Khối MGL
Kế hoạch năm 2020-2021
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: MỜI BẠN ĐẾN THĂM GIA ĐÌNH TÔI
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: MỜI BẠN ĐẾN THĂM GIA ĐÌNH TÔI
Thời gian thực hiện: Từ ngày 19 /10/ 2020 đến ngày 13/11/2020
LĨNH VỰC |
MỤC TIÊU
|
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT |
* Giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe: 1. Trẻ biết kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày. Trẻ nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo bốn nhóm thực phẩm, và biết ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất. 2. Trẻ biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe. Trẻ nhận biết sự liên quan giữa ăn, uống với bệnh tật ( ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì). *Phát triển vận động: 3.Trẻ biết chạy 18 trong khoảng thời gian 5-7 giây. Trẻ chạy không bị mệt. 4.Trẻ bò zíc- zắc bằng bàn tay, cẳng chân qua 5 hộp. Trẻ biết phối hợp bàn tay, cẳng chân bò qua 5 hộp không chạm hộp. 5.Trẻ biết cách đi bước dồn trước trên ghế thể dục. 6. Trẻ biết đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát. Trẻ biết đi phối hợp chân tay nhịp nhàng không làm rơi túi cát. - Trẻ biết đan tết, cài mở cúc áo, cầm kéo cắt các đường thẳng, cong, cầm bút tô thành thạo…. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
* Hoạt động khám phá: 7. Trò chuyện về gia đình và những người thân trong gia đình. Trẻ biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình, trẻ biết được mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình 8. Trẻ kể về đặc điểm ngôi nhà; Trẻ biết các đồ dùng trong gia đình: Trẻ nêu một số đặc điểm của ngôi nhà; Trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của các đồ dùng trong gia đình. 9.Trẻ biết phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng. Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu. 10. Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau.Trẻ biết khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào các hoạt động, biết xây dựng các công trình khác nhau từ những khối xây dựng. * Làm quen với toán: 11.Trẻ đếm trong phạm vi 7, số lượng và chữ số 7. Rèn kỹ năng đếm và biết chữ số và số lượng 7 cho trẻ. 12.Số thứ tự trong phạm vi 7. Trẻ luyện kỹ năng đếm và biết số thứ tự trong phạm vi 7 13. Trẻ biết tách/ gộp các nhóm đồ vật có 7 đối tượng thành 2 phần . Rèn luyện kỹ năng tách/ gộp nhóm có 7 đối tượng thành 2 phần. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP
|
* Phát triển khả năng nghe, nói, LQVH: 14. Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động. Trẻ hiểu và làm theo được 2,3 yêu cầu liên tiếp 15. Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng trong sinh hoạt hằng ngày. 16. Có một số hành vi như người đọc sách.Trẻ kể chuyện theo tranh, theo chủ đề, theo kinh nghiệm của bản thân. 17. Đọc thơ”Giữa vòng gió thơm”, “ Gió từ tay mẹ”. Kể chuyện” Ai đáng khen nhiều hơn”, “ Đôi tai ngộ ngĩnh”. Trẻ đọc thơ rõ ràng, ngắt đúng nhịp điệu, biết kể lại nội dung câu chuyện. * LQCC: 18. Trẻ nhận biết được chữ e, ê và ký hiệu chữ viết qua các từ trong chủ đề và tô nhóm chữ cái e,ê. Trẻ phát triển kỹ năng quan sát nhận biết, phát âm đúng nhóm chữ e, ê, biết so sánh- phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các chữ cái: e, ê và tô chữ cái trùng khít, tô không lem ra ngoài. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI |
19. Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình. Trẻ thể hiện được sự nhận thức về bản thân. 20. Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói và cử chỉ, nét mặt. Trẻ bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. 21. Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè. Trẻ biết quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ |
* Hoạt động âm nhạc: 22. Trẻ hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, vận động theo nhạc. Trẻ biết tên bài hát,tên tác giả hát thuộc bài hát, và vận động nhịp nhàng theo nhạc bài: “ Cháu yêu bà’, “ Cả nhà thương nhau”, “ Múa cho mẹ xem”, “ Chiếc khăn tay”. Biết tên bài hát nghe và chú ý nghe cô hát các bài: “Lý chiều chiều”, “ Chỉ có một trên đời”, “ Ru con”. trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát * Tạo hình: 23.Trẻ biết sử dụng một số vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản: “Vẽ chân dung người thân trong gia đình”,” Cắt dán ngôi nhà từ các hình học”, “Vẽ cái nồi soong”, Trẻ biết lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên , phế liệu để tạo ra các sản phẩm, biết phân bố bố cục bức tranh cân đối. |
MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ: MỜI BẠN ĐẾN THĂM GIA ĐÌNH TÔI
Thời gian thực hiện: Từ 19/ 10/ 2020 đến 13/ 11/ 2020.
GIA ĐÌNH BÉ YÊU
- Các thành viên trong gia đình.
- Công việc của các thành viên trong gia đình.
- Gia đình là nơi vui vẻ, hạnh phúc. Tình cảm của bé với các thành viên trong gia đình.
- Những thay đổi trong gia đình
GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG MỘT NGÔI NHÀ
- Địa chỉ gia đình
- Nhà: Là nơi gia đình chung sống. Dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.
- Có nhiều kiểu nhà khác nhau( nhà một tầng, nhiều tầng…)
- Người ta dùng nhiều vật liệu khác nhau để làm nhà.
- Những người kĩ sư, thợ xây, thợ mộc…là những người làm nên ngôi nhà.
HỌ HÀNG GIA ĐÌNH BÉ
- Họ hàng bên nội, bên ngoại.
- Cách gọi bên nội, bên ngoại
- Những ngày họ hàng thường tập trung
GIA ĐÌNH BÉ CẦN ĐỒ DÙNG GÌ?
- Đồ dùng gia đình, phương tiện đi lại của gia đình và nhu cầu trong gia đình.
- Chất liệu làm ra đồ dùng gia đình.
- Các loại thực phẩm cần cho gia đình.Cần ăn hợp vệ sinh.
- Cách giữ gìn quần áo sạch sẽ.
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: MỜI BẠN ĐẾN THĂM GIA ĐÌNH TÔI
Thời gian thực hiện: Từ 19/ 10 / 2020 đến ngày 13/ 11 /2020
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe:
- Trẻ biết kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày.
- Trẻ biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
- Trò chuyện về các món ăn trong gia đình: các thực phẩm cần dùng cho gia đình và lợi ích của chúng.
- Trẻ biết không ăn uống một số thứ có hại cho sức khỏe
- HĐ chơi: Bé tập làm nội trợ…
* Phát triển vận đông:
- Chạy 18m trong vòng 5-7 giây.
- Bò zíc- zắc bằng bàn tay, cẳng chân qua 5 hộp.
- Đi bước dồn trước trên ghế thể dục
- Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
- Thực hiện vận động khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay: tết tóc, cầm bút, cầm kéo…
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Hoạt động khám phá:
- Trò chuyện về gia đình và những người thân trong gia đình
- Trò chuyện về ngôi nhà ( đặc điểm, đồ dùng trong nhà)
- Trò chuyện về đồ dùng trong gia đình
- Phân loại đồ dùng thông thường theo chất liệu , công dụng.
- Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau.
- HĐ chơi: Sử dụng các vật liệu khác nhau để làm nhà; Khám phá sử dụng đồ dùng an toàn…
* Làm quen với toán:
- Đếm trong phạm vi 7, số lượng và chữ số 7.
- Số thứ tự trong phạm vi 7.
- Tách/ Gộp nhóm đồ vật có 7 đối tượng thành 2 phần.
- Nhận biết- phân biệt: khối vuông, khối chữ nhật.
- Xác định vị trí của đồ dùng trong gia đình so với vật chuẩn( Phía trước, phía sau, phía dưới)
- Quan sát khối cầu, khối trụ và nhận dạng thực tế
- Nhận biết ý nghĩa các con số: số nhà, số điện thoại…
- HĐ chơi : về đúng nhà, đi siêu thị…
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
*Làm quen văn học:
- Đọc thơ: “ Giữa vòng gió thơm ”, “Gió từ tay mẹ”, …
- Truyện:“ Đôi tai ngộ nhĩnh ”, “ Ai đáng khen nhiều hơn ” …
- Đồng dao, ca dao về tình cảm gia đình.
- Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động.
- Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hằng ngày.
- Có một số hành vi như người đọc sách.
- HĐ chơi: Đóng kịch..
*Làm quen chữ cái:
- Làm quen nhóm chữ e, ê
- Tập tô nhóm chữ e, ê
- Nhận biết và phát âm e, ê trong tên của người thân trong gia đình.
- Trò chơi: Nhận biết các chữ cái trong thẻ tên của gia đình,..
PHÁT TRIỂN TC & QHXH
- Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình.
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói và cử chỉ, nét mặt.
-Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè.
- Làm một số công việc giúp bố mẹ và người thân trong gia đình
- Đóng kịch: Hai anh em, Ba cô gái…
- Đóng vai các thành viên trong gia đình.
- HĐ chơi: Chơi người đầu bếp giỏi. Gia đình ngăn nắp….
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
* Hoạt động tạo hình
- Vẽ chân dung người thân trong gia đình.
- Cắt dán ngôi nhà từ các hình học
- Vẽ cái nồi soong.
- Làm đồ dùng đồ chơi bằng các vật liệu đã sử dụng
- HĐ chơi: Làm ngôi nhà của bé bằng các vật liệu
* Hoạt động âm nhạc:
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
- Hát, múa, vận động, nghe những bài hát về gia đình: Cả nhà thương nhau, Nhà của tôi, Tổ ấm gia đình, Ba ngọn nến lung linh; Cháu yêu bà; Ru con; Múa cho mẹ xem
- Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất , Đoán xem bạn nào hát; Nghe tiết tấu tìm đồ vật…