Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

MGL 2

Cập nhật lúc : 22:46 14/11/2022  

Kế hoạch tuần học thứ 52
( Tuần 39 năm 2022, từ 26/09/2022 đến 02/10/2022 )

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN

Lớp: Mẫu giáo 5-6  tuổi

Thời gian thực hiện 3 tuần (từ ngày 26 đến 09 ngày 14 tháng 10 năm 2022)

Mục tiêu giáo dục

Nội dung giáo dục

Hoạt động giáo dục

(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh

- Thực hiện các động tác nhóm tay;  lưng, bụng, lườn; chân trong giờ thể dục sáng và bài tập phát triển chung giờ hoạt động phát triển vận động.

- Thể dục sáng: Tập kết hợp với lời ca bài: “ Con cào cào”

+ Hô hấp: Thổi bóng bay

+ Tay:Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên. 2 tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao

+Lưng, bụng: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao

+ Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông.

+ Bật: Bật tại chổ; Chân trước chân sau

2. Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.

Đi bằng mép ngoài bàn chân.

- Thể dục sáng: Khởi động: Đi các kiểu chân

- Hoạt động học:

+ Vận động: Đi bằng mép ngoài bàn chân

- Chơi ngoài trời:

+ Trò chơi: Thi đi nhanh

3. Trẻ khéo léo, phối hợp nhịp nhàng giữa bàn tay và cẳng chân

Trẻ biết bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng.

- Hoạt động học:

+ Vận động: Trẻ biết bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng.

- Chơi ngoài trời:

- TCVĐ: Bò theo đường dích dắc. Thi ai bò nhanh nhất

4. Trẻ biết cách thực hiện vận động, biết cách đi khom người, đầu gối hơi khụy xuống.

Đi khụy gối.

- Hoạt động học:

+ Vận động: Đi khụy gối.

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Thi đi nhanh.

5. Trẻ có ý thức giữ gìn răng miệng sạch sẽ.

Trẻ tự đánh răng rửa mặt không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt áo quần.

- Trò chuyện: Giữ gìn răng miệng sạch sẽ để tránh sâu răng

- Hoạt động tự phục vụ vệ sinh cá nhân:  Nhắc trẻ đánh răng sạch sau khi ăn xong

- Chơi hoạt động theo ý thích: Giáo dục trẻ đánh răng đúng cách

6. Trẻ tự mặc áo đúng cách, cài và mở hết các cúc áo, biết so hai vạt áo, quần không bị lệch.

Biết tự mặc và cởi được quần áo.

- Hoạt động tự phục vụ vệ sinh cá nhân: Thực hành mặc và cởi áo quần

- Chơi, hoạt động theo ý thích: mặc áo quần cho búp bê

7. Trẻ biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe của bản thân.

Biết lợi ích của 4 nhóm thực phẩm

- Hoạt động ăn : Thực hành cầm bát, thìa xúc cơm ăn

- Chơi ở các góc: Chơi nấu các món ăn

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

8. Trẻ biết được một số đặc điểm các hình. Trẻ biết gọi tên hình, chọn hình và chắp ghép hình. Trẻ  biết chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích, theo yêu cầu hình khác nhau.

Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

- Hoạt động học: LQVT: Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

- Chơi theo ý thích: Chơi ghép hình

9. Trẻ biết sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn

Xác định vị trí của đồ vật  (phía phải- phía trái) so với bạn khác.

- Hoạt động học: LQVT: Xác định vị trí của đồ vật  (phía phải- phía trái) so với bạn khác.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Phân biệt phía phải- phía trái của bạn khác

10. Trẻ biết cách xác định vị trí trong không gian.

Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của một đối tượng có sự định hướng.

-  Hoạt động học: LQVT: Xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của một đối tượng có sự định hướng.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Phân biệt phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đồ vật

11. Trẻ phân biệt được một số đặc điểm của bản thân, nhận biết được sự giống và khác nhau của bản thân so với người khác thông qua (tên tuổi, ngày sinh, giới tính, sở thích, và một số đặc điểm về hình dạng).

Tôi là bạn gái hay bạn trai.

- Trò chuyện: Về, tên, tuổi, giới tính, ngày sinh, sở thích của trẻ

- Hoạt động học:

+ KPKH: Tôi là bạn gái hay bạn trai.

- Trò chơi: Ai là người có trí nhớ tốt

12. Trẻ phân biệt được sự khác nhau của các bộ phận và chức năng chính của chúng.

Những bộ phận trên cơ thể bé hoạt động như thế nào.

- Chơi, hoạt động theo ý thích:  Xem tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể

- Hoạt động học:

+ KPKH: Những bộ phận trên cơ thể bé hoạt động như thế nào.

+ Trò chơi: Trán cằm tai; Gối bụng lưng; Thi xem ai nói đúng

13. Trẻ nhận biết được cách ăn uống hợp lí hợp vệ sinh để có một cơ thể khỏe mạnh.

Các món ăn, sinh hoạt hàng ngày của bé.

- Hoạt động học: KPKH: Các món ăn, sinh hoạt hàng ngày của bé.

- Chơi, hoạt động góc: Nấu các món ăn

- Giờ ăn: Trò chuyện về tên các món ăn hằng ngày của bé khi ở trường và ở nhà

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

14. Dễ dàng sử dụng lời nói để diển đạt nhu cầu ý nghĩ, cảm xúc của bản thân.

Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.

- Hoạt động chơi; hoạt động lao động tự phục vụ: Yêu cầu trẻ lấy cất đồ chơi, đồ dùng và làm một số việc tự phục vụ theo theo yêu cầu. Mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình

- Chơi, hoạt động góc: Nói để bạn hiểu và hoàn thành vai chơi của mình

Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Chơi trò chơi: “làm theo yêu cầu của cô”…

15. Trẻ biết tên bài thơ- chuyện, tên tác giả, đọc thuộc bài thơ và hiểu nội dung bài thơ – câu chuyện: “Mắt để làm gì?”, “Tay ngoan”. “Chuyện của dê con”. Rèn kĩ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Kĩ năng nói các giọng của từng nhân vật. Kĩ năng ghi nhớ có chủ định.

Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, ca dao, đồng dao dành cho lứa tuổi của trẻ

- Hoạt động học: LQVH:

+ Thơ: Mắt để làm gì?;Tay ngoan.

+ Truyện: Chuyện của dê con

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Trẻ chơi diễn thơ, đóng kịch

- Chơi ngoài trời: Trò chơi lộn cầu vồng (Đọc đồng dao lộn cầu vồng kết hợp với chơi trò chơi), trò chơi dung dăng dung dẻ đọc kết hợp với bài dung dăng dung dẻ

16. Trẻ biết 1 số chữ cái trong các từ, chỉ họ và tên riêng của mình, của một số bạn trong lớp và tên gọi của một số bộ phận cơ thể.

- Trẻ tô trùng khít chữa cái, không lem ra ngoài

Làm quen chữ cái a, ă, â.

Tập tô nhóm chữ a, ă, â.

- Hoạt động học:

- Làm quen chữ cái a, ă, â

- Trò chơi với chữ cái o, ô, ơ

- Tập tô nhóm chữ cái a, ă, â

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM

VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

17. Trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân. Trẻ mạnh dạn nói ý kiến của bản thân, nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân

Trẻ biết ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân.

- Trò chuyện:  Tập cho trẻ sự tin tin, mạnh dạn ứng xử phù hợp với cô giáo và bạn. Nói được khả năng và sở thích của mình

- Giờ chơi ở các góc: Trẻ biết cách giao lưu các nhóm chơi

- Lao động vệ sinh lớp học: Sắp xếp, lau dọn đồ dùng đồ chơi.

18. Trẻ chơi hòa đồng với bạn, trẻ biết yêu quý bản thân và bạn bè trong lớp.

Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn của người khác.

- Trò chuyện – Đón trả trẻ: Trò chuyện về sở thích của mình, của bạn

- Giờ ngủ: Thực hiện một số quy định của lớp như không nói chuyện riêng, nằm ngủ đúng tư thế, không nô đùa…

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

19. Trẻ biết yêu quý, giúp đỡ bạn bè. Trẻ thích tham gia các hoạt động múa, hát. Thuộc các bài hát trong chủ đề: Tìm bạn thân; Tay thơm tay ngoan; Sinh nhật hồng…

Trẻ biết thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.

- Hoạt động học: GDÂN:

+ Dạy hát: Tìm bạn thân..

+ VĐTN: Tay thơm tay ngoan; Hai bàn tay của em.

+ Nghe hát: Lý hoài nam; Sinh nhật hồng

+ Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát; Ai nhanh nhất..

20. Trẻ biết sử dụng các kỹ năng để tạo ra sản phẩm cân đối

Trẻ biết sử dụng các dụng cụ tạo hình để tạo ra sản phẩm theo ý thích và khả năng của trẻ.

- Chơi, hoạt động ở các góc: Tạo ra một số bức tranh cắt, xé dán về chủ đề: Bản thân

- Hoạt động học: HĐTH:

vẽ, tô màu chân dung bé. Cắt dán áo bạn trai, bạn gái. Trang trí khăn quàng cổ.

 

KẾ HOẠCH TUẦN I

Chủ đề nhánh: Tôi là ai?

Thời gian: Từ ngày 26/9/2022 đến ngày 30/ 9 /2022

Ngày

 

 HĐ     

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Đón trẻ

 

 

 

                          Thể dục sáng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Điểm danh

* Đón trẻ

- Cô đến sớm chuẩn bị phòng học sạch sẽ thoáng mát, đón trẻ niềm nở, vui vẻ với phụ huynh. Chú ý thông thoáng lớp học mát mẻ, sạch sẽ.

- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ luôn mang khẩu trang khi đi trên đường, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, một số nội dung của chủ đề trong tháng.

- Cô gợi ý để trẻ kể những gì xung quanh mà trẻ thấy hứng thú. Gợi ý trẻ tham gia các hoạt động góc chơi cùng các bạn ở các góc gần với chủ đề, chơi theo ý thích hoặc xem tranh ảnh về các hoạt động của trẻ, về bản thân trẻ.

* Thể dục sáng

+ Khởi động:

- Cô mở nhạc và cho trẻ đi chạy theo nhạc, đi kiễng chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, kết hợp với vỗ tay, vẫy tay rồi về 4 hàng.

+ Trọng động

Mỗi động tác thực hiện 2l x 8n, cô cho trẻ tập theo nhạc, tập với gậy thể dục

- Hô hấp: Thổi bóng bay

- Tay vai: 2 tay đưa lên cao, ra phía trước, sang hai bên

- Bụng: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao

- Chân: Đưa ra trước, đưa sang ngang, đưa về sau.

- Bật: Bật tại chổ.

+ Hồi tĩnh:

- Cô cho trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng một vòng. Cất dụng cụ thể dục.

*Điểm danh

- Khen trẻ đi học đúng giờ, đi học đều để khỏi ảnh hưởng đến các bạn, không làm phiền người khác ( lịch sự , lễ độ)

- Cho trẻ quan sát phát hiện những bạn hôm nay vắng. Biết quan tâm đến các bạn những ngày qua vắng, tìm hiểu lý do vì sao bạn vắng ( Giáo dục sự quan tâm)

- Nhắc trẻ nghỉ học phải xin phép cô giáo( Giáo dục trẻ biết tôn trọng người khác)

TRÒ CHUYỆN

- Trò chuyện cá nhân hoặc theo nhóm về thời tiết hoặc các sự kiện nổi bật trong ngày mà trẻ quan tâm như về sở thích, giới tính, về chức năng của các giác quan, về các chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, về cách phòng chống bệnh covid 19, tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh mùa thu: đau mắt đỏ, thủy đậu, bệnh quai bị, sốt xuất huyết …

- Tạo tình huống để trẻ giao tiếp bằng lời, thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh

HOẠT ĐỘNG HỌC

 

 

 

 

LQVH:

- Thơ: “Tay ngoan”.

 

PTVĐ:

- VĐ mới: “Đi bằng mép ngoài bàn chân”.

- TCVĐ: “Ném bóng vào rổ”.

LQVT:

- Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

KPXH :

- Tôi là bạn gái hay bạn trai (Họ tên, sinh nhật, giới tính, sở thích, khả năng hoạt động...)

Âm nhạc:

 Dạy hát: “Tìm bạn thân”.

NH: “Lý hoài nam”.

TCÂN: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”.

 

1. Dự kiến quan sát: Cây hoa Bố chín sâm

2. TC tập thể:

a. TCVĐ: Tìm bạn thân.

b. TCDG: Chi chi chành chành

3. TC tự do: Cắp cua, kéo xe, ô ăn quan, nhảy dây, hất dây chun, vẽ phấn trên sân, ném bóng, chơi với đồ chơi trong sân trường..

1. Dự kiến quan sát: Cây đại phú

 

2. TC tập thể:

a. TCVĐ: Cướp cờ

b. TCDG: Nu na nu nống

3. TC tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, chóng chóng, hất giây chun, ô ăn quan, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

1. Dự kiến quan sát: Cây lá màu

2. TC tập thể:

a. TCVĐ: Thỏ tìm chuồng

b. TCDG: Gieo hạt.

3. TC tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, xâu lá làm mũ, đi cà kheo, câu cá, đá kiện, bóng, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

* Vận động ngoài trời:

1.Trò chơi vận động: “Kéo co”

2.TCPTVĐ: Đi cà kheo, Nhảy vòng, ném vòng cổ chai, ném bóng vào rổ, chuyền bóng .bật xa, ném xa, đi trong đường hẹp….

1. Dự kiến quan sát: Cây hoa đồng tiền

 

2. TC tập thể:

a. TCVĐ: Rồng rắn lên mây

b. TCDG: Lộn cầu vồng

 

3. TC tự do: Câu cá, đá kiện, ô ăn quan, nhảy dây, hất dây chun, vẽ phấn trên sân, ném bóng, chơi với đồ chơi trong sân trường..

CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC CHƠI

* Góc xây dựng - lắp ghép : Xây dựng nhà của em. Lắp ghép.

* Góc phân vai : Bác sĩ, nấu ăn,cửa hàng bán lương thực; bán thực phẩm( áo quần, mũ nón..) ;bán cây, hoa, cửa hàng ăn uống.

* Góc học tập : Xem sách, tranh ảnh về bản thân trẻ. Kể chuyện sáng tạo theo tranh.

Chơi đôminô, chơi lô tô. Phân loại đồ dùng đồ chơi.Thực hiện các vở: Tập tô, lqvt...

* Góc nghệ thuật :

Tạo hình: Vẽ các đồ dùng cá nhân mà trẻ thích. Gấp áo, quần. Làm sách ,tranh về chủ đề bản thân. Nặn một số sản phẩm.  Làm một số đồ dùng đồ chơi bằng các vật liệu phế thải.

Âm nhạc: Cho trẻ múa hát, các bài có trong chủ đề

* Góc thiên nhiên :Tưới cây, lau lá cho cây. Chơi với cát nước. Chăm sóc cây xanh trước lớp.

VỆ SINH- ĂN NGỦ

* Vệ sinh: Rèn kỹ năng rửa tay, lau tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi xong

- Trẻ biết gữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa thu

- Luôn có thói quen vệ sinh trong ăn uống và phòng dịch bệnh mùa thu

* Ăn:

- Trẻ biết kể tên một số món ăn ở lớp, ở gia đình, ở địa phương Thừa Thiên Huế.

- Giới thiệu món ăn cho trẻ.

- Trẻ biết sử dụng các từ “ mời cô”, “ mời bạn” khi vào bữa ăn.

- Trẻ biết giữ trật tự trong giờ ăn, giờ ăn không nói chuyện; biết dùng khăn giấy để lau miệng, bỏ rác đúng nơi quy định.

- Nhắc trẻ không làm rơi vãi thức ăn và ăn hết suất ăn.

- Thực hiện một số quy định vệ sinh ở lớp.

* Ngủ:

- Cho trẻ ngủ đủ giờ, đủ giấc, dạy trẻ xếp đồ dùng gọn gàng, rửa mặt, chải đầu buộc tóc, sửa sang quần áo … sau khi ngủ dậy

-Nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ngủ.

 

CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

- Chơi lắp ghép

- Trang trí góc chủ đề

- Chơi xem tay ai sạch nhất

- Chơi tìm bạn

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc chơi

- Chơi vớichữ cái: a,ă, â.

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc chơi

- Vỗ tay theo nhịp

- Chơi lắp ghép cây xanh

- Hoàn thành vở toán

- Ai có cùng sở thích

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc chơi

 - Chơi chắp ghép các hình học thành hình mới

- Chơi làm sách tranh về môi trường

-  Đóng kịch

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc chơi

- Làm đồ chơi từ những nguyên liệu đã qua sử dụng

- Ai mặc áo quần gọn gàng nhất

- Chơi cướp cờ

- Chơi đan tết

- Nêu gương cuối tuần.

- Chơi tự do ở các góc chơi

TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ

- Nhắc và hỗ trợ trẻ chuân bị đồ dùng cá nhân, áo quần trẻ gọn gàng sạch sẽ

- Cho trẻ chơi theo ý thích, xếp đồ chơi gọn gàng sau chơi, phụ cô làm một số việc vừa sức

- Giáo dục lễ giáo cho trẻ “ chào cô” “ chào ba mẹ” “ chào các bạn”

- Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, đi học không đòi quà

                       

 

Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm  2022

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY

HOẠT ĐỘNG HỌC

LÀM QUEN VĂN HỌC

ĐỀ TÀI: Thơ “Tay ngoan”

I. Mục đích, yêu cầu

 1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả (Tay ngoan – Vũ Thị Như Chơn)

- Trẻ đọc thuộc và hiểu nội dung bài thơ

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm bài thơ

- Phát triển tư duy, ngôn ngữ.

 3. Thái độ:

- Trẻ tích cực tham gia hoạt động

- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đôi bàn tay luôn sạch đẹp

II. Chuẩn bị

 1. Đồ dùng của cô:

- Giáo án điện tử

- Nhạc bài hát  “Tay thơm tay ngoan”

 2. Đồ dùng của trẻ:

- Rổ đựng, các hình ảnh rời của bài thơ.

III. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, tạo hứng thú

 - Cô cho trẻ hát và vận động “Tay thơm tay ngoan”

- Bài hát nhắc đến bộ phận nào của cơ thể?

* Giới thiệu : bài thơ “Tay ngoan” do cô Vũ Thị Như Chơn sáng tác.

Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động

1.Cô đọc thơ cho trẻ nghe.

 - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ kết hợp làm động tác minh họa.

 + Cô vừa đọc xong bài thơ gì?

 - Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp xem trên màn hình ti vi.

2. Trích dẫn, đàm thoại, giải thích từ khó.

- Cô vừa đọc xong bài thơ  gì?

- Do ai sáng tác?

- Đôi bàn tay đã làm được việc gì?

+ Trích dẫn : “ Tay thò……mười ngón”

* Giải thích từ khó: “xòe hoa” nghĩa là khi các con múa tay các con sẽ xòe ra như một bông hoa.

- Khi có khách đến nhà thì đôi tay đã làm gì?

+ Trích dẫn: “ Tay ngoan.....cùng bạn”

- Vào mỗi buổi sáng thức dậy, đôi tay giúp chúng ta làm gì? Tay còn biết làm gì nữa?

+ Trích dẫn : “ Tay ngoan…..làm toán”

 - Đôi bàn tay  có mấy ngón nhỉ? Cô mời các con hãy đếm với cô nào!

- Qua bài thơ” Tay ngoan” các con thấy đôi bàn tay như thế nào?

 - Để đôi tay luôn sạch đẹp, chúng ta phải làm gì?

Giáo dục: Để đôi tay luôn sạch đẹp thì các con nhớ phải rửa tay hằng ngày, không chơi bẩn, sử dụng cẩn thận đồ dùng sắc nhọn, cắt móng tay thường xuyên, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng để tay luôn sạch sẽ.

3. Dạy trẻ đọc thơ:

 - Cho cả lớp đọc 2 lần

- Tổ , nhóm, nam, nữ đọc thơ

 - Cô chú ý sửa sai.

 - Cá nhân đọc thơ

4. Trò chơi :“ Thi xem đội nào nhanh”:

 a. Cách chơi: chia trẻ thành 2 đội, mỗi đội có hình ảnh của bài thơ, thành viên của 2 đội lần lượt chạy lên chọn và dán các hình ảnh vào chổ trống của bài thơ.

 b. Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được chọn một hình ảnh, nếu đội nào dán đúng và nhanh nhất thì đội đó sẽ chiến thắng và được thưởng một búp bê.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Trẻ chơi xong cho trẻ xung phong đọc lại nội dung bài thơ.

Hoạt động 3. Kết thúc hoạt động

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ

- Cô cho trẻ hát bài “Tay thơm tay ngoan” và nghỉ.

 - Trẻ hát và vận động

 - Trẻ trả lời

  - Trẻ lắng nghe

 - Trẻ lắng nghe

 - Bài thơ” Tay ngoan”. Do cô” Vũ Thị Như Chơn” sáng tác

- Trẻ trả lời theo hiểu biết.

 - Trẻ lắng nghe

 - Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ.

- Trẻ vâng lời.

- Trẻ đọc thơ

- Trẻ lắng nghe cô giải thích cách chơi, luật chơi

- Trẻ chơi hứng thú

- Trẻ hát và nghỉ.

 

CHƠI NGOÀI TRỜI

1. Dự kiến quan sát: Cây hoa Bố chín sâm

2. TC tập thể:

a. TCVĐ: Tìm bạn thân.

b. TCDG: Chi chi chành chành

3. TC tự do: Cắp cua, kéo xe, ô ăn quan, nhảy dây, hất dây chun, vẽ phấn trên sân, ném bóng, chơi với đồ chơi trong sân trường..

1. Chuẩn bị:

- Cây hoa Bố chín sấm

- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.

- Đồ chơi ngoài trời phong phú, đảm bảo an toàn

- Phấn vẽ, đồ chơi câu cá, đồ chơi đá kiện…

2. Tổ chức thực hiện:

2.1.  Quan sát

- Dự kiến quan sát cây hoa Bố chín sâm hoặc  sự vật, hiện tượng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ

- Cô giới thiệu trẻ đến địa điểm quan sát

- Trẻ quan sát và nói được một số đặc điểm của hoa Bố chín sâm

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây

2. 2 Hoạt động tập thể:

+ TCVĐ: Tìm bạn thân

- Cô cho trẻ nêu cách chơi và luật chơi.

- Cách chơi: Cô cho cả lớp vừa di vưà hát khi nghe hiệu lệnh “ Tìm bạn thân” thì bạn nam sẽ tìm với bạn nữ, tương tự bạn nữ sẽ tìm bạn nam.

- Luật chơi: Ai không tìm được bạn thì bị nhảy lò cò một vòng.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần

+ TCDG: Chi chi chành chành

-Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần

2.3Chơi tự do:

- Cắp cua, kéo xe, ô ăn quan, nhảy dây, hất dây chun, vẽ phấn trên sân, ném bóng, chơi với đồ chơi trong sân trường

- Chơi với đồ chơi ngoài trời

- Giờ chơi cô bao quát ,  giúp đỡ trẻ chơi, động viên trẻ chú ý đến các cháu hiếu động để đảm bảo an toàn cho trẻ.

         

CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

Chơi lắp ghép; Trang trí góc chủ đề; Chơi xem tay ai sạch nhất ; Chơi tìm bạn

 

1. Chuẩn bị:

- Địa điểm rộng rãi, thoáng mát

- Bảng bé ngoan, cờ đủ cho mỗi trẻ.

2. Tổ chức thực hiện:

- Cô giới thiệu các nhóm chơi

- Cô cho trẻ tự lựa chọn nhóm chơi, bạn chơi

- Cô hướng dẫn gợi ý, giúp đỡ để trẻ chơi tốt các nhóm chơi

- Cô tổ chức cho trẻ  luân phiên cho trẻ thay đổi nhóm chơi

- Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ

* Nêu gương cuối ngày

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động trong ngày

- Cô khen trẻ ngoan, tặng cờ.

* Chơi tự do ở các góc chơi.

 - Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.

* Đánh giá hằng ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Thứ  ba,  ngày 27 tháng  9 năm 2022

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY

HOẠT ĐỘNG HỌC

PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG

ĐỀ TÀI: Đi bằng mép ngoài bàn chân

TCVĐ: “Ném bóng vào rổ”

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

  - Trẻ biết tên vận động: đi bằng mép ngoài bàn chân .

  - Trẻ biết thực hiện đúng vận động và giữ thăng bằng cơ thể.

  - Trẻ biết phát triển vận động cần bổ sung chất dinh dưỡng

2. Kỹ năng:

  - Rèn luyện phát triển các cơ toàn thân và sự phối hợp khéo léo trong vận động

  - Phát triển thể lực cho trẻ.

  - Rèn tố chất nhanh nhẹn, khéo léo.

  3. Thái độ:

  - Giáo dục trẻ yêu thích tập luyện.

  - Rèn luyện tính kỉ luật, tinh thần tập thể.

  - Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua trong tập thể.

II. Chuẩn bị:

1.  Đồ dùng của cô:

 - Sân phòng rộng rãi, thoáng mát.

 - Vạch chuẩn bị.

2.Đồ dùng của trẻ:

- Tranh phục của trẻ gọn gàng sạch sẽ.

III. Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1. Ổn định tổ chức, tạo hứng thú.

- Chơi: Trán cằm tai

- Muốn có sức khỏe tốt để tham gia các trò chơi, thì cần phải làm gì?

* Giới thiệu bài : Muốn khỏe mạnh chúng ta hãy tập thể dục nhé.

Hoạt động 2. Hướng dẫn hoạt động.

1. Khởi động:

- Cô cho trẻ đi  2 vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi bình thường, lên dốc, đi bình thường, xuống dốc, cho trẻ chạy chậm, chạy nhanh kết hợp vận động tinh: vẫy  tay, vỗ tay.

2. Trọng động:

a. Bài tập phát triển chung :

- Hô hấp: Thổi bóng bay

- Tay vai: 2 tay đưa lên cao, ra phía trước, sang hai bên

- Bụng: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao

- Chân: Đưa ra trước, đưa sang ngang, đưa về sau.

- Bật: Bật tại chổ.

- Các động tác tay, bụng, bật 2lx 8n, động tác chân 3l x8n.

b. Vận động cơ bản: Đi bằng mép ngoài bàn chân.

* Cô làm mẫu:

- Lần 1 : Cô làm không giải thích

- Lần 2 : Cô làm phân tích rõ ràng

 TTCB: Cô đứng trước vạch xuất phát, hai chân đứng rộng bằng hai vai thẳng đầu không cúi. Khi có hiệu lệnh cô sẽ đi bằng 2 mép ngoài của gam bàn chân đi theo hướng thẳng khi đi chúng ta nhớ giữ thăng bằng và khi kết thúc các con sẽ chạy về đứng cuối hàng nhé. Trẻ thích có thể thực hiện cùng cô

- Mời trẻ xung phong thực hiện

- Cho lần lượt hai trẻ thực hiện đến hết

- Cho cả lớp thực hiện dưới hình thức thi đua.

- Trong quá trình trẻ thực hiện  cô chú ý động viên, khuyến khích trẻ làm tốt.

* Phút thư giãn: Chơi uống nước chanh

- Hỏi trẻ uống nước chanh có lợi ích gì

- Giáo dục trẻ tập thể dục cần bổ sung chất dinh dưỡng

b. TCVĐ: “Ném bóng vào rổ”.

- Cô cho trẻ nhắc lại cách thực hiện.

- Cô cho trẻ đi  nhiều lần.

3. Hồi tĩnh:

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở.

Hoạt động 3. Kết thúc hoạt động.

- Cô nhận xét tuyên dương.

- Trẻ chơi

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ đi khởi động theo hiệu lệnh của cô.

- Trẻ tập theo hiệu lệnh cô.

- Trẻ chú ý quan sát

- Trẻ lắng nghe, quan sát

-Trẻ xung phong.

- Trẻ thực hiện.

-Trẻ chơi.

- Có chất vitamin

- Trẻ biết vâng lời

- Trẻ chơi cùng cô.

- Trẻ đi nhẹ nhàng.

- Trẻ cất dọn đồ dùng.

 

CHƠI NGOÀI TRỜI

1. Dự kiến quan sát: Cây đại phú

2. TC tập thể:

a. TCVĐ: Cướp cờ

b. TCDG: Nu na nu nống

3. TC tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, chóng chóng, hất giây chun, ô ăn quan, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

1. Chuẩn bị:

- Cây đại phú

- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.

- Đồ chơi ngoài trời phong phú, đảm bảo an toàn

- Phấn vẽ, đồ chơi câu cá, đồ chơi đá kiện…

2. Tổ chức thực hiện:

2.1.  Quan sát

- Dự kiến quan sát cây đại phú hoặc theo sự vật, hiện tượng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ

- Cô giới thiệu trẻ đến địa điểm quan sát

- Trẻ quan sát và nói được một số đặc điểm của cây đại phú

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây

2. 2 Hoạt động tập thể:

+ TCVĐ: Cướp cờ

- Cô cho trẻ nêu cách chơi và luật chơi.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần

+ TCDG: Nu na nua nống.

-Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần

2.4Chơi tự do:

 - Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, chóng chóng, hất giây chun, ô ăn quan, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

- Chơi với đồ chơi ngoài trời

- Giờ chơi cô bao quát ,  giúp đỡ trẻ chơi, động viên trẻ chú ý đến các cháu hiếu động để đảm bảo an toàn cho trẻ.

 

CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

Chơi: Đọc chữ cái a, ă, â

 

1. Chuẩn bị:

- Địa điểm rộng rãi, thoáng mát

- Thẻ chữ cái to

- Các tranh có chữ cái a, ă, â

- Bảng bé ngoan, cờ đủ cho mỗi trẻ.

2. Tổ chức thực hiện:

- Cô và trẻ chơi đọc chữ cái: a, ă, â

- Cô sử dụng nhiều hình thức khác nhau để giới thiệu chữ cái nhằm thu hút trẻ

- Cô phát âm, và phân tích cách phát âm

- Cho trẻ đọc

- Chơi cắt chữ cái a, ă, â có trong từ.

- Cô nhận xét khen trẻ.

* Nêu gương cuối ngày

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động trong ngày

- Cô khen trẻ và tặng cờ.

* Chơi tự do ở các góc chơi.

- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.

* Đánh giá hằng ngày:       

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ tư, ngày 28 tháng 9 năm 2022

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY

HOẠT ĐỘNG HỌC

LÀM QUEN VỚI TOÁN.

ĐỀ TÀI: CHẮP GHÉP CÁC HÌNH HỌC THÀNH CÁC HÌNH MỚI THEO Ý THÍCH VÀ THEO YÊU CẦU

 

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được một số đặc điểm các hình.

- Trẻ biết gọi tên hình, chọn hình và chắp ghép hình.

- Trẻ  biết chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích, theo yêu cầu hình khác nhau.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng gọi tên hình, chọn hình.

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển trí tưởng tượng, óc tư duy sáng tạo cho trẻ.

3.Thái độ:

- Trẻ có ý thức trong giờ học.

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

- Trẻ biết chăm sóc bảo vệ các con vật.

II. Chuẩn bị:

- Các hộp có hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.

- Mũ đội hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.

- Hình ảnh trên máy tính. Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình

tam giác

- Mỗi trẻ một rổ đựng:

+ hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác...

III. Tổ chức các hoạt động

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

 

 Hoạt động 1:Gây hứng thú:

- Chào mừng các con đến với chương trình

 “ Hình học vui nhộn” của ngày hôm nay

- Mở đầu chương trình là tiết mục “ Thời trang hình học”

- Cho bốn trẻ có đeo các hộp và đội mũ có chứa hình tròn,hình vuông,hình tam giác, hình chữ nhật xuất hiện.

 Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động.

1.Ôn nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Các hình này các con đã được học chưa?

- Mời các con gọi tên nào?   

- Gọi tên nhận biết các hình: Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.( Cho bốn trẻ cất hộp hình vào đội hình với các bạn)

- Để khám phá chương trình mời các con dạo chơi quanh lớp và xem có các hình đã học ở đâu, và hình gì?

- Cho trẻ liên hệ các dạng hình vuông, tròn, chữ nhật, tam giác có trong lớp.

2. Chắp ghép các hình đã học để tạo thành hình mới theo yêu cầu

- Tiếp theo chương trình là phần chơi” Ai nhanh hơn”. Để vào phần chơi mời các con về chổ ngối

+ Cho trẻ chắp ghép hình vuông:  từ 2 hình tam giác, hoặc 2 hình chữ nhật.

- Hình vuông được chắp ghép từ những hình gì?

+ Cho trẻ chắp ghép hình chữ nhật: từ 2 hình vuông hoặc . 4 hình tam giác.

- Hình chữ nhật được chắp ghép từ những hình gì?

- Đặt câu hỏi cho trẻ trả lời trong quá trình chắp ghép tạo ra hình mới.

3. Luyện tập:

- Trong chương trình hôm nay cô thấy các con rất giỏi. Cô thưởng cho mỗi bạn một phần quà, mời các con đi nhận quà.

- Chơi: Chắp ghép tạo ra hình mới theo yêu cầu của cô.

4.Bé thông minh qua trò chơi xếp hình

- Tiếp theo là phần chơi” Bé thông minh qua trò chơi xếp hình” Để chơi tốt trò chơi mời các con nhìn lên màn hình xem cô có gì, và được sắp xếp bởi hình gì?

- Chắp ghép hình học tạo thành con gà con:  Từ 1 hình tròn nhỏ làm đầu gà, hình tròn to hơn làm thân con gà, hình tam giác làm đuôi, hình chữ nhật làm chân, hình tam giác làm mỏ, hình tròn làm mắt.

- Con mèo:Hình tròn làm đầu,hình chữ nhật to  làm thân- nhỏ làm chân, hình tam giác làm hai lỗ tai, và đuôi, hình tròn làm mắt, hình tam giác làm miệng.

- Con gà trống: Hình tròn làm đầu, hình chữ nhật làm cổ- chân- mào, hìnhtròn to làm thân,  hình tam giác làm mỏ- đuôi- móng chân, cánh, hình tròn làm mắt.

- Cô cho trẻ xem cách chắp ghép vừa đàm thoại cùng trẻ trong quá trình tạo ra hình mới.

- Cho trẻ chắp ghép theo sáng tạo.

- Cho trẻ gọi tên hình vừa chắp ghép xong.

Hoạt động 3:Kết thúc

- Nhận xét tuyên dương

- Cho trẻ ra chơi

-Trẻ lắng nghe.

- Bốn trẻ đeo các hình đi ra.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ gọi tên các hình.

- Trẻ đi quanh lớp và phát hiện các hình học.

-Trẻ nói được các dạng hình có trong lớp.

-Trẻ về chổ ngồi.

- Trẻ thực hiện

-Trẻ trả lời.

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời.

- Trẻ đi lấy rổ đồ dùng.

-Trẻ chắp ghép hình theo yêu cầu của cô.

-Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi.

-Trẻ ghép hình theo ý thích.

-Trẻ lắng nghe.

- Trẻ ra chơi.

 

 

CHƠI NGOÀI TRỜI

1. Dự kiến quan sát: Cây lá màu

2. TC tập thể:

a. TCVĐ: Thỏ tìm chuồng

b. TCDG: Gieo hạt.

3. TC tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, xâu lá làm mũ, đi cà kheo, câu cá, đá kiện, bóng, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

1. Chuẩn bị:

- Cây lá màu

- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.

- Mũ thỏ đủ cho số trẻ.

- Đồ chơi ngoài trời phong phú, đảm bảo an toàn

- Phấn vẽ, đồ chơi câu cá, đồ chơi đá kiện…

2. Tổ chức thực hiện:

2.1.  Quan sát

- Dự định quan sát cây lá màu hoặc sự vật, hiện tượng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ

- Cô giới thiệu trẻ đến địa điểm quan sát

- Trẻ quan sát và nói được một số đặc điểm của cây lá màu

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây

2. 2 Hoạt động tập thể:

+ TCVĐ: Thỏ tìm chuồng

- Cô cho trẻ nêu cách chơi và luật chơi.

Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của người điều khiển (có thể dùng hiệu lệnh như: còi, vỗ tay...) tất cả thỏ phải đổi chuồng - nghĩa là phải chạy từ chuồng này sang chuồng kh

Các tin khác