Dạy tức là học hai lần''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tháng

Khối MGL

Cập nhật lúc : 12:49 21/10/2022  

Kế hoạch năm 2022-2023
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: MỜI BẠN ĐẾN THĂM GIA ĐÌNH TÔI Lớp: Mẫu giáo 5-6 tuổi

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN

Lớp: Mẫu giáo 5-6  tuổi

Thời gian thực hiện 3 tuần (từ ngày 26 đến 09 ngày 14 tháng 10 năm 2022)

Mục tiêu giáo dục

Nội dung giáo dục

Hoạt động giáo dục

(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh

- Thực hiện các động tác nhóm tay;  lưng, bụng, lườn; chân trong giờ thể dục sáng và bài tập phát triển chung giờ hoạt động phát triển vận động.

- Thể dục sáng: Tập kết hợp với lời ca bài: “ Con cào cào”

+ Hô hấp: Thổi bóng bay

+ Tay:Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên. 2 tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao

+Lưng, bụng: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao

+ Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông.

+ Bật: Bật tại chổ; Chân trước chân sau

2. Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.

Đi bằng mép ngoài bàn chân.

- Thể dục sáng: Khởi động: Đi các kiểu chân

- Hoạt động học:

+ Vận động: Đi bằng mép ngoài bàn chân

- Chơi ngoài trời:

+ Trò chơi: Thi đi nhanh

3. Trẻ khéo léo, phối hợp nhịp nhàng giữa bàn tay và cẳng chân

Trẻ biết bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng.

- Hoạt động học:

+ Vận động: Trẻ biết bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng.

- Chơi ngoài trời:

- TCVĐ: Bò theo đường dích dắc. Thi ai bò nhanh nhất

4. Trẻ biết cách thực hiện vận động, biết cách đi khom người, đầu gối hơi khụy xuống.

Đi khụy gối.

- Hoạt động học:

+ Vận động: Đi khụy gối.

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Thi đi nhanh.

5. Trẻ có ý thức giữ gìn răng miệng sạch sẽ.

Trẻ tự đánh răng rửa mặt không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt áo quần.

- Trò chuyện: Giữ gìn răng miệng sạch sẽ để tránh sâu răng

- Hoạt động tự phục vụ vệ sinh cá nhân:  Nhắc trẻ đánh răng sạch sau khi ăn xong

- Chơi hoạt động theo ý thích: Giáo dục trẻ đánh răng đúng cách

6. Trẻ tự mặc áo đúng cách, cài và mở hết các cúc áo, biết so hai vạt áo, quần không bị lệch.

Biết tự mặc và cởi được quần áo.

- Hoạt động tự phục vụ vệ sinh cá nhân: Thực hành mặc và cởi áo quần

- Chơi, hoạt động theo ý thích: mặc áo quần cho búp bê

7. Trẻ biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe của bản thân.

Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm

- Hoạt động ăn : Thực hành cầm bát, thìa xúc cơm ăn

- Chơi ở các góc: Chơi nấu các món ăn

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

8. Trẻ biết được một số đặc điểm các hình. Trẻ biết gọi tên hình, chọn hình và chắp ghép hình. Trẻ  biết chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích, theo yêu cầu hình khác nhau.

Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

- Hoạt động học: LQVT: Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

- Chơi theo ý thích: Chơi ghép hình

9. Trẻ biết sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn

Xác định vị trí của đồ vật  (phía phải- phía trái) so với bạn khác.

- Hoạt động học: LQVT: Xác định vị trí của đồ vật  (phía phải- phía trái) so với bạn khác.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Phân biệt phía phải- phía trái của bạn khác

10. Trẻ biết cách xác định vị trí trong không gian.

Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của một đối tượng có sự định hướng.

-  Hoạt động học: LQVT: Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của một đối tượng có sự định hướng.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Phân biệt phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đồ vật

11. Trẻ phân biệt được một số đặc điểm của bản thân, nhận biết được sự giống và khác nhau của bản thân so với người khác thông qua (tên tuổi, ngày sinh, giới tính, sở thích, và một số đặc điểm về hình dạng).

Tôi là bạn gái hay bạn trai.

- Trò chuyện: Về, tên, tuổi, giới tính, ngày sinh, sở thích của trẻ

- Hoạt động học:

+ KPKH: Tôi là bạn gái hay bạn trai.

- Trò chơi: Ai là người có trí nhớ tốt

12. Trẻ phân biệt được sự khác nhau của các bộ phận và chức năng chính của chúng.

Những bộ phận trên cơ thể bé hoạt động như thế nào.

- Chơi, hoạt động theo ý thích:  Xem tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể

- Hoạt động học:

+ KPKH: Những bộ phận trên cơ thể bé hoạt động như thế nào.

+ Trò chơi: Trán cằm tai; Gối bụng lưng; Thi xem ai nói đúng

13. Trẻ nhận biết được cách ăn uống hợp lí hợp vệ sinh để có một cơ thể khỏe mạnh.

Các món ăn, sinh hoạt hàng ngày của bé.

- Hoạt động học: KPKH: Các món ăn, sinh hoạt hàng ngày của bé.

- Chơi, hoạt động góc: Nấu các món ăn

- Giờ ăn: Trò chuyện về tên các món ăn hằng ngày của bé khi ở trường và ở nhà

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

14. Dễ dàng sử dụng lời nói để diển đạt nhu cầu ý nghĩ, cảm xúc của bản thân.

Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.

- Hoạt động chơi; hoạt động lao động tự phục vụ: Yêu cầu trẻ lấy cất đồ chơi, đồ dùng và làm một số việc tự phục vụ theo theo yêu cầu. Mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình

- Chơi, hoạt động góc: Nói để bạn hiểu và hoàn thành vai chơi của mình

Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Chơi trò chơi: “làm theo yêu cầu của cô”…

15. Trẻ biết tên bài thơ- chuyện, tên tác giả, đọc thuộc bài thơ và hiểu nội dung bài thơ – câu chuyện: “Mắt để làm gì?”, “Tay ngoan”. “Chuyện của dê con”. Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Kĩ năng nói các giọng của từng nhân vật. Kĩ năng ghi nhớ có chủ định.

Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, ca dao, đồng dao dành cho lứa tuổi của trẻ

- Hoạt động học: LQVH:

+ Thơ: Mắt để làm gì?;Tay ngoan.

+ Truyện: Chuyện của dê con

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Trẻ chơi diễn thơ, đóng kịch

- Chơi ngoài trời: Trò chơi lộn cầu vồng (Đọc đồng dao lộn cầu vồng kết hợp với chơi trò chơi), trò chơi dung dăng dung dẻ đọc kết hợp với bài dung dăng dung dẻ

16. Trẻ biết 1 số chữ cái trong các từ, chỉ họ và tên riêng của mình, của một số bạn trong lớp và tên gọi của một số bộ phận cơ thể.

- Trẻ tô trùng khít chữa cái, không lem ra ngoài

Làm quen chữ cái a, ă, â.

Tập tô nhóm chữ a, ă, â.

- Hoạt động học:

- Làm quen chữ cái a, ă, â

- Trò chơi với chữ cái o, ô, ơ

- Tập tô nhóm chữ cái a, ă, â

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM

VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

17. Trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân. Trẻ mạnh dạn nói ý kiến của bản thân, nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân

Trẻ biết ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.

- Trò chuyện:  Tập cho trẻ sự tin tin, mạnh dạn ứng xử phù hợp với cô giáo và bạn. Nói được khả năng và sở thích của mình

- Giờ chơi ở các góc: Trẻ biết cách giao lưu các nhóm chơi

- Lao động vệ sinh lớp học: Sắp xếp, lau dọn đồ dùng đồ chơi.

18. Trẻ chơi hòa đồng với bạn, trẻ biết yêu quý bản thân và bạn bè trong lớp.

Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn của người khác.

- Trò chuyện – Đón trả trẻ: Trò chuyện về sở thích của mình, của bạn

- Giờ ngủ: Thực hiện một số quy định của lớp như không nói chuyện riêng, nằm ngủ đúng tư thế, không nô đùa…

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

19. Trẻ biết yêu quý, giúp đỡ bạn bè. Trẻ thích tham gia các hoạt động múa, hát. Thuộc các bài hát trong chủ đề: Tìm bạn thân; Tay thơm tay ngoan; Sinh nhật hồng…

Trẻ biết thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.

- Hoạt động học: GDÂN:

+ Dạy hát: Tìm bạn thân..

+ VĐTN: Tay thơm tay ngoan; Hai bàn tay của em.

+ Nghe hát: Lý hoài nam; Sinh nhật hồng

+ Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát; Ai nhanh nhất..

20. Trẻ biết sử dụng các kỹ năng để tạo ra sản phẩm cân đối

Trẻ biết sử dụng các dụng cụ tạo hình để tạo ra sản phẩm theo ý thích và khả năng của trẻ.

- Chơi, hoạt động ở các góc: Tạo ra một số bức tranh cắt, xé dán về chủ đề: Bản thân

- Hoạt động học: HĐTH:

vẽ, tô màu chân dung bé. Cắt dán áo bạn trai, bạn gái. Trang trí khăn quàng cổ.

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: MỜI BẠN ĐẾN THĂM GIA ĐÌNH TÔI

Lớp: Mẫu giáo 5-6  tuổi

Thời gian thực hiện 3 tuần (từ ngày 17 đến 10 ngày 04 tháng 11 năm 2022)

Mục tiêu giáo dục

Nội dung giáo dục

Hoạt động giáo dục

(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh

- Thực hiện các động tác nhóm tay;  lưng, bụng, lườn; chân trong giờ thể dục sáng và bài tập phát triển chung giờ hoạt động phát triển vận động.

- Thể dục sáng: Tập kết hợp với lời ca bài: “ Con cào cào”

+ Hô hấp: Thổi bóng bay; Thổi nơ

+ Tay: Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên; Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao

+Lưng, bụng: Quay sang trái, sang phải, kết hợp tay chống hông; Ngửa người ra sau kết hợp giơ tay lên cao

+ Chân: Nâng cao chân gập gối; Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về sau.

+ Bật: Bật tại chổ; Chân trước chân sau; Nhảy lên đưa hai chân sang ngang.

2. Trẻ chạy không bị mệt.

Chạy 18 trong khoảng thời gian 10 giây.

- Thể dục sáng: Khởi động: Đi các kiểu chân

- Hoạt động học: Chạy 18 trong khoảng thời gian 10 giây.

+ Vận động:

- Chơi ngoài trời:

+ Trò chơi: Thi đi nhanh; Thi chạy đến đích nhanh nhất

3. Trẻ biết phối hợp bàn tay, cẳng chân bò qua 7 điểm không chạm vào các điểm. Trẻ có ý thức trong khi tập, thực hiện theo yêu cầu của cô.

Trẻ bò dích- dắc qua 7 điểm.

- Hoạt động học:

+ Vận động: Trẻ bò dích- dắc qua 7 điểm.

- Chơi ngoài trời:

- TCVĐ: Bò theo đường dích dắc. Thi ai bò nhanh nhất

4. Trẻ biết tên bài vận động. Trẻ có kỹ năng đi và giữ thăng bằng cơ thể

Đi trên ván kê dốc

- Hoạt động học:

+ Vận động: Đi trên ván kê dốc

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Thi đi nhanh.

5. Trẻ biết chống hông để giữ thăng bằng. Khi đi tiến, thì bước từng bước, hai bàn chân luôn đặt thẳng nhau theo hàng dọc, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước.

Đi nối bàn chân tiến

- Hoạt động học:

+ Vận động: Đi nối bàn chân tiến

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Thi ai đến đích trước.

6. Trẻ biết kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày.

Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo bốn nhóm thực phẩm.

- Trò chuyện: Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để thông minh, xinh đẹp.

- Hoạt động ăn: Trò chuyện về tên món ăn, chất dinh dưỡng của món ăn

- Chơi ở các góc: Chơi nấu các món ăn

- Chơi hoạt động theo ý thích: Phân nhóm thực phẩm

7. Trẻ biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.

Trẻ nhận biết sự liên quan giữa ăn, uống với bệnh tật ( ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì).

- Trò chuyện: Ăn các chất có lợi cho sức khỏe, không ăn quà vặt

- Hoạt động ăn: Trò chuyện về việc ăn uống liên quan đến dinh dưỡng và bệnh tật

- Chơi hoạt động theo ý thích: Chơi lựa chọn thực phẩm sạch

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

8. Rèn kỹ năng đếm và biết chữ số và số lượng 7 cho trẻ.

Đếm đến 7. Các nhóm có 7 đối tượng. Chữ số 7.

- Hoạt động học: LQVT: Đếm đến 7. Các nhóm có 7 đối tượng. Chữ số 7.

- Chơi theo ý thích: Chơi đếm trong phạm vi 7

9. Trẻ luyện kỹ năng đếm và biết số thứ tự trong phạm vi 7

Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 7.

- Hoạt động học: LQVT: Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 7.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Chơi nhận biết các chữ số trong phạm vi 7

10. Rèn luyện kỹ năng gộp  nhóm có 7 đối tượng.

Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7 và đếm.

-  Hoạt động học: LQVT: Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7 và đếm.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Chơi gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7 và đếm

11. Rèn luyện kỹ năng tách  nhóm có 7 đối tượng.

Tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 7 và đếm.

-  Hoạt động học: LQVT: Tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 7 và đếm.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Chơi tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 7 và đếm

12. Trẻ biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình, trẻ biết được mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Trò chuyện về gia đình và những người thân trong gia đình.

- Trò chuyện: về gia đình và những người thân trong gia đình, về tình cảm của gia đình, về địa chỉ nhà…

- Hoạt động học: Trò chuyện về gia đình và những người thân trong gia đình.

+ KPXH: Trò chuyện về gia đình và những người thân trong gia đình.

- Trò chơi: Ai là người có trí nhớ tốt

12. Trẻ kể về đặc điểm ngôi nhà.

Trò chuyện về ngôi nhà của bé

- Chơi, hoạt động theo ý thích:  Xem tranh ảnh về các kiểu nhà khác nhau

- Hoạt động học: KPKH: Trò chuyện về ngôi nhà của bé

+ Trò chơi: Tìm về đúng nhà

13. Trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của các đồ dùng trong gia đình.

Một số đồ dùng cần thiết trong gia đình.

- Hoạt động học: KPKH: Một số đồ dùng cần thiết trong gia đình.

- Chơi, hoạt động góc: Bán các đồ dùng trong gia đình

- Chơi, hoạt động theo ý thích:  Xem tranh ảnh về các đồ dùng trong gia đình

14. Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu.

Phân loại một số đồ dùng thông thường theo chất liệu , công dụng.

- Hoạt động học: KPKH: Phân loại một số đồ dùng thông thường theo chất liệu , công dụng.

- Chơi, hoạt động góc: Bán các đồ dùng trong gia đình

- Chơi, hoạt động theo ý thích:  Phân loại đồ dùng trong gia đình

 

15. Trẻ biết khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào các hoạt động, biết xây dựng các công trình khác nhau từ những khối xây dựng.

Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau

- Chơi ngoài trời: Trẻ biết thể hiện bản thân qua các hoạt động chơi khác nhau, biết rủ bạn cùng chơi

- Chơi, hoạt động góc: Biết chơi thể hiện vai chơi của mình

- Chơi, hoạt động theo ý thích:  Trẻ biết đề nghị bạn tham gia chơi

 

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

16. Trẻ hiểu và làm theo được 2,3 yêu cầu liên tiếp

Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động.

- Hoạt động chơi; hoạt động lao động tự phục vụ: Yêu cầu trẻ lấy cất đồ chơi, đồ dùng và làm một số việc tự phục vụ theo theo yêu cầu. Mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình

- Chơi, hoạt động góc: Nói để bạn hiểu và hoàn thành vai chơi của mình

Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Chơi trò chơi: “ Làm theo yêu cầu của cô”…

17. Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.

Trẻ biết sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động đặc điểm... phù hợp với ngữ cảnh.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Trẻ sử dụng lời nói phù hợp với với các hoạt động

- Chơi ngoài trời: Trẻ biết dùng lời nói để bạn hiểu được ý muốn của mình

18. Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau. Trẻ biết giữ gìn sách cẩn thận

Trẻ biết chọn sách để đọc và xem.

- Hoạt động góc; Chơi hoạt động theo ý thích: Trẻ hứng thú xem tranh truyện, biết giữ gìn và bảo vệ sách

19. Đọc thơ”Giữa  vòng gió thơm”, “ Gió từ tay mẹ”. Kể chuyện” Ai đáng khen nhiều hơn”,  “ Đôi tai ngộ ngĩnh”.

Trẻ đọc thơ rõ ràng, ngắt đúng nhịp điệu, biết kể lại nội dung câu chuyện.

-Hoạt động học:

Nghe kể chuyện; Giữa  vòng gió thơm; Ai đáng khen nhiều hơn; Đôi tai ngộ ngĩnh.

Đọc thơ: Giữa  vòng gió thơm; Gió từ tay mẹ

-Chơi hoạt động góc; hoạt động theo ý thích: Xem tranh truyện, đọc thơ, diễn kịch

20. Trẻ phát triển kỹ năng quan sát nhận biết, phát âm đúng nhóm chữ e, ê, biết so sánh- phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các chữ cái: e, ê

- Trẻ tô trùng khít chữa cái, không lem ra ngoài

Làm quen chữ cái e, ê.

Tập tô nhóm chữ e, ê

- Hoạt động học:

- Làm quen chữ cái e,ê

- Trò chơi với chữ cái e,ê

- Tập tô nhóm chữ cái e,ê

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM

VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

21. Trẻ thể hiện được sự nhận thức về bản thân.

Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình.

- Trò chuyện:  Gợi hỏi để trẻ nói được thông tin về trẻ và gia đình trẻ

- Giờ chơi ở các góc: Trẻ biết cách giao lưu các nhóm chơi

 

22. Trẻ bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói và cử chỉ, nét mặt.

- Trò chuyện – Đón trả trẻ: Trẻ biết trò chuyện và bộc lộ cảm xúc vui buồn phù hợp

- Giờ chơi: Giao lưu với bạn vui vẻ, bạn buồn biết chia sẻ an ủi

23. Trẻ biết quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác.

Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.

- Trò chuyện – Đón trả trẻ: Trẻ biết chia sẽ vui buồn cùng bạn

- Giờ chơi: Rủ bạn chơi cùng, an ủi khi bạn buồn, chia vui cùng bạn

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

24. Trẻ biết tên bài hát,tên tác giả  hát thuộc bài hát, và vận động nhịp nhàng theo nhạc bài: “ Cháu yêu bà’, “ Cả nhà thương nhau”, “ Múa cho mẹ xem”, “ Chiếc khăn tay”. Biết tên bài hát nghe và chú ý nghe cô hát các bài: “Lý chiều chiều”, “ Chỉ có một trên đời”, “ Ru con”.

Trẻ hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, vận động theo nhạc.

- Hoạt động học: GDÂN:

+ Dạy hát; VĐTN: Tay thơm tay ngoan; Hai bàn tay của em. Cháu yêu bà; Cả nhà thương nhau; Múa cho mẹ xem;  Chiếc khăn tay.

+ Nghe hát: Lý chiều chiều;  Chỉ có một trên đời;  Ru con.

+ Trò chơi âm nhạc: Nghe tiết tấu tìm đồ vật; Ai nhanh nhất…

25. Trẻ biết lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên , phế liệu để tạo ra các sản phẩm, biết phân bố bố cục bức tranh cân đối: “Vẽ chân dung người thân trong gia đình”,” Cắt dán ngôi nhà từ các hình học”, “Vẽ cái nồi soong”,

Trẻ biết sử dụng một số vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản

- Chơi, hoạt động ở các góc: Tạo ra một số bức tranh cắt, xé dán về chủ đề: Mời bạn đến thăm gia đình tôi

- Hoạt động học: HĐTH: Vẽ chân dung người thân trong gia đình; Cắt dán ngôi nhà từ các hình học; Vẽ cái nồi soong

Các tin khác