,y, s, x

- HĐC: Nhận dạng các chữ cái có tên trong các di tích lịch sử quê hương,đất nước, tranh ảnh về Bác Hồ và các công việc của Bác

Phát triển tình cảm và QHXH

- Trò chuyện về truyền thống, đặc trưng văn hoá,phong tục của quê hương đất nước,về Bác Hồ

- Tham gia trang trí các sản phẩm, trang trí tổ chức ngày lễ hội ngày tết

- Làm sách tranh về cảnh đẹp, đặc sản,nghề truyền thống của quê hương,về Bác Hồ với các cháu

- Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn.

-Trẻ biết yêu quý, tự hào về quê hương của mình.

- HĐC: Chơi xây dựng địa danh của quê hương, đóng vai người hướng dẫn viên du lịch

Tạo hình:- Vẽ cảnh đẹp làng quê.

-Trang trí ảnh Bác Hồ.

- Cho trẻ làm quen với tạo hình dân gian Thể hiện sự  thích thú trước cái đẹp.

Âm nhạc:- Dạy hát và vận động các bài: Vườn hoa trường em; Múa với bạn tây Nguyên…

- Nghe hát:Quốc ca;Quê hương tươi đẹp; Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh; Nhớ ơn Bác …

- Trò chơi âm nhạc: Đoán tên làn điệu dân ca; Hát theo nội dung tranh; Ai nhanh nhất…

 

Các tin khác