Trong giáo dục, không có gì đáng ngạc nhiên hơn là lượng ngu dốt mà nó tạo ra dưới dạng chân lý trì trệ "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tháng

Khối MGL

Cập nhật lúc : 12:41 07/01/2016  

Kế hoạch năm 2015-2016
Kế hoạch tháng 12 năm 2015

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

Thời gian: 4 tuần, từ ngày 14/ 12/ 2015 đến ngày 08/1 / 2016

                             

LĨNH VỰC

NỘI DUNG

 

 

 

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

 

 

* Phát triển vận động:

1. Bò chui qua cổng, chơi tung và bắt bóng. Trẻ chui qua cổng không chạm cổng., biết cách tung và bắt bóng.

2.Trẻ bật xa tối thiểu 50cm – Bò chui qua cổng( CS 1). Trẻ biết bật xa 50cm và chạm đất nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân- bò chui qua cổng không chạm cổng.

3.  Ném xa bằng một tay- Chạy nhanh 10m. Trẻ biết đưa túi cát từ dưới lên trên rồi dùng sức của tay để ném thật xa về phía trước và chạy nhanh 10 m

4. Trèo lên xuống thang, chơi chuyển trứng. Trẻ biết trèo lên xuống thang liên tục phối hợp tay nọ chân kia, biết cách chơi chuyển trứng.

5. Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. (CS 14) Tham gia các hoạt động học tích cực, không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật…

  Trẻ tập trung chú ý, tích cực tham gia hoạt động, mạnh dạn, tự tin và tham gia chơi hứng thú.

*Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe:

6. Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật. Trẻ  biết ăn uống không nhai ngồm ngoàm, biết nhặt cơm đổ bỏ vào đĩa, biết không gần các con vật có hại.

7.  Biết lợi ích của các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá.. đối với sức khỏe của con người. Biết ăn các loại cá thịt… để có đầy đủ chất dinh dưỡng.

    Trẻ biết ăn uống hợp vệ sinh, biết lợi ích của thức ăn có nguồn gốc từ động vật.

 

 

 

 

LĨNH VỰC

PHÁT TRIỂN

NHẬN THỨC

 

* Khám phá khoa học:

 8.Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình. Trẻ biết tên và các đặc điểm, lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình.

 9. Trò chuyện về các con vật sống dưới nước.  Trẻ biết tên và các đặc điểm, lợi ích của các con vật sống dưới nước

10. Trò chuyện về các con vật sống trong rừng. Trẻ biết tên và các đặc điểm,lợi ích của các con vật sống trong rừng.

11. Trò chuyện về côn trùng- chim. Trẻ biết tên và các đặc điểm, lợi ích của các con côn trùng – chim.

12.Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung.(CS 92) Trẻ biết tên các con vật,cây cối, biết một số đặc điểm của cây cối, con vật.

    Trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ  các con vật.

* Làm quen với toán:

 13. Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8. Trẻ biết đếm từ trái sang phải, đếm đúng nhóm số lượng trong phạm vi 8.

 14. Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 8. Trẻ luyện kỹ năng đếm và nhận biết cho trẻ.

15. Thêm bớt, chia 2 nhóm động vật có số lượng 8.  Trẻ biết các thao tác thêm bớt nhóm số lượng  8 và sử dụng đúng từ thêm bớt.

16. Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của 1 vật so với vật khác. ( CS 108  ) Trẻ biết xác định các vị trí trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái của 1 vật so với vật khác.

   Trẻ tích cực hứng thú trong mọi hoạt động, và tham gia trả lời tốt các câu hỏi của cô.

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 

 

* Phát triển khả năng nghe nói, LQVH:

17. Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện. (CS 72) Trẻ biết bắt chuyện để nói với bạn, cô giáo và người thân.

18. Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và có nhu cầu giao tiếp. (CS 73  ) Trẻ biết điều chỉnh giọng nói để phù hợp tình huống và nhu cầu giao tiếp.

19. Đọc thơ” Mèo đi câu cá”, “ Nàng tiên ốc”, “ Ong và bướm”. Kể chuyện” Chú dê đen”. Trẻ đọc thơ rõ ràng, ngắt đúng nhịp điệu của bài thơ, biết kể lại nội dung câu chuyện, biết được nội dung của bài thơ, câu chuyện.

   Trẻ  thích giao tiếp với bạn, người thân và cô giáo, biết chăm sóc bảo vệ các con vật..

* LQCC:

20.  Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói. (CS 86) Trẻ nhận biết được các chữ, biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.

21. Làm quen nhóm chữ cái i- t- c, tập tô chữ cái i-t-c. Phát âm rõ ràng các chữ cái i- t- c, trẻ tô chữ cái i-t-c không lem ra ngoài.

  Trẻ hứng thú tham hoạt động,rèn luyện tính tập thể.

 

 

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI

 

 

22.  Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác. (CS 35  )  Nhận ra và nói được trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi tiếp xúc trực tiếp, hoặc qua tranh, ảnh. 

23. Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi.( CS 44) Trao đổi, hướng dẫn bạn trong hoạt động cùng nhóm, vui vẻ chia sẻ đồ chơi với bạn.   

24.Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác.

( CS 53) Mô tả được ảnh hưởng hành động của mình đến tình cảm và hành động của người khác, giải thích được hành vi của mình hoặc của người khác sẽ gây phản ứng như thế nào.

  Trẻ nhận biết và thích chia sẽ cảm xúc với bạn và những người gần gũi.

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MĨ

* Hoạt động âm nhạc:

25. Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về các con vật. » Gà trống mèo con và cún con », «  Cá vàng bơi »,

 «  Chú voi con ở bản Đôn « , « Chim mẹ chim con », «  Chim bay »…Rèn cho trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát.

   Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình vào bài hát khi hát về các con vật.

* Tạo hình:

26.  Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn(CS 8). Trẻ dán các hình vào đúng vị trí không làm nhăn hình.

27. Trẻ vẽ được : Con gà trống;  Xé dán đàn cá; Cắt, dán động vật sống trong rừng. Trẻ có kỹ năng thực hiện một số sản phẩm tạo hình về các con vật.

     Trẻ tích cực hứng thú trong mọi hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ

THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

Thời gian thực hiện: Từ   14  / 12 / 2015 đến  08 / 1 /2016

  1.     Đối với giáo viên:

-    Nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung yêu cầu của chủ đề: “ Thế giới động vật ” để xây dựng mạng nội dung và mạng hoạt động phù hợp với thực tế của lớp.

-     Soạn giáo án đầy đủ trước khi đến lớp.
-     Chuẩn bị đồ chơi đồ dùng đầy đủ trong chủ đề" Thế giới động vật"
-     Chuẩn bị tranh ảnh đầy đủ cho trẻ xem.
-      Chuẩn bị giáo án điện tử.

-    Cô giới thiệu cho cháu biết về chủ đề “ Thế giới động vật”?

-    Các nguyên vật liệu: vỏ ốc, vỏ sò,vỏ hến, vỏ trứng

-    Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện...về chủ đề “Thế giới động vật”

-    Bộ chữ số, lô tô về chủ đề thế giới động vật

-    Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoạt động.

-    Duy trì nề nếp vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân trẻ, tạo cơ hội cho các cháu tham gia vào các hoạt động tích cực, thoải mái .

-   Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật quý hiếm, tránh xa các con vật có hại

2.Đối với trẻ:

 - Trẻ có kiến thức tốt về chủ đề” Thế giới động vật”.

-  Tham gia vào các hoạt động tích cực, có nề nếp trao đổi nhỏ khi chơi, mạnh dạn trả lời to, rõ ràng, thu dọn đồ dùng sau khi hoạt động, có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

- Trẻ cùng bố mẹ sưu tầm tranh ảnh, họa báo, nguyên vật liệu phế thải về chủ đề:“ Thế giới động vật ” để hỗ trợ cho các hoạt động ở lớp.

- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật quý hiếm, tránh xa các con vật có hại

3.     Đối với phụ huynh:

 - Nắm thông tin hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề: “Thế giới động vật” ở bản tin của lớp để phụ huynh phối hợp hỗ trợ nguyên vật liệu để thực hiện chủ đề.

- Đưa trẻ đến lớp đúng giờ, duy trì nề nếp chào ba mẹ đi học, chào cô giáo và các bạn vào lớp, vệ sinh cá nhân trẻ tại gia đình.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật quý hiếm, tránh xa các con vật có hại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     

Các tin khác