Người thầy tốt nhất là người thầy khơi gợi chứ không giáo điều, và truyền cho học trò mình mong muốn tự dạy bản thân "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tháng

Khối MGL

Cập nhật lúc : 22:05 11/03/2019  

Kế hoạch năm 2019-2020
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỤC VẬT; CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG

 

 

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT

 THỜI GIAN THỰC HIỆN: 4 TUẦN

Từ ngày 28 / 01 / 2019 đến ngày 01 / 3 / 2019

 

LĨNH VỰC

 

MỤC TIÊU

LĨNH

 VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

 

* Phát triển vận động:

- Vận động thô:

1. Chuyền bóng bằng 2 tay qua đầu qua chân.Trẻ chuyền bóng không bị rơi

2.Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian; Bật tách chân, khép chân qua 7 ô. Trẻ  chạy liên tục 150m chạy với tốc độ chậm, đều, phối hợp tay chân nhịp nhàng; Trẻ  bật đúng kỹ thuật, tiếp đất bằng mũi bàn chân.

3. Trẻ đi trên dây( dây đặt trên sàn). Trẻ biết biết đi đúng vào sợi dây trên sàn, biết giữ thăng bằng khi đi trên sợi dây.

-Vận động tinh: Trẻ biết đan tết, cài mở cúc áo, cầm kéo cắt các đường thẳng, cong, cầm bút tô thành thạo….

*Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe:             

4. Trẻ biết một số thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng. Trẻ biết tên một số món ăn hằng ngày và cách chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh, xào..

 

 

 

 

 

 

 

LĨNH

 VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

 

* Khám phá khoa học:

5.Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây,con vật và một số hiện tượng tự nhiên . Trẻ nhận ra và sắp xếp hoặc giải thích các tranh về sự phát triển theo trình tự các giai đoạn phát triển của cây/con/hiện tượng tự nhiên.

6. Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác.Trẻ biết thay tên hoặc thêm tên của các nhân vật, thời gian, địa điểm diễn ra của câu chuyện một cách hợp lý nhưng không làm mất đi ý nghĩa của câu chuyện.

7. Trò chuyện về cây xanh và môi trường sống. Trẻ nhận biết được quá trình sinh trưởng và lớn lên của cây, môi trường và sự phát triển của cây.

8. Nhận biết, phân biết một số loại rau, củ, quả theo đặc điểm, đặc trưng của chúng .Trẻ nhận ra và biết được một số loại rau, củ quả theo đặc điểm đặc trưng của chúng.

9. Khám phá một số loại hoa ( Hoa cánh tròn, hoa cánh dài ); Khám phá một số loại cây lương thực phổ biến;  Trẻ biết được một số loại hoa cánh tròn và hoa cánh dài theo các đặc điểm của chúng; Trẻ biết được tên và một số đặc điểm của một số loại cây lương thực phổ biến.

* Làm quen với toán:

10. Trẻ biết đo độ dài bằng các đơn vị đo khác nhau. Trẻ có kỹ năng đo và hiển thị kết quả đo.

11. Nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 9. Trẻ có kỹ năng đếm, nhận biết đúng chữ số 9, kỹ năng đếm từ trái sang phải

12. Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 9. Rèn kỹ năng chọn số tương ứng với nhóm đồ vật và ngược lại.

13.Tách/ gộp các đối tượng trong phạm vi 9. Trẻ tách/ gộp các đối tượng 9 thành 2 phần bằng nhiều cách tách/ gộp khác nhau.

 

 

 

LĨNH

 VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 

* Làm quen văn học:

14. Trẻ biết kể lại được nội dung câu chuyện đã nghe theo trình tự nhất định. “Sự tích bánh chưng bánh giày, Quả bầu tiên, Sự tích cây khoai lang…” ; Trẻ biết tên bài thơ, đọc thuộc thơ và hiểu được nội dung bài thơ: “ Cây đào, Hoa cúc vàng…”

15.Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ,nét mặt, ánh mắt phù hợp. Trẻ lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người khác, trả lời câu hỏi, đáp lại bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để người nói biết rằng  mình đã hiểu hay chưa hiểu điều họ nói.

* Làm quen chữ cái:

16. Làm quen nhóm chữ b, d, đ; m, n; Tập tô nhóm chữ cái b, d, đ, m,n Nhận biết một số chữ cái và phát âm được một số chữ cái trong các từ chỉ tên các loại cây, hoa, rau, quả… Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, phát âm đúng nhóm b, d, đ, m, n; Và tô chữ cái trùng khít tô không lem ra ngoài.

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI

17. Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động. Trẻ có ý thức chờ đợi tuần tự trong khi tham gia các hoạt động: xếp hàng hoặc chờ đợi đến lượt, không chen ngang, không xô đẩy người khác trong khi chờ đợi, biết nhắc nhở các bạn chờ đến lượt..

18.Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.Trẻ chủ động bắt tay vào công việc cùng bạn, phối hợp với các bạn để thực hiện và hoàn thành công việc vui vẻ, không xảy ra mâu thuẫn.

19. Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày. Thể hiện một số hành vi bảo vệ môi trường:Giữ vệ sinh chung: Bỏ rác đúng nơi quy định,cất đồ chơi đúng nơi ngăn nắp sau khi chơi,sắp xếp đồ dùng gọn gang…

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

* Hoạt động tạo hình:

20.Trẻ nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.Trẻ biết làm một số sản phẩm tạo hình:  Xé dán cây ăn quả,   Tạo hoa bằng dấu vân tay, Tạo hình rau củ quả, Trang trí bưu thiếp ngày Tết.   Trẻ  bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm tạo hình,cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân

* Hoạt động âm nhạc:

21. Biết hát và vận động theo nhạc một số bài hát về thế giới thực vật, lắng nghe giai điệu của một số bài hát: Em yêu cây xanh, chúc tết, cùng múa hát mừng xuân, Quả gì, hoa trường em, Vườn cây của ba… Trẻ biết thể hiện cảm xúc, tình cảm  qua các bài hát và múa vận động nhịp nhàng theo lời bài hát, hát đúng lời và thể hiện tình cảm của mình vào bài hát.

 













































 


MẠNG NỘI DUNG

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT

Từ ngày 28 / 01 / 2019 đến ngày 01 / 3 / 2019

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

* Phát triển vận đông:

- Chuyền bóng bằng 2 tay qua đầu qua chân

- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.

- Bật tách chân – khép chân qua 7 ô

- Đi trên dây( dây đặt trên sàn)

- HĐ chơi;  “ Thi đi nhanh” “ Thi ai hái quả nhanh ” …

* Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe:

- Phân biệt nhóm thực phẩm giàu chất bột đường,nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng. Một số món ăn được chế biến từ nhóm thực phẩm giàu chất bộ đường và rau, củ, quả. Nhận biết một số rau quả giàu vitamin A. C

- Rèn luyện vận động tinh của đôi bàn tay bàn chân.

- Trò chuyện về lợi ích và cách sử dụng, bảo quản các loại cây, rau, hoa, quả

* Hoạt động chơi: Phân loại các nhóm thực phẩm  Chọn rau, tìm họ, hái quả, ăn gì nhanh lớn, kể tên nhóm thực phẩm           

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* Khám phá khoa hoc:

-  Cây xanh và môi trường sống.

- Nhận biết, phân biết một số loại rau, củ, quả theo đặc điểm, đặc trưng của chúng

- Khám phá một số loại hoa ( Hoa cánh tròn, hoa cánh dài )

- Khám phá một số loại cây lương thực phổ biến.

- Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây,con vật và một số hiện tượng tự nhiên

- Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác .

* Hoạt động chơi: Thi xem đội nào nhanh; Đoán đúng tên các loại thực  vật, gắn hoa cho cây, Gieo hạt, Phân biệt nhóm quả ăn sống và quả nấu chín….

* Làm quen với toán:

- Đo độ dài của vật bằng các đơn vị đo khác nhau

- Nhận biết số lượng, chữ số trong phạm vi 9

- Tách/ gộp các đối tượng trong phạm vi 9.

- Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 9.

* Hoạt động chơi : về đúng số lượng, thi xem ai đo đúng, người thợ may giỏi, thi ai đoán nhanh, về đúng nhà…

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

* Làm quen văn học:

- Trò chuyện về một số cây, rau, hoa, quả.

- Nghe truyện : “ Sự  tích  cây khoai lang ” “Quả bầu tiên”, “ Sự tích bánh chưng, bánh dày”., hoặc các câu chuyện của địa phương phù hợp với chủ đề.

- Thơ: “ Cây dừa” “ Hoa cúc vàng ” “ Cây đào”

- Mô tả, kể sáng tạo về một buổi tham quan vườn cây.

- Đồng dao, ca dao về thế giới thực vật.

- Làm sách về thế giới thực vật xung quanh bé

- Trẻ biết kể lại được nội dung câu chuyện đã nghe theo trình tự nhất định.

- Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ,nét mặt, ánh mắt phù hợp .

- Hoạt động chơi: Đóng vai các nhân vật trong câu chuyện, diễn thơ…

* LQCC:

- Nhận biết và phát âmb,d,đ,m,n.

* Hoạt động chơi:  Nhận biết các chữ cái trong thẻ tên của thực vật, ghép chữ cái về các loài hoa, rau, củ quả,  kể đủ 3 thứ, hãy nói nhanh, chơi đóng kịch, minh họa thơ….

PHÁT TRIỂN TC & QHXH

- Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.

- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác

-  Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày .

- Trò chơi đóng vai: Cửa hàng thực phẩm

- Thực hành trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ cây, bảo vệ môi trường.

- Kể về những hoa quả mà bé thích.

*Hoạt động chơi: Xây công viên, vườn rau, vườn cây, xếp vườn hoa, ghép hoa, ghép cây, nhặt lá vàng trong sân trườn, Chăm sóc cây cối, làm đồ chơi từ những vật liệu đã qua sử dụng, lau chùi sắp xếp đồ dùng đồ chơi….

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

* Tạo hình

- Trẻ nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.

- Xé dán cây ăn quả

- In hoa bằng vân tay

- Trang trí bưu thiếp ngày Tết

- Xé dán các loại rau củ

- Hoạt động chơi: Làm đồ dùng bằng vật liệu phế thải

* Âm nhạc:

- Hát, múa, vận động, nghe những bài  hát về thế giới thực vật: Vườn cây của ba, hạt gạo làng ta, hoa trương em, hoa trong vườn, quả gì, chúc tết, mùa xuân của bé, cùng hát múa mùng xuân…

- Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát đoán tên bạn, bắt chước âm thanh trong thiên nhiên, xem hình đoán tên bạn, hãy làm theo hiệu lệnh…

* Hoạt động chơi: biểu diễn văn nghệ, hát về các loại quả , cây…



MỤC TIÊU GIÁO DỤC

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG  

 THỜI GIAN THỰC HIỆN:4 TUẦN

Từ ngày 04 / 3 / 2019 đến ngày 29 / 3/ 2019

LĨNH VỰC

MỤC TIÊU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

 

* Phát triển vận động:

1. Trẻ biết ném xa bằng hai tay; Trẻ biết đập và bắt bóng bằng hai tay. Trẻ biết phối hợp vận động của cơ thể: tay, mắt, chân và dùng sức của thân và tay để ném đi xa; Vừa đi vừa đập và bắt bóng bằng hai tay, không ôm bóng vào người.

2.  Bò bằng bàn tay và cẳng chân 4- 5m. Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng để bò 4-5m.

3. Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc theo  hiệu lệnh. Trẻ phát triển kỹ năng đi, chạy và phản ứng nhanh khi có tín hiệu.

* Giáo dục  dinh dưỡng sức khỏe:

4.  Trẻ nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.

Trẻ gọi tên một số đồ vật gây nguy hiểm. Không sử dụng một số đồ vật dễ gây nguy hiểm để chơi khi không được người khác cho phép. Nhắc nhở hoặc báo người lớn khi thấy bạn sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* Khám phá khoa học:

5.  Trẻ biết một số phương tiện giao thông đường bộ. Trẻ kể tên một số phương tiện giao thông như: xe máy, xe đạp, ô tô. ..

6. Trẻ nhận biết, phân nhóm PTGT. Trẻ biết, và phân biệt được PTGT đường bộ, đường thủy, đường hàng không.

7. Trẻ biết một số luật lệ giao thông. Trẻ biết thực hành luật lệ  an toàn giao thông. Trẻ kể một số luật lệ dành cho người đi bộ, trên tàu, máy bay…nêu được một số biển báo đơn giản: cấm vượt đèn đỏ, biển báo cấm…  Trẻ thực hành những quy định đơn giản của đường bộ: đi bên phải, đi theo tín hiệu đèn giao thông, chở đúng người quy định…

* Làm quen với toán:

8.  Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10. Trẻ biết đếm đến 10. Nhận biết số lượng trong phạm vi 10. Nhận biết chữ số 10.

9. Trẻ nhận biết số thứ tự trong phạm vi 10. Trẻ biết chọn số tương ứng từ 1 đến 10 với nhóm đồ vật và ngược lại.

10. Trẻ biết tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm. Khi tách 10 đồ vật ( hột hạt, nắp chai, cúc áo… thành 2 nhóm ít nhất bằng hai cách khác nhau( VD: nhóm có 3 và PTGT, nhóm có 5 và 5 PTGT…)

11. Trẻ biết đo độ dài một đối tượng. Khi đo phải đo từ trái sang phải và nói kết quả đo.

      

 

 

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 

*Phát triển khả năng nghe nói, LQVH:

12.  Trẻ biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát. Thay tên mới cho đồ vật, câu chuyện, bài hát phản ánh đúng nội dung, ý nghĩa  của đồ vật, câu chuyện, bài hát.

13. Trẻ biết sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp. Khi sử dụng một số từ trong câu xã giao đơn giản để giao tiếp với bạn bè và người lớn hơn như: xin chào, tạm biệt,cảm ơn, cháu chào cô ạ, tạm biệt bác ạ, con cảm ơn mẹ, cháu kính chúc ông bà sức khỏe…

14. Trẻ biết “Đọc” theo truyện tranh đã biết . Chỉ vào chữ dưới tranh minh họa và “ đọc” thành tiếng( theo trí nhớ) để “ đọc” thành một câu chuyện với nội dung phù hợp với từng tranh minh họa.

15.  Trẻ biết kể chuyện theo tranh.  Có thể đọc thành một câu chuyện có bắt đầu, diễn biến và kết thúc một cách hợp lý, có logic. Chuyện “ Thỏ con đi học”, “ Qua đường”, thơ “ Trên đường”, “ Cô dạy con”…

* LQCC:

16. Trẻ làm quen chữ cái l,h,k. Phát âm đúng nhóm chữ l, h, k, nhận ra chữ l, h, k trong tiếng  và từ. Trẻ nhận biết được các chữ cái và phát âm các âm của chữ cái có trong tên của các phương tiện giao thông.

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI

 

 

17.  Trẻ biết chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.Trẻ chủ động bắt chuyện hoặc kéo dài được cuộc trò chuyện, sẵn lòng trả lời các câu hỏi trong giao tiếp, giao tiếp thoải mái, tự tin với bạn và người lớn gần gũi.

18. Trẻ biết sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. Sẵn sàng, nhiệt tình giúp đỡ ngay khi bạn  hoặc người lớn yêu cầu.

19. Trẻ biết đề nghị sự giúp đỡ của người  khác khi cần thiết. Biết tìm sự hỗ trợ từ người khác. Biết cách trình bày để người khác giúp đỡ.

20. Trẻ biết chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình

. Nhận ra và chấp nhận sự khác biệt giữa người khác và mình cả bề ngoại hình, cơ thể, khả năng, sỏ thích, ngôn ngữ…

21. Trẻ biết một số hành vi văn minh khi tham gia giao thông. Biết không nói to, biết giúp đỡ  người già, biết giữ an toàn cho bản thân.

 

 

 

 

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

 

 

* Âm nhạc:

22. Trẻ biết hát tự nhiên, thể hiện xúc cảm, vận động nhịp nhàng theo nhạc các bài hát về chủ đề PTGT: Em đi qua ngã tư đường phố, Em đi chơi thuyền, Ai đúng ai sai, Bông hoa mừng cô, Đường em đi….

* Tạo hình:

23. Trẻ biết cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản.

Cắt rời được hình, không bị rách, đường cắt lượn sát theo nét vẽ. Trẻ biết vẽ tàu thuyền trên biển,  cắt dán ô tô, xé dán cột đèn hiệu giao thông…

 






















































MẠNG NỘI DUNG

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG

Thời gian: Từ ngày 04 / 3 / 2019 đến ngày 29 / 3 / 2019

       
 

Phương tiện giao thông đường bộ- đường sắt

- Các loại phương tiện: đi bộ, xe( xe đạp, xe máy, xe hơi, xe taxi, xe tải…), tàu hỏa, phương tiện thô sơ( máy cày, xe lu, xe bò…).

- Đặc điểm: cấu tọa, công dụng, kích thước, âm thanh, màu sắc, tốc độ, nhiên liệu… của các loại phương tiện giao thông.

+ Nơi hoạt động: trên đường, bến xe, trạm chờ, gara, nhà ga…

+ Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: tài xế, cảnh sát giao thông, người soát vé, kỹ sư.

- Các dịch vụ giao thông: Bán vé, sửa chữa xe

 

Một số luật lệ giao thông

- Một số luật lệ giao thông dành cho người đi bộ, dành cho người ngồi trên xe gắn máy, xê ô tô, trên tàu, trên máy bay.

- Một số biển báo giao thông đơn giản và quen thuộc.

- Tác dụng của luật lệ giao thông: đảm bảo trật tự an toàn.

-  Giáo dục trẻ, và vận động phụ huynh tăng cường đi xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu , bảo vệ môi trường, đồng thời giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng điện, nước,….một cách hiệu quả. Tạo cho trẻ một thói quen, một kỷ năng sống tốt.

 

Phương tiện giao thông đường thủy – đường hàng không

- Các loại phương tiện giao thông quen thuộc: Đường thủy, đường hàng không

- Đặc điểm: cấu tạo, tên gọi, công dụng, kích thước, âm thanh, màu sắc, tốc độ, nhiên liệu… của các loại phương tiện trên.

+Người điều khiển phương tiện giao thông trên: thủy thủ, thuyền viên, thuyền trưởng, người lái tàu; phi công, tiếp viên, phi hành gia…

+ Nơi hoạt động: bay trên trời, sân bay

+Nơi hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy: dưới nước, bến tàu, bến cảng,

- Các dịch vụ giao thông: Bán vé, sửa chữa…

 

Thực hành luật giao thông

-Thực hành những quy định đơn giản của luật giao thông đường bộ.

-Thực hành những quy định dành cho người đi bộ.

 

                                                       

MẠNG HOẠT ĐỘNG

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ AN TOÀN GIAO THÔNG

Thời gian thực hiện: Từ ngày 04 / 3 / 2019 đến ngày 29 / 3/ 2019

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

* Phát triển vận đông:

- Ném xa bằng hai tay

- Bò bằng bàn tay và cẳng chân 4- 5m.

- Đập và bắt bóng bằng hai tay.

- Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng dích dắc theo  hiệu lệnh.

-Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay bàn chân.

* Dinh dưỡng – sức khỏe:

- Giữ gìn  an toàn và vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông.

- Trẻ nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

* Khám phá khoa học:

- Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ

- Trẻ nhận biết, phân nhóm PTGT.

- Tìm hiểu một số luật lệ giao thông.

- Bé thực hành luật giao thông

- Các hoạt động khác: quan sát ngã tư đương phố , thu thập tranh ảnh, đồ chơi về các loại PTGT

- Quan sát , trò chuyện về một số biển báo hiệu   giao thông đường bộ đơn giản

* Làm quen với toán:

-  Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có 10 đối tượng.   Nhận biết chữ số 10.

- Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 10.

- Trẻ biết tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm.

- Thao tác đo độ dài một đối tượng

- Phân biệt hình dạng của các loại phương tiện và biển báo giao thông.

- Xác định các hướng của đường đi theo sơ đồ.

 

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

*Làm quen văn học

- Đọc thơ: Trên đường; Cô dạy con; Chú CSGT; Chiếc xe lu; Con đường của bé…

- Kể chuyện: Thỏ con đi học; Qua đường;  Những tấm biển biết nói.

 - Giải các câu đố về phươngtiện giao thông.

- Kể chuyện theo tranh, theo đồ chơi.

- Trẻ biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát.

- Trẻ biết sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp.

- Trẻ biết “Đọc” theo truyện tranh đã biết .

-  Trẻ biết kể chuyện theo tranh.

*Làm quen chữ cái:

- Làm quen với nhóm chữ cái  l ,h,k.

- Tập sao chép, viết tên các loại phương tiện giao thông.

- Làm truyện tranh, album về giao thông.

- Trò chơi “Tôi đi trên đường tôi nhìn thấy”.

PHÁT TRIỂN TC & QHXH

- Trò chuyện về các loại PTGT mà trẻ thích

- Trò chuyện với trẻ về công việc của những người điều khiển các loại PTGT.

-  Chơi đóng một số vai người phục vụ trên các PTGT, hành khách, người làm các dịch vụ khác nhau : bán xe, bán vé, bán xăng

- Thực hành: “sửa chữa” các loại xe, thuyền, máy bay bị hư.

- Trẻ biết chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi.

-Trẻ biết sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.

- Trẻ biết đề nghị sự giúp đỡ của người  khác khi cần thiết.

- Trẻ biết chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình.

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

* Tạo hình

- Vẽ tàu thuyền trên biển.

- Cắt dán ô tô.

- Xé dán cột đèn hiệu giao thông…

- Gấp giấy, cắt, xé dán, tạo phương tiện giao thông từ nguyên vật liệu phế thải.

- Trẻ biết cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản.

* Âm nhạc:

- Hát bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố, Bông hoa mừng cô, Nhớ lời cô dặn, Đường em đi….

- Nghe nhạc: Anh phi công ơi, lượn tròn lượn khéo, những con đường em yêu.Bông hồng tặng mẹ và cô.

- Vận động tự nhiên: vỗ tay theo tiết tấu chậm, tiết tấu phối hợp, gõ với nhạc cụ, vận động sáng tạo.

 

 

                                                 

                                                 

 

 

       
Các tin khác