Khối MGL
Kế hoạch năm 2015-2016
Kế hoạch tháng 11 năm 2015
CHỦ ĐỀ: BÉ BIẾT NGHỀ GÌ?
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 4 TUẦN
Từ ngày16/11/ 2015 đến ngày 11/12/ 2015.
LĨNH VỰC |
MỤC TIÊU |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
* Phát triển vận động: 1. Trẻ biết ném xa 2 tay – chạy nhanh 15m. Trẻ phối hợp kỹ năng ném, chạy để thực hiện bài tập đúng động tác. 2. Trẻ nhảy xuống từ độ cao 40 cm ( CS 2). Trẻ lấy đà và bật nhảy xuống và chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 đầu bàn chân, giữ được thăng bằng khi chạm đất. 3. Trẻ bật xa 50cm – Bò chui qua cổng. Trẻ biết bật xa 50cm và chạm đất nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân- bò chui qua cổng không chạm cổng. 4. Trẻ trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục. Trẻ phối hợp kỹ năng trườn, trèo để thực hiện đúng thao tác Trẻ có sự khéo léo của đôi bàn tay, bàn chân. Có ý thức trong khi thực hiện và biết phối hợp với bạn trong khi chơi, trẻ tích cực tham gia hoạt động. * Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe: 5.Trẻ biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp (CS 17) . Trẻ lấy tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi, ngáp. 6. Trẻ biết lợi ích của việc ăn uống đầy đủ và hợp lí đối với sức khỏe của con người và có sức khỏe tốt để làm việc. Trẻ nói được các món ăn có lợi cho sức khỏe. Trẻ tích cực tham gia hoạt động và biết cách bảo vệ cho cơ thể. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC |
* Khám phá khoa học: 7.Trẻ kể được một số nghề quen thuộc phổ biến nơi trẻ sống(CS 98 ). Kể được tên một số nghề quen thuộc phổ biến ở nơi trẻ sống và biết được một số công việc đặc trưng của nghề. 8.Trẻ trò chuyện về nghề công nhân và nghề nông. Biết được một số công việc và đặc điểm của nghề sản xuất. 9.Trẻ trò chuyện về nghề dịch vụ. Trẻ kể tên được một số nghề dịch vụ, biết một số công việc và đặc điểm của nghề. 10. Trẻ trò chuyện về nghề làm nón, nghề thêu và nghề làm hương. Trẻ biết công việc, đặc điểm của một số nghề làm nón, nghề thêu và nghề làm hương. Trẻ tham gia hoạt động tích cực và biết yêu quý các sản phẩm từ các nghề * Làm quen với toán: 11. Trẻ biết đếm đến 7,nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. Rèn kỹ năng đếm cho trẻ, quan sát, so sánh để nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. 12. Trẻ nhận biết các mốiquan hệ hơn kém về các số lượng trong phạm vi 7. Trẻ luyện kỹ năng đếm và nhận biết cho trẻ 13. Trẻ nhận biết hình tròn, hình chữ nhật. Trẻ nhận biết phân biệt được đặc điểm hình tròn, hình chữ nhật. 14. Trẻ tách 2 nhóm đồ vật có số lượng 7 thành 2 phần.Trẻ biết tách nhóm có số lượng 7 thành 2 phần bằng nhiều cách tách khác nhau. 15.Trẻ loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại(CS 115). Nhận ra sự khác biệt của một đối tượng không cùng nhóm với những đối tượng còn lại và giải thích đúng khi loại bỏ đối tượng khác biệt đó . Trẻ tham gia tích cực hoạt động, biết hợp tác cùng bạn và thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi hoạt động. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
* Phát triển kỹ năng nghe nói, Làm quen văn học: 16. Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, ca dao, đồng dao dành cho lứa tuổi của trẻ( CS 64) như bài thơ: “ Bé làm bao nhiêu nghề,Làm bác sĩ, Bó hoa tặng cô, Cái bát xinh xinh ”; Chuyện: Hai anh em…. Trẻ nói được tên, hành động của các nhân vật, tình huống trong câu chuyện, kể lại nội dung chính các câu chuyện mà trẻ đã được nghe. 17. Trẻ chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo, không ngắt lời người khác (CS 75). Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt mình, không nói chen vào khi người khác đang nói lời người khác, tôn trọng đang nói bằng việc lắng nghe, hoặc đặt câu hỏi, nói ý kiến của mình khi họ đã nói xong. Trẻ hứng thú lắng nghe cô và tích cực tham gia các hoạt động, trả lời tốt các câu hỏi của cô. * Làm quen chữ cái: 18.Trẻ biết viết thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới(CS 90 ) . Trẻ viết tên bắt đầu từ trái sang phải, xuống dòng khi hết dòng của trang vở và cũng bắt đầu dòng mới từ trái qua phải , từ trên xuống dưới, mắt nhìn theo nét chữ. 19.Trẻ làm quen nhóm chữ u, ư, tập tô nhóm chữ cái u, ư .Trẻ phát triển kỹ năng quan sát nhận biết và phát âm đúng nhóm chữ u, ư, tô chữ cái u, ư không lem ra ngoài. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết cách hợp tác cùng bạn và thu dọn đồ dùng gọn gàng. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI
|
20. Trẻ thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc ( CS 32) Trẻ tỏ ra phấn khởi, ngắm nghía hoặc nâng niu, vuốt ve, khoe, kể về sản phẩm của mình với người khác và cất sản phẩm cản thận. 21.Trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích ( CS 41) Trấn tĩnh lại, hạn chế xúc cảm và những hành vi tiêu cực như ( như đánh bạn, cào cấu, cắn, gào khóc, quăng quật đồ chơi…) khi được người khác an ủi, chia sẽ. 22.Trẻ có thói quen chào hỏi, cám ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn (CS 54 ) Biết và thể hiện các quy tắc trong sinh hoạt hằng ngày: chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn mà không cần nhắc nhở, nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ và cho quà, xin lỗi khi có hành vi không phù hợp gây ảnh hưởng đến người khác. 23. Trẻ quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn(CS 60 ) . Nhận ra và có ý kiến về sự không công bằng giữa các bạn, nêu ý kiến về cách tạo lại sự công bằng trong nhóm bạn và có ý thức cư xử công bằng với bạn bè trong nhóm chơi. Trẻ biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động; có cách ứng xử phù hợp vơi mọi người xung quanh |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
|
* Hoạt động tạo hình: 24. Trẻ tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ( CS 6 ). Trẻ biết cầm bút đúng: bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa, tô đều màuvà không chờm ra ngoài nét vẽ. 25.Trẻ biết vẽ và cắt dán một số sản phẩm: Vẽ đồ dùng dụng cụ nghề nông; Vẽ trang trí cái cốc; Vẽ tranh chú bộ đội bảo vệ biển đảo; Cắt, dán hình ảnh một số nghề. Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đa dạng có nội dung hình ảnh các nghề Trẻ biết yêu quý các sản phẩm của mình và bạn, tích cực tham gia các hoạt động của cô và thu dọn đò dùng gọn gàng. * Hoạt động âm nhạc: 26. Trẻ biết hát và vận động theo nhạc một số bài hát về nghề: Cháu thương chú bộ đội, Lớn lên cháu lái máy cày, em tập lái ô tô, anh phi công ơi… Rèn kỹ năng hát đúng lời bài hát, kỹ năng vận động nhịp nhàng theo lời bài hát và sử dụng các nhạc cụ phù hợp. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và thể hiện tình cảm của mình vào bài hát. |
CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ
BÉ BIẾT NGHỀ GÌ?
Thời gian thực hiện: Từ 16 / 11 / 2015 đến 11 / 12 /2015
1. Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung yêu cầu của chủ đề: “ Bé biết nghề gì ” để xây dựng mạng nội dung và mạng hoạt động phù hợp với thực tế của lớp.
- Soạn giáo án đầy đủ trước khi đến lớp.
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đầy đủ trong chủ đề" Bé biết nghề gì"
- Chuẩn bị tranh ảnh thơ chuyện đầy đủ cho trẻ xem.
- Chuẩn bị giáo án điện tử.
- Côgiớithiệuchocháubiếtvềchủđề“ Bébiếtnghềgì”?
- Một vài tờ giấy khổ to hoặc tận dụng bìa lịch, báo cũ...để trẻ vẽ, cắt, dán.
- Các nguyên vật liệu: lá cây, rơm, hột hạt,muỗng sữa chua, sữa bột...
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện...về chủ đề “Bé biết nghề gì”
- Bộ chữ số, lô tô về chủ đề các nghề.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoạt động.
- Duy trì nề nếp vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân trẻ, tạo cơ hội cho các cháu tham gia vào các hoạt động tích cực, thoải mái .
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và tôn trọng các nghề, biết giữ gìn sản phẩm các nghề.
2.Đối với trẻ:
- Trẻ có kiến thức tốt về chủ đề” Bé biết nghề gì”.
- Tham gia vào các hoạt động tích cực, có nề nếp trao đổi nhỏ khi chơi, mạnh dạn trả lời to, rõ ràng, thu dọn đồ dùng sau khi hoạt động, có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ cùng bố mẹ sưu tầm tranh ảnh, họa báo, nguyên vật liệu phế thải về chủ đề:“ Bé biết nghề gì ” để hỗ trợ cho các hoạt động ở lớp.
- Trẻ biết yêu quý và tôn trọng các nghề, biết giữ gìn sản phẩm các nghề.
3. Đối với phụ huynh:
-Nắm thông tin hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chủ đề: “Bé biết nghề gì” ở bản tin của lớp để phụ huynh phối hợp hỗ trợ nguyên vật liệu để thực hiện chủ đề.
- Đưa trẻ đến lớp đúng giờ, duy trì nề nếp chào ba mẹ đi học, chào cô giáo và các bạn vào lớp, vệ sinh cá nhân trẻ tại gia đình.
- Hỗ trợ các nội dung mà cô giáo đề xuất ( Cho mượn tài liệu, tranh ảnh, băng đĩa... ).
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và tôn trọng các nghề, biết giữ gìn sản phẩm các nghề.