Nhân cách của người thầy là sức mạnh to lớn có ảnh hưởng đến học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kì câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ hệ thống khen thưởng trách phạt nào khác "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

MGL 2

Cập nhật lúc : 09:25 17/05/2022  

Kế hoạch tuần học thứ 52
( Tuần 20 năm 2022, từ 16/05/2022 đến 22/05/2022 )

KẾ HOẠCH TUẦN III

CHỦ ĐỀ: BÉ CHUẨN BỊ ĐỂ ĐI HỌC LỚP 1

Thời gian thực hiện: Từ ngày 16 / 5 / 2022 đến ngày 20 / 5 / 2022

   Ngày

 

 HĐ     

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

 

ĐÓN TRẺ

 

 

 

THỂ DỤC SÁNG

 

 

 

 

ĐIỂM DANH

 

*  Đón trẻ:

- Cô đến sớm chuẩn bị phòng học sạch sẽ thoáng mát, đón trẻ niềm nở, vui vẻ với phụ huynh. Chú ý thông thoáng lớp học mát mẻ, sạch sẽ.

- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ luôn mang khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, một số nội dung về chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1.

- Cô gợi ý để trẻ kể những gì xung quanh mà trẻ thấy hứng thú. Gợi ý trẻ tham gia các hoạt động góc chơi cùng các bạn ở các góc gần với chủ đề, chơi theo ý thích hoặc xem tranh truyện về các đồ dùng của học sinh lớp 1, phấn, bảng, sách, vở…

* TDBS:

1.Khởi động:Trẻ đi, chạy các kiểu chân theo vòng tròn, kết hợp các vận động tinh của tay.

2.Trọng động:Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang trẻ tập bài tập phát triển chung.

* BTPTC: Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. Tập theo nhạc, tập với vòng thể dục.

- Hô hấp: Còi tàu tu..tu...

- Tay vai: Co duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân.

- Bụng: Cúi gập người, tay chạm bàn chân

- Chân: Đưa chân ra phía trước, sang ngang đưa về sau.

- Bật: Bật chân trước, chân sau.    

3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng kết hợp vẫy tay, cất dụng cụ thể dục.

* Điểm danh:

- Khen trẻ đi học đúng giờ, đi học đều để khỏi ảnh hưởng đến các bạn, không làm phiền người khác ( lịch sự , lễ độ)

- Cho trẻ quan sát phát hiện những bạn hôm nay vắng. Biết quan tâm đến các bạn những ngày qua vắng, tìm hiểu lý do vì sao bạn vắng ( Giáo dục sự quan tâm)

- Nhắc trẻ nghỉ học phải xin phép cô giáo ( Giáo dục trẻ biết tôn trọng ngươi khác)

 

TRÒ CHUYỆN

 

- Trò chuyện cá nhân hoặc theo nhóm về thời tiết hoặc các sự kiện nổi bật trong ngày mà trẻ quan tâm như ngày sinh nhật, về cách phòng chống bệnh covid 19, tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh mùa hè: đau mắt đỏ, thủy đậu, bệnh quai bị, sốt xuất huyết …

- Trò chuyện về đồ dùng của học sinh lớp 1: cặp, sách, bút, phấn, bảng…

- Tạo tình huống để trẻ giao tiếp bằng lời, thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh

HOẠT ĐỘNG HỌC

 

 

LQVH:

Chuyện: Cây viết và thước kẻ

PTVĐ:

Đi tiến lùi nối bàn chân.

 

LQVT:

Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 10.

KPKH:

Làm quen một số đồ dùng học tập của học sinh lớp 1

TẠO HÌNH:

Vẽ đồ dùng học tập

 

1. Dự kiến quan sát: Cây bàng

2. Hoạt động tập thể :

a. TCVĐ/

TCDG:

“Rồng rắn lên mây”

3.Hoạt động tự do:

- Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi với lá, ô ăn quan, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

1. Dự kiến quan sát: Cây xoài

2. Hoạt động tập thể :

a. TCVĐ:

“Bánh xe quay”

b. TCDG: “Xỉa cá mè”

3.Hoạt động tự do:

- Ném bolling, chong chóng, vẽ phấn trên sân, câu cá, đong nước vào chai, chơi ô ăn quan…..

1. Dự kiến quan sát: Cây đại phú

2. Hoạt động tập thể :

a.TCVĐ:

“Cáo ơi ngủ à”

b. TCDG: “Chi chi chành chành”

3.Hoạt động tự do:

- Câu cá, đá kiện, tưới cây, nhặt lá vàng, chơi chong chóng, nhảy dây, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

* Chơi ngoài trời về phát triển vận động.

1.Trò chơi vận động: “Kéo co”

2.Chơi các trò chơi, đồ chơi vận động: Đi cà kheo, Nhảy vòng, ném vòng cổ chai, ném bóng vào rổ, chuyền bóng .bật xa, ném xa, đi trong đường hẹp….

1. Dự kiến quan sát: Cây cau cảnh

2. Hoạt động tập thể :

a.TCVĐ:

“Chim bay, cò bay”

b. TCDG: “Kéo cưa lừa xẻ”

3.Hoạt động tự do:

- Vẽ, nặn, nhảy dây, tô màu con vật bé thích, chơi bế em, chơi ô ăn quan…

CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC CHƠI

* Góc xây dựng - lắp ghép : Xây dựng sân trường giờ ra chơi. Lắp ghép cây xanh, nhà, hàng rào...

* Góc phân vai : Bác sĩ, nấu ăn,cửa hàng bán đồ dùng học tập lớp 1; bán thực phẩm ;bán cây, hoa, cửa hàng ăn uống.

* Góc học tập : Xem sách, tranh ảnh về trường tiểu học. Kể chuyện sáng tạo theo tranh. Chơi đôminô, chơi lô tô. Phân loại đồ dùng đồ chơi. Thực hiện các vở: Tập tô, lqvt...Sao chép các từ tương ứng với tên trường tiểu học và các dụng cụ học tập

* Góc nghệ thuật :

+ Tạo hình: Vẽ cặp sách. Gấp bàn,ghế . Làm sách ,tranh về trường tiểu học.  Nặn một số sản phẩm. Làm một số đồ dùng từ vật liệu phế thải….

+ Âm nhạc:

- Cho trẻ múa hát các bài có trong chủ đề

- Nghe hát các bài hát về chủ đề.

* Góc thiên nhiên : Tưới cây, lau lá cho cây. Chơi với cát nước. Chăm sóc cây xanh trước lớp.

VỆ SINH- ĂN - NGỦ

* Vệ sinh: Rèn kỹ năng rửa tay, lau tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi xong

- Trẻ biết gữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa hè

- Luôn có thói quen vệ sinh trong ăn uống và phòng dịch bệnh mùa hè.

* Ăn:

- Trẻ biết kể tên một số món ăn ở lớp, ở gia đình, ở địa phương Thừa Thiên Huế.

- Giới thiệu món ăn cho trẻ.

- Trẻ biết sử dụng các từ “ mời cô”, “ mời bạn” khi vào bữa ăn.

- Trẻ biết giữ trật tự trong giờ ăn, giờ ăn không nói chuyện; biết dùng khăn giấy để lau miệng, bỏ rác đúng nơi quy định.

- Nhắc trẻ không làm rơi vãi thức ăn và ăn hết suất ăn.

- Thực hiện một số quy định vệ sinh ở lớp.

* Ngủ:

- Cho trẻ ngủ đủ giờ, đủ giấc, dạy trẻ xếp đồ dùng gọn gàng, rửa mặt, chải đầu buộc tóc, sửa sang quần áo … sau khi ngủ dậy

-Nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ngủ.

 

CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

- Chơi kéo co

- Hoàn thành vở LQVT

- Chơi tìm những hình khối cùng nhóm

- Hát: Cháu vẫn nhớ trường mầm non

- Nêu gương cuối ngày.

- Chơi tự do ở các góc chơi.

- Tổ chức đồng loạt chơi: Chơi

Tập tô nhóm chữ: v- r

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc chơi.

- Chơi đếm số lượng trong phạm vi 10

- Đóng kịch

- Chơi thổi bóng bay.

- Tìm chữ cái v-r trong tên đồ dùng học tập

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc chơi.

- Hướng dẫn trẻ tập pha nước chanh

- Vận động bài hát: “ Tạm biệt búp bê”

- Xếp hình đồ dùng đồ chơi học tập.

- Chơi chọn trang phục của học sinh lớp 1…

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc chơi.

-Tổ chức chơi:

 Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề.

- Nêu gương cuối tuần

- Chơi tự do ở các góc chơi.

TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ

- Nhắc và hỗ trợ trẻ chuân bị đồ dùng cá nhân, áo quần trẻ gọn gàng sạch sẽ

- Cho trẻ chơi theo ý thích, xếp đồ chơi gọn gàng sau chơi, phụ cô làm một số việc vừa sức

- Giáo dục lễ giáo cho trẻ “ chào cô” “ chào ba mẹ” “ chào các bạn”

- Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, đi học không đòi quà

                 

 

 

KẾ HOẠCH TUẦN III :

 HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC BUỔI SÁNG

I.Mục đích – yêu cầu:

1.Kiến thức:

-Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng các động tác của tay và chân để tập được các động tác thể dục sáng theo nhạc.

-Trẻ biết hít thở sâu, luyện tập các cơ tay, vai và chân.

2.Kĩ năng:

-Trẻ tập đúng các động tác theo nhạc.

3.Thái độ:

-Trẻ chú ý khi tập thể dục, biết cất dụng cụ khi tập xong, không nói chuyện khi tập thể dục.

II.Chuẩn bị:       

-Địa điểm tập thoáng mát, an toàn.

-Dụng cụ thể dục đủ cho cả cô và trẻ.

-Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.

-Đầu đĩa, đĩa nhạc thể dục.

III. Cách tiến hành.

1.Khởi động:Trẻ đi, chạy các kiểu chân theo vòng tròn, kết hợp các vận động tinh của tay.

2.Trọng động:Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang trẻ tập bài tập phát triển chung.

* BTPTC: mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. Tập theo nhạc,tập với vòng thể dục.

- Hô hấp: Còi tàu tu..tu...

- Tay vai: Co duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân.

- Bụng: Cúi gập người, tay chạm bàn chân

- Chân: Đưa chân ra phía trước, sang ngang đưa về sau.

 - Bật: Bật chân trước, chân sau.   

3.Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng kết hợp vẫy tay, cất dụng cụ thể dục.

 

 

CHƠI, HOẠT ĐỘNG GÓC.

I.Mục đích – yêu cầu:

1.Kiến thức:

-Trẻ biết chọn vai chơi và biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp vai chơi.

2.Kĩ năng:

-Trẻ biết giao lưu giữa các góc chơi, biết phân công nhiệm vụ khi chơi.

-Trẻ biết thể hiện hành động phù hợp vai chơi.

3.Thái độ:

-Trẻ biết nhường nhịn bạn khi chơi.

-Trẻ biết cất dọn đồ dùng sau khi chơi xong.

-Trẻ chơi hứng thú.

II.Chuẩn bị:

-Đồ dùng đồ chơi ở các góc theo chủ đề trường tiểu học.

* Góc xây dựng:

 - Đồ chơi lắp ghép

 - Đu quay, xích đu

 - Các khối gỗ, cây, cỏ, hàng rào

 - Một số cây, cây cảnh, cột đèn

 * Góc phân vai:

 - Chậu cây, một số sản phẩm: mũ, áo quần, túi xách, dép...

 - Một số dụng cụ: cặp sách, sách, vở, bút, thước… để bán hàng

 - Các loại thức ăn, rau, củ, quả, sữa bánh...

 - Đồ dùng nấu ăn

 - Ống nghe, ống tiêm, hộp thuốc, áo bác sĩ

 * Góc học tập, đọc sách:

 - Tranh ảnh về các nghề, lô tô, thẻ chữ cái, chữ số, đôminô.

 - Truyện, vở tập của trẻ ( Vở tập tô, lqvt, vở vẽ...)

 * Góc nghệ thuật:

 - Giấy, màu, một số nguyên vật liệu: Bìa lịch, vỏ hộp sữa chua, hoa, lá rụng

 - Kéo, hồ, màu nước, đất nặn

 - Một số bài hát,đầu đĩa, đĩa nhạc.

 * Góc thiên nhiên:

 - Cát, nước, khuông đúc bánh,…

 - Màu nước, xốp, sỏi

 - Chai nhựa nhiều cỡ, bình tưới

III. Cách tiến hành.

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1. Ổn định:

- Cô hỏi trẻ đã đến giờ gì?

- Cô và trẻ cùng chơi: Chi chi chành chành. Bạn nào bị bắt tay bạn đó sẽ giới thiệu cần chuẩn bị đồ dùng gì để vào lớp 1

Hoạt động 2. Trẻ thực hiện.

- Cô giới thiệu đồ dùng bán hàng về các đồ dùng học sinh lớp ai thích thì đến góc đó chơi

- Cô cho trẻ nhẹ nhàng về góc chơi.

- Trẻ tự chọn góc chơi, và thỏa thuận vai chơi.

- Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ

Hoạt động 3. Kết thúc :

- Cô nhận xét góc chơi, khen trẻ và cho trẻ cất đồ dùng các góc chơi

- Giờ chơi.

- Trẻ chơi

- Trẻ nhẹ nhàng về các góc chơi.

- Trẻ thu dọn đồ chơi và đi rửa tay.

Các tin khác