Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tháng

Khối MGL

Cập nhật lúc : 10:49 03/05/2021  

Kế hoạch năm 2021-2022
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG

 

 

 

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG  

 THỜI GIAN THỰC HIỆN: 4 TUẦN

Từ ngày 08 / 3 / 2021 đến ngày 02 / 4 / 2021

LĨNH VỰC

MỤC TIÊU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

 

* Phát triển vận động:

1.  Bò bằng bàn tay và cẳng chân 4- 5m. Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng để bò 4-5m. Hình thành tính hứng thú luyện tập, tính tự giác, tích cực, tinh thần tập thể, phối hợp với bạn

2. Trẻ biết ném xa bằng hai tay. Trẻ biết phối hợp vận động của cơ thể: tay, mắt, chân và dùng sức của thân và tay để ném đi xa.  Có ý thức trong khi tập, thực hiện theo yêu cầu của cô.

3.Trẻ biết đập và bắt bóng bằng hai tay. Vừa đi vừa đập và bắt bóng bằng hai tay, không ôm bóng vào người. Trẻ biết hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ bạn

4. Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc theo  hiệu lệnh. Trẻ phát triển kỹ năng đi, chạy và phản ứng nhanh khi có tín hiệu. Trẻ tích cực tham gia hoạt động, trẻ chơi hứng thú.

- Trẻ biết đan tết, cài mở cúc áo, cầm kéo cắt các đường thẳng, cong, cầm bút tô thành thạo….

* Giáo dục  dinh dưỡng sức khỏe:

5.  Trẻ nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.

Trẻ gọi tên một số đồ vật gây nguy hiểm. Không sử dụng một số đồ vật dễ gây nguy hiểm để chơi khi không được người khác cho phép. Nhắc nhở hoặc báo người lớn khi thấy bạn sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* Khám phá khoa học:

6.  Trẻ biết một số phương tiện giao thông đường bộ. Trẻ kể tên, và nói được công dụng một số phương tiện giao thông như: xe máy, xe đạp, ô tô. ..Trẻ biết giữ gìn bảo vệ các loại PTGT đường bộ.

7. Trẻ biết một số phương tiện giao thông đường thủy. Trẻ kể tên, và nói được công dụng một số phương tiện giao thông như: cano, thuyền buồm, tàu thủy..Trẻ biết giữ gìn các phương tiện giao thông đường thủy.

8. Trẻ nhận biết, phân nhóm PTGT. Trẻ biết, và phân biệt được PTGT đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Trẻ biết giữ gìn bảo vệ các phương tiện giao thông

9. Bé thực hành luật giao thông. Trẻ biết chấp hành luật lệ an toàn giao thông. Trẻ biết hợp tác, chia sẻ.

* Làm quen với toán:

10. Đếm đến 10. Các nhóm có 10 đối tuợng. Chữ số 10. Trẻ có kỹ năng đếm, nhận biết đúng chữ số 10, kỹ năng đếm từ trái sang phải. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

10.  Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10. Rèn kỹ năng chọn số tương ứng với nhóm đồ vật và ngược lại. Cháu chú ý tập trung trong giờ học một cách tích cực, giơ tay phát biểu sôi nổi.

11. Trẻ biết tách / gộp 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm. Khi tách 10 đồ vật ( hột hạt, nắp chai, cúc áo… thành 2 nhóm ít nhất bằng hai cách khác nhau( VD: nhóm có 3 và PTGT, nhóm có 5 và 5 PTGT…) Trẻ biết kiên trì hoàn thành bài tập trong hoạt động

12. Trẻ biết đo độ dài một đối tượng. Khi đo phải đo từ trái sang phải và nói kết quả đo. Trẻ tích cực tham gia hoạt động, biết hợp tác với bạn.

      

 

 

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 

*Phát triển khả năng nghe nói, LQVH:

13.  Trẻ biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát. Thay tên mới cho đồ vật, câu chuyện, bài hát phản ánh đúng nội dung, ý nghĩa  của đồ vật, câu chuyện, bài hát.  Trẻ ý thức học tập, biết làm theo yêu cầu của cô, biết thực hiện công việc đến cùng.

14. Trẻ biết sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp. Khi sử dụng một số từ trong câu xã giao đơn giản để giao tiếp với bạn bè và người lớn hơn như: xin chào, tạm biệt, cảm ơn, cháu chào cô ạ, tạm biệt bác ạ, con cảm ơn mẹ, cháu kính chúc ông bà sức khỏe…

15. Trẻ biết “Đọc” theo truyện tranh đã biết . Chỉ vào chữ dưới tranh minh họa và “ đọc” thành tiếng( theo trí nhớ) để “ đọc” thành một câu chuyện với nội dung phù hợp với từng tranh minh họa. Trẻ biết giữ gìn sách truyện cẩn thận.

16.  Trẻ biết kể chuyện theo tranh.  Có thể đọc thành một câu chuyện có bắt đầu, diễn biến và kết thúc một cách hợp lý, có logic. Chuyện “ Thỏ con đi học”, “ Qua đường”, thơ “ Trên đường”, “ Cô dạy con”…Trẻ biết chấp hành luật lệ an toàn giao thông

* LQCC:

17. Trẻ làm quen chữ cái l,h,k. Phát âm đúng nhóm chữ l, h, k, nhận ra chữ l, h, k trong tiếng  và từ. Trẻ nhận biết được các chữ cái và phát âm các âm của chữ cái có trong tên của các phương tiện giao thông. Trẻ ý thức học tập, biết làm theo yêu cầu của cô, biết thực hiện công việc đến cùng.

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI

 

 

18.  Trẻ biết chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.Trẻ chủ động bắt chuyện hoặc kéo dài được cuộc trò chuyện, sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp, giao tiếp thoải mái, tự tin với bạn và người lớn gần gũi. Trẻ có ý thức trong giao tiếp.

19. Trẻ biết sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. Sẵn sàng, nhiệt tình giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người lớn yêu cầu. Trẻ có ý thức khi thực hiện nhiệm vụ, biết hợp tác giúp đỡ với bạn

20. Trẻ biết đề nghị sự giúp đỡ của người  khác khi cần thiết. Biết tìm sự hỗ trợ từ người khác. Biết cách trình bày để người khác giúp đỡ.

21. Trẻ biết chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình

. Nhận ra và chấp nhận sự khác biệt giữa người khác và mình cả bề ngoại hình, cơ thể, khả năng, sỏ thích, ngôn ngữ… Trẻ có ý thức khi tham gia làm nhiệm vụ với bạn.

22. Trẻ biết một số hành vi văn minh khi tham gia giao thông. Biết không nói to, biết giúp đỡ  người già, biết giữ an toàn cho bản thân.

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

 

 

* Âm nhạc:

23. Trẻ biết hát tự nhiên, thể hiện xúc cảm, vận động nhịp nhàng theo nhạc các bài hát về chủ đề PTGT: Em đi qua ngã tư đường phố, Em đi chơi thuyền, Ai đúng ai sai, Bông hoa mừng cô, Đường em đi….Trẻ tích cực tham gia hoạt động.

* Tạo hình:

24. Trẻ biết cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản.

Cắt rời được hình, không bị rách, đường cắt lượn sát theo nét vẽ. Trẻ biết vẽ tàu thuyền trên biển,  cắt dán ô tô, xé dán cột đèn hiệu giao thông… Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình của bạn.

 

























































MẠNG NỘI DUNG

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG

Thời gian: Từ ngày 08 / 3 / 2021 đến ngày 02 / 4 / 2021

 

Phương tiện giao thông đường bộ- đường sắt

- Các loại phương tiện: đi bộ, xe( xe đạp, xe máy, xe hơi, xe taxi, xe tải…), tàu hỏa, phương tiện thô sơ( máy cày, xe lu, xe bò…).

- Đặc điểm: cấu tọa, công dụng, kích thước, âm thanh, màu sắc, tốc độ, nhiên liệu… của các loại phương tiện giao thông.

- Nơi hoạt động: trên đường, bến xe, trạm chờ, gara, nhà ga…

- Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: tài xế, cảnh sát giao thông, người soát vé, kỹ sư.

- Các dịch vụ giao thông: Bán vé, sửa chữa xe

Phương tiện giao thông đường thủy

- Các loại phương tiện giao thông quen thuộc của đường thủy: cano, thuyền buồm, tàu thủy..

- Đặc điểm: cấu tạo, tên gọi, công dụng, kích thước, âm thanh, màu sắc, tốc độ, nhiên liệu… của các loại phương tiện trên.

- Người điều khiển phương tiện giao thông trên: thủy thủ, thuyền viên, thuyền trưởng, người lái tàu..

- Nơi hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy: dưới nước, bến tàu, bến cảng,

- Các dịch vụ giao thông: Bán vé, sửa chữa…

Phương tiện giao thông đường hàng không

- Các loại phương tiện giao thông quen thuộc của đường hàng không: máy bay,phi cơ, tên lửa..

- Đặc điểm: cấu tạo, tên gọi, công dụng, kích thước, âm thanh, màu sắc, tốc độ, nhiên liệu… của các loại phương tiện trên.

- Người điều khiển phương tiện giao thông trên: phi công, tiếp viên, phi hành gia…

-  Nơi hoạt động: bay trên trời, sân bay

- Các dịch vụ giao thông: Bán vé, sửa chữa…

Thực hành luật lệ giao thông

-Thực hành những quy định đơn giản của luật giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không

- Một số luật lệ giao thông dành cho người đi bộ, dành cho người ngồi trên xe gắn máy, xe ô tô, tàu thuyền, máy bay..

- Tác dụng của luật lệ giao thông: đảm bảo trật tự an toàn.

MẠNG HOẠT ĐỘNG

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG

Thời gian thực hiện: Từ ngày 08 / 3 / 2021 đến ngày 02 / 4 / 2021


PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

* Phát triển vận động:

+ HĐH:

- Bò bằng bàn tay và cẳng chân 4- 5m.

- Ném xa bằng hai tay

- Đập và bắt bóng bằng hai tay.

- Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc theo  hiệu lệnh.

-Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay bàn chân.

- HĐNT, HĐCTYT: Nhảy lò cò, thi đi nhanh

* Dinh dưỡng – sức khỏe:

+ HĐH: Giữ gìn  an toàn và vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông.

+ HĐCTYT, HĐNT: Trẻ nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.


PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* Khám phá khoa học:

+ HĐH:

- Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ

- Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường thủy

- Trẻ nhận biết, phân nhóm PTGT.

- Các hoạt động khác: quan sát ngã tư đương phố , thu thập tranh ảnh, đồ chơi về các loại PTGT

- Bé thực hành luật giao thông

+ HĐCTYT: Xếp các loại PTGT theo đúng đặc điểm…

* Làm quen với toán:

+ HĐH:

-  Đếm đến 10, các nhóm có 10 đối tượng, chữ số 10.

- Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 10.

- Trẻ biết tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm.

- Thao tác đo độ dài một đối tượng

+ HĐCTYT

- Phân biệt hình dạng của các loại phương tiện và biển báo giao thông.

- Xác định các hướng của đường đi theo sơ đồ.

- Gắn đúng môi trường hoạt động các loại PTGT


PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

*Làm quen văn học

+ HĐH:

- Đọc thơ: Trên đường; Cô dạy con; Chú CSGT; Chiếc xe lu; Con đường của bé…

- Kể chuyện: Thỏ con đi học; Qua đường;  Những tấm biển biết nói.

 - Giải các câu đố về phươngtiện giao thông.

- Kể chuyện theo tranh, theo đồ chơi.

- Trẻ biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát.

- Trẻ biết sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp.

- Trẻ biết “Đọc” theo truyện tranh đã biết .

-  Trẻ biết kể chuyện theo tranh.

*Làm quen chữ cái:

+HĐH: Làm quen với nhóm chữ cái  l ,h,k.

+ HĐG, HĐTYT:

- Tập sao chép, viết tên các loại phương tiện giao thông.

- Làm truyện tranh, album về giao thông.

- Trò chơi “Tôi đi trên đường tôi nhìn thấy”.

PHÁT TRIỂN TC & QHXH

+ HĐĐTT:

 Trò chuyện về các loại PTGT mà trẻ thích

- Trò chuyện với trẻ về công việc của những người điều khiển các loại PTGT.

+ HĐG, HĐTYT:  Chơi đóng một số vai người phục vụ trên các PTGT, hành khách, người làm các dịch vụ khác nhau : bán xe, bán vé, bán xăng

- Thực hành: “sửa chữa” các loại xe, thuyền, máy bay bị hư.

+ HĐG, HĐTYT, HĐNT

- Trẻ biết chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.

-Trẻ biết sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.

- Trẻ biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết.

- Trẻ biết chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình.

 

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

* Tạo hình

+ HĐH:

- Vẽ tàu thuyền trên biển.

- Cắt dán ô tô.

- Xé dán cột đèn hiệu giao thông…

- Gấp giấy, cắt, xé dán, tạo phương tiện giao thông từ nguyên vật liệu phế thải.

- Trẻ biết cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản.

* Âm nhạc:

+ HĐH, HĐCTYT

- Hát bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố, Bông hoa mừng cô, Nhớ lời cô dặn, Đường em đi….

- Nghe nhạc: Anh phi công ơi, lượn tròn lượn khéo, những con đường em yêu.Bông hồng tặng mẹ và cô.

- Vận động tự nhiên: vỗ tay theo tiết tấu chậm, tiết tấu phối hợp, gõ với nhạc cụ, vận động sáng tạo.





 

 

 

 

 

 

Các tin khác