MGL 2
Kế hoạch tuần học thứ 52
( Tuần 43 năm 2022, từ 24/10/2022 đến 30/10/2022 )
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN II
CHỦ ĐỀ NHÁNH : GIA ĐÌNH SỐNG CHUNG TRONG MỘT NGÔI NHÀ
Thời gian thực hiện: Từ 24/ 10/ 2022 đến 28/ 10/ 2022
Ngày
HĐ |
Thứ 2 |
Thứ 3 |
Thứ 4 |
Thứ 5 |
Thứ 6 |
||||||
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC SÁNG
ĐIỂM DANH
|
* Đón trẻ: - Cô đến sớm chuẩn bị phòng học sạch sẽ thoáng mát, đón trẻ niềm nở, vui vẻ với phụ huynh. Chú ý thông thoáng lớp học mát mẻ, sạch sẽ, nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, một số nội dung của chủ đề trong tháng. - Gợi ý để trẻ bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói và cử chỉ, nét mặt. - Cô gợi ý để trẻ kể những gì xung quanh mà trẻ thấy hứng thú. Gợi ý trẻ tham gia các hoạt động góc chơi cùng các bạn ở các góc gần với chủ đề, xem băng hình về ngày khai trường, chơi theo ý thích hoặc xem tranh truyện về các thành viên trong gia đình * TDBS: 1. Khởi động: Trẻ đi các kiểu chân theo nhạc, kết hợp vẫy tay vỗ tay.. 2. Trọng động: Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung. * BTPTC: Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. tập với vòng thể dục. - Hô hấp 3: Thổi nơ - Tay: Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao - Bụng – lườn: Quay sang trái, sang phải, kết hợp tay chống hông. - Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về sau. - Bật : Bật một chân trước, một chân sau. 3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng vẫy tay cất dụng cụ thể dục. * Điểm danh: - Khen trẻ đi học đúng giờ, đi học đều để khỏi ảnh hưởng đến các bạn, không làm phiền người khác ( lịch sự , lễ độ) - Cho trẻ quan sát phát hiện những bạn hôm nay vắng. Biết quan tâm đến các bạn những ngày qua vắng, tìm hiểu lý do vì sao bạn vắng( Giáo dục sự quan tâm) - Nhắc trẻ nghỉ học phải xin phép cô giáo ( Giáo dục trẻ biết tôn trọng n Hgười khác) |
||||||||||
TRÒ CHUYỆN |
- Trò chuyện với trẻ về các thành viên trong gia đình - Tạo tình huống để trẻ giao tiếp bằng lời, thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh |
||||||||||
HOẠT ĐỘNG HỌC
|
LQCC: - Làm quen nhóm chữ cái e,ê |
PTVĐ - VĐCB: chạy 18m trong khoảng thời gian 10 giây. - TCVĐ: xếp nhà |
LQVT: - Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 7. |
KPXH: - Trò chuyện về ngôi nhà của bé. |
TẠO HÌNH: - Vẽ chân dung người thân trong gia đình.
|
||||||
|
1. Dự kiến quan sát: Bể cá cảnh 2. HĐ tập thể: - TCVĐ “Đuổi bóng” -TCDG “Xỉa cá mè” 3. HĐ tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian... |
1. Dự kiến quan sát: Cây lá màu 2. HĐ tập thể: - TCVĐ/ TCDG“Cướp cờ” 3. HĐ tự do: Chơi ô ăn quan, chơi xếp hình đá sỏi, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian... |
1. Dự kiến quan sát: Cây trường sinh 2. HĐ tập thể: - TCVĐ “Nhảy qua suối nhỏ” - TCDG “ Tập tầm vông” 3. HĐ tự do: Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra các đồ chơi. |
. * Chơi ngoài trời về phát triển vận động. 1.Trò chơi vận động: ” Bịt mắt bắt dê” 2. HĐ tự do: Nhảy bao bố; Bật liên tục vào vòng; Ném trúng đích thẳng đứng; Câu cá; Đi cà kheo… |
1. Dự kiến quan sát: Cây môn đỏ 2. HĐ tập thể: - TCVĐ “Kết bạn.” -TCDG “Nu na nu nống” 3. HĐ tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian.. |
||||||
CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC |
- Góc phân vai: Tổ chức sinh nhật trong gia đình . Bán hàng :bánh kẹo ,áo,quần, đồ dùng trong gia đình . Bác sĩ khám bệnh . - Góc nghệ thuật: + Tạo hình: Làm anlbum gia đình ,nặn các loại bánh kẹo để ăn sinh nhật Vẽ nhà của bé. Làm một số sản phẩm từ vải vụn.. + Âm nhạc - Múa hát những bài phù hợp với chủ đề. - Góc sách truyện:Xem tranh,kể chuyện sáng tạo,kể lại chuyện đã nghe. Hoàn thành các loại vở toán,chữ cái…. - Góc xây dựng/ghép hình: Các kiểu nhà. - Góc thiên nhiên: Đong đếm đo lường nước,so sánh vật chìm nổi. Chăm sóc cây cảnh trước lớp |
||||||||||
VỆ SINH- ĂN NGỦ |
* Vệ sinh: Rèn kỹ năng rửa tay, lau tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi xong - Trẻ biết gữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa thu - Luôn có thói quen vệ sinh trong ăn uống và phòng dịch bệnh mùa thu. * Ăn: - Trẻ biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe. - Trẻ biết kể tên một số món ăn ở lớp, ở gia đình, ở địa phương Thành phố Huế. - Giới thiệu món ăn cho trẻ. - Trẻ biết sử dụng các từ “ mời cô”, “ mời bạn” khi vào bữa ăn. - Trẻ biết giữ trật tự trong giờ ăn, giờ ăn không nói chuyện; biết dùng khăn giấy để lau miệng, bỏ rác đúng nơi quy định. - Nhắc trẻ không làm rơi vãi thức ăn và ăn hết suất ăn. - Thực hiện một số quy định vệ sinh ở lớp. - Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn -Trò chuyện vê lợi ích của thực phẩm và các món ăn trong trường mầm non đối với sức khỏe của trẻ. * Ngủ: - Cho trẻ ngủ đủ giờ, đủ giấc, dạy trẻ xếp đồ dùng gọn gàng, rửa mặt, chải đầu buộc tóc, sửa sang quần áo … sau khi ngủ dậy -Nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ngủ. |
||||||||||
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH |
- Chơi Kéo co - Chơi lắp ghép - Chơi nặn đồ dùng gia đình - Chơi sử dụng các vật liệu khác nhau để làm nhà - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do ở các góc |
- Tổ chức đồng loạt chơi vẽ cái nồi, soong - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do ở các góc |
- Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ - Chơi bảng chun học toán - Chơi vẽ về gia đình - Chơi tung và bắt bóng - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do ở các góc |
- Chơi” Về đúng nhà” - Chơi đóng kịch - Chơi đôminô - Chơi boling - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do ở các góc |
- Chơi với bảng chun học toán - Chơi cắt từ có chữ cái e, ê - Chơi người đầu bếp giỏi. - Chơi kéo co - Nêu gương cuối tuần - Chơi tự do ở các góc |
||||||
TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ |
- Nhắc và hỗ trợ trẻ chuân bị đồ dùng cá nhân, áo quần trẻ gọn gàng sạch sẽ - Cho trẻ chơi theo ý thích, xếp đồ chơi gọn gàng sau chơi, phụ cô làm một số việc vừa sức - Giáo dục lễ giáo cho trẻ “ chào cô” “ chào ba mẹ” “ chào các bạn” - Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, đi học không đòi quà |
||||||||||
Thứ hai, ngày 24 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
HOẠT ĐỘNG HỌC
LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT
Đề tài: Làm quen nhóm chữ e, ê
I. Mục đích yêu cầu:1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng nhóm chữ cái e, ê. Nhận ra e, ê trong tiếng, từ.
- So sánh và phân biệt được các chữ cái e, ê
2. Kỹ năng:
- Qua trò chơi trẻ phát triển kỹ năng quan sát nhận biết, phát âm đúng nhóm chữ e, ê.
3. Thái độ:
- Thu đồ dùng sau khi chơi.
- Trẻ tích cực chú ý vào hoạt động.
II. Chuẩn bị:
*Đồ dùng của cô:
- Thẻ chữ cái cho cô e, ê.
- Các chữ cái e, ê cắt theo nét.
- Các sile có từ: Em bé; Mẹ yêu
*Đồ dùng của trẻ:
- Thẻ chữ cái e, ê cho trẻ.
- Lô tô các đồ dùng trong gia đình có chứa chữ cái e, ê.
- Các đồ dùng trong gia đình có viết từ chứa chữ cái e, ê.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1.Ổn định tổ chức, tạo hứng thú: - Cho trẻ hát bài “Múa cho mẹ xem”. - Trò chuyện với trẻ về mẹ. - Trong gia đình con mẹ làm những công việc gì? - Lúc còn nhỏ ai ru các con ngủ? Hoạt động 2. Hướng dẫn hoạt động: 1.Làm quen chữ cái: a. Làm quen chữ cái e: Xem hình ảnh em bé - Cho trẻ xem tranh, trẻ nói lên nội dung tranh - Cô chỉ từ dưới tranh và cho đọc theo cô - Cô rút thẻ chữ cái e và giới thiệu - Cô đưa thẻ chữ cái e và phát âm. - Cho cả lớp đọc theo cô. Mời cá nhân phát âm. - Cô giới thiệu chữ cái cắt theo nét, cho trẻ lên sờ và hỏi trẻ chữ cái e có nét gì?( chữ e có 1 nét thẳng ngang và 1 nét cong ) - Cô mời một số trẻ nhắc lại. - Cô giới thiệu chữ cái e mẫu viết thường và cho trẻ phát âm. + Chơi: Tìm chữ e có ở quanh lớp. b. Làm quen chữ cái ê: Xem hình ảnh mẹ yêu - Cô thực hiện cho trẻ làm quen theo các bước giống như làm quen chữ cái e. - Trẻ nêu được chữ ê có 1 nét thẳng ngang, 1 nét cong và có nét cong ở trên đầu + Chơi: Tạo hình chữ ê. c. So sánh chữ cái e và ê - Cho trẻ so sánh chữ e và chữ ê, nêu lên điểm giống nhau và khác nhau (giống nhau: e và ê đều có 1nét thẳng ngang và 1 nét cong . Khác nhau: chữ e không có dấu ê. Chữ ê có nét cong ở trên đầu ) 2. Trò chơi: * Trò chơi 1: chọn theo yêu cầu của cô: Mỗi trẻ đều có các lô tô có chứa chữ cái e, ê và các thẻ chữ cái e, ê. Trẻ chọn nhanh theo yêu cầu của cô. * Trò chơi 2 : Xếp chữ cái e, ê Tổ chức thi đua 2 tổ, gạch chân chữ cái e, ê vừa học Hoạt động 3. Kết thúc: Khen trẻ. Cô và trẻ cùng thu dọn đồ chơi . |
- Trẻ hát và vận động theo bài hát, và cùng trò chuyện với cô. - Trẻ xem tranh và nói được nội dung của bức tranh. - Trẻ lắng nghe và đọc theo cô - Trẻ lên sờ và biết được chữ e có 1nét thẳng ngang và 1 nét cong - Trẻ nhắc lại. - Trẻ nêu được điểm giống nhau và khác nhau của chữ cái e và ê - Trẻ chọn được lô tô và chữ cái theo yêu cầu của cô. - Trẻ tham gia chơi hứng thú - Cùng cô thu dọn đồ chơi. |
CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Dự kiến quan sát: Bể cá cảnh
2. HĐ tập thể:
- TCVĐ “Đuổi bóng”
-TCDG “Xỉa cá mè”
3. HĐ tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...
1. Chuẩn bị:
- Bể cá cảnh
- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.
- 5quả bóng.
- Phấn vẽ, đồ chơi câu cá, đồ chơi đá kiện…
2. Tổ chức thực hiện:
2.1 Quan sát có mục đích: Dự kiến quan sát Bể cá cảnhhoặc quan sát sự vật hiện tượng tập trung theo sự hứng thú chú ý của trẻ.
- Cô giới thiệu trẻ đến địa điểm quan sát
- Trẻ quan sát và nói được một số đặc điểm của cá
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc các con vật gần gũi.
2.2 Hoạt động tập thể:
* Trò chơi vận động: Đuổi bóng
- Cách chơi: Cô có 5 quả bóng và cả lớp chạy đuổi theo quả bóng đang lăn,bóng dừng mới được bắt.
- Luật chơi: Ai bắt được sẽ thắng cuộc
+Cho trẻ chơi 2-3 lần
*Trò chơi dân gian: Xỉa cá mè
- Trẻ ngồi lại và chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần
2.3.Chơi tự do:
- Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...
- Cô giới thiệu các nhóm chơi và cho trẻ chơi. Cô bao quát nhắc nhở
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Chơi Kéo co; Chơi lắp ghép; Chơi nặn đồ dùng gia đình;
Chơi sử dụng các vật liệu khác nhau để làm nhà
* Chuẩn bị:
- Địa điểm rộng rãi, thoáng mát
- Hai sợi dây thừng.
- Đồ chơi lắp ghép
- Đất nặn, bảng con
- Một số chai sữa, keo dán, giấy màu..
- Bảng bé ngoan, cờ đủ cho mỗi trẻ.
* Tổ chức thực hiện:
- Cô giới thiệu các nhóm chơi
- Cô cho trẻ tự lựa chọn nhóm chơi, bạn chơi
- Cô hướng dẫn gợi ý, giúp đỡ để trẻ chơi tốt các nhóm chơi
- Cô tổ chức cho trẻ luân phiên cho trẻ thay đổi nhóm chơi
- Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ
* Nêu gương cuối ngày
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động trong ngày
- Cô khen trẻ ngoan, tặng cờ.
* Chơi tự do ở các góc chơi.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
* Đánh giá hằng ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba ,ngày 25 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển vận động
ĐỀ TÀI: CHẠY 18M TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 10 GIÂY
Trò chơi vận động: Xếp nhà.
I .Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết chạy được 18m liên tục trong khoảng thời gian 10 giây.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi.
- Trẻ biết vận động cần bổ sung chất dinh dưỡng
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng khi chạy.
- Trẻ chạy đến đích không thở hổn hển.
3. Thái độ:
- Trẻ chú ý,hứng thú trong giờ học.
- Trẻ biết cất đồ dùng gọn gàng sau hoạt động.
II .Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn, thoáng.
- Đầu máy,đĩa nhạc.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
* Đồ dùng của trẻ:
- Vạch xuất phát.
- Đồ chơi lắp ghép.
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn, thoáng.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1.Ổn định tổ chức,tạo hứng thú: - Cô cùng trẻ hát bài” Nhà của tôi” và làm các động tác minh họa. - Chúng ta muốn khỏe mạnh để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ thì phải làm gì? Hoạt động 2. Hướng dẫn hoạt động: 1. Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn theo 2 nhóm kết hợp các kiểu đi(kiễng chân, gót chân,bàn chân,chạy, vẫy tay, vỗ tay....). 2. Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác: - Hô hấp 3: Thổi nơ - Tay: Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên. - Bụng – lườn: Quay sang trái, sang phải, kết hợp tay chống hông. - Chân: Nâng cao chân gập gối - Bật : Bật một chân trước, một chân sau. - Tập theo bài hát “ Nhà của tôi” tập một động tác 2 lần 8 nhịp, động tác chân 3l x8n. b. Vận động cơ bản: - Cô giới thiệu tên vận động “ Chạy 18m trong khoảng thời gian 10 giây” - Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau.Ở giữa có các vạch xuất phát. * Cô làm mẫu: - Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích - Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích + Cô đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lịnh thì chạy liên tục 18m trong khoảng thời gian 10 giây. Khi chạy thì tay và chân phải phối hợp nhịp nhàng. Mời trẻ thích có thể thực hiện cùng cô * Trẻ thực hiện: - Mời trẻ xung phong thực hiện - Cho lần lượt hai trẻ thực hiện đến hết - Cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua. - Cho trẻ cùng thực hiện nhiều lần. - Chú ý động viên trẻ thực hiện tốt. c. Trò chơi vận động: Xếp nhà. - Cô cho trẻ lên lấy viên gạch và xếp thành nhà. * Phút thư giãn: Trẻ chơi uống nước chanh - Hỏi trẻ trời se lạnh uống nước chanh ấm hay lạnh. Vì sao? - Uống nước chanh có chất gì? - Giáo dục trẻ phát triển vận động cần bổ sung chất dinh dưỡng * Củng cố: Cho trẻ chạy 18m và lấy gạch xếp thành nhà. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng. Hoạt động 3. Kết thúc: Cô cho trẻ nghỉ ngơi, vệ sinh. |
- Cả lớp hát và vận động. - Trẻ tham gia trả lời các câu hỏi theo suy nghĩ của trẻ. -Trẻ đi kết hợp tay chân và các kiểu đi.Sau đó chạy tới trước mặt cô. Trẻ nghe cô giới thiệu xong về đội hình 3 hàng. - Trẻ tập theo cô các động tác thể dục và tập theo nhạc. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát. - Trẻ thực hiện. - Trẻ hứng thú tham gia thực hiện vận động. -Trẻ chơi tích cực. -Trẻ nghỉ ngơi và chơi. - Trẻ tham gia trả lời theo hiểu biết - Trẻ biết uống nước chanh bổ sung chất vitamin -Trẻ thực hiện. - Trẻ đi lại nhẹ nhàng và nghỉ ngơi. |
CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Dự kiến quan sát: Cây tường vy
2. HĐ tập thể:
- TCVĐ/ TCDG“Cướp cờ”
3. HĐ tự do: Chơi ô ăn quan, chơi xếp hình đá sỏi, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...
1.Chuẩn bị:
- Cây tường vy
- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.
- 10 lá cờ.
- Phấn vẽ, đồ chơi câu cá, đồ chơi đá kiện…
2. Tổ chức thực hiện:
2.1 Quan sát có mục đích: Dự kiến quan sát cây cau cảnh hoặc quan sát sự vật hiện tượng tập trung theo sự chú ý hứng thú của trẻ
- Cô giới thiệu trẻ đến địa điểm quan sát
- Trẻ quan sát và nói được một số đặc điểm của cây tường vy.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây tường vy
2.2 Hoạt động tập thể:
* TCVĐ/ TCDG“Cướp cờ”
- Cách chơi: Tách trẻ thành 2 đội,mỗi đội từ 4-5 trẻ chơi,vạch xuất phát cách ghế 2 mét trẻ cầm cờ chạy qua ghế về trao cho bạn kế tiếp cứ như thế cho đến hết.
- Luật chơi: Đội nào xong trước đội đó sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần
+ Chơi: Lộn cầu vồng
2.3. Chơi tự do:
- Chơi ô ăn quan, chơi xếp hình đá sỏi, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...
- Cô giới thiệu các nhóm chơi và cho trẻ chơi. Cô bao quát nhắc nhở trẻ
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Kể chuyện cho trẻ nghe: Đôi tai nghộ nghĩnh.
* Chuẩn bị:
- Địa điểm rộng rãi, thoáng mát
- Băng hình về nội dung câu chuyện.
- Bảng bé ngoan, cờ đủ cho mỗi trẻ.
* Tổ chức thực hiện:
* Kể chuyện cho trẻ nghe: Đôi tai nghộ nghĩnh.
- Cho trẻ ngồi cả lớp
+ Cô kể chuyện cho trẻ nghe kết hợp các động tác minh họa và cho trẻ xem băng hình về nội dung câu chuyện.
+ Chơi trả lời câu hỏi của cô theo nội dung câu chuyện.
+ Chơi gắn tranh theo nội dung câu chuyện.
- Kết thúc cô nhận xét khen trẻ.
* Nêu gương cuối ngày
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động trong ngày
- Cô khen trẻ ngoan, tặng cờ.
* Chơi tự do ở các góc chơi.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
* Đánh giá hằng ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ tư, ngày 26 tháng10 năm 2022
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
HOẠT ĐỘNG HỌC
LÀM QUEN VỚI TOÁN:
ĐỀ TÀI: CÁC CHỮ SỐ, SỐ LƯỢNG, SỐ THỨ TỰ TRONG PHẠM VI 7
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ đếm đúng số lượng 7, nhận biết các số từ 1 đến 7. đọc đúng các số thứ tự trong phạm vi 7.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng chọn số tương ứng với nhóm đồ vật và ngược lại.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. Mở rộng vốn từ cho cháu.
3. Thái độ :Cháu chú ý tập trung trong giờ học một cách tích cực, mạnh dạn tham gia trả lời các câu hỏi của cô
III. Chuẩn bị :
* Đồ dùng của cô:
- Mô hình gia đình(7 cái ly, 7 bộ bàn, 7 cái ghế). Các thẻ số từ 1 đến 7 to hơn của trẻ.
* Đồ dùng của trẻ : Rổ đựng các số trong phạm vi 7
III. Tiến hành các hoạt động:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1.Hoạt động 1. Ổn định – Gây hứng thú : - Chơi: Vỗ tay( 7 tiếng) 2. Hoạt động 2. Tổ chức thực hiện: a. Phần 1: Chơi với số lượng trong phạm vi 7, chữ số 7. - Chơi đi thăm nhà bác Gấu. - Đến nhà bác Gấu có những đồ dùng đồ chơi gì ? ( Mời một trẻ lên chỉ vào mô hình và kể tên đồ dùng có trong mô hình). - Mời trẻ chọn 7 cái bàn - Mời trẻ chọn 6 cái ghế - Cho trẻ đếm - Cho trẻ nhận xét nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy? - Muốn hai nhóm số lượng bằng nhau ta phải làm như thế nào? - Gọi một trẻ lên lấy thêm vào và hỏi trẻ: Hai số lượng đã bằng nhau chưa? Cùng bằng mấy? - Như vậy 6 thêm 1 là 7 tất cả có 7 cái ghế. - Cho lớp đọc 6 thêm 1 là 7 - Cho các cháu đếm 2 số lượng bàn, ghế và nói tổng của 2 số lượng cùng là 7. - Cho trẻ chọn thẻ số gắn tương ứng - Cho các cháu đếm 2 số lượng, đọc số 7. - Hỏi trẻ có số lượng nào là 7 nữa. - Đúng rồi ! Các con ạ tất cả các số lượng 7 các con vừa tìm đều tương ứng với số 7 hoặc bất kì các đồ vật có số lượng 7 đều tương ứng với số 7. - Cô mời trẻ lên nói lại cấu tạo số 7 và phát âm số 7. b. Phần 2: Số thứ tự trong phạm vi 7. - Chơi: Ai nhận biết số đúng - Cô đưa các số ra và giới thiệu các số từ 1 đến 7. - Cô mời 1 trẻ lên cùng cô xếp các số thứ tự từ số 1 đến số 7. - Cho các cháu đọc các số thứ tự từ số 1đến số 7 - Cô cho trẻ quan sát số thứ tự trong phạm vi 7 sau đó hỏi trẻ: - Số liền trước số 6 là số mấy ? - Số liền sau số 6 là số mấy ? - Số liền trước số 5 là số mấy ? - Số liền sau số 5 là số mấy ? - Số liền trước số 4 là số mấy ? - Số liền sau số 4 là số mấy ? - Số liền trước số 3 là số mấy ?......... + Cho các cháu đọc số liền trước, liền sau. * Trẻ thực hiện: - Chơi : “ Ai nhanh nhất” - Cho trẻ xếp thật nhanh theo thứ tự từ 1 đến 7. Bạn nào xếp nhanh và xếp đúng sẽ được khen. Nhắc trẻ xếp từ trái sang phải - Cô cho trẻ thực hiện xếp số thứ tự từ 1 đến 7. Cô bao quát, quan sát trẻ. - Sau khi trẻ xếp xong, cô cho cả lớp chỉ tay vào và đếm số từ 1 đến 7. - Cô hỏi trẻ số liền trước, liền sau. - Cô cho các cháu cất các số vào rổ vừa cất vừa đọc các số thứ tự trong phạm vi 7 vào rổ. b. Phần 3 : Luyện tập: * Trò chơi:”Thi xem đội nào giỏi” + Cách chơi: - Cô gọi 2 nhóm lên (mỗi nhóm có 7 trẻ chơi). Cô phát cho mỗi trẻ 1 số, vừa đi vừa hát một bài sau khi có hiệu lệnh của cô trẻ đứng theo thứ tự từ số 1 đến số 7 nhóm nào nhanh được cô khen. - Cho các nhóm lên chơi. * Chơi: Trẻ chọn nhóm và chơi - Nhóm 1: Điền số thứ tự vào chỗ trống. - Nhóm 2: Nối chữ số với số lượng tương ứng. - Nhóm 3: Tô màu đồ vật có số lượng 7. Cô cho cả lớp thực hiện theo nhóm, cô quan sát, bao quát trẻ. 3. Kết thúc: - Nhận xét tuyên dương |
- Trẻ chơi - Trẻ quan sát mô hình. - Trẻ trả lời - Trẻ xếp - Trẻ đếm - Trẻ nhận xét - Trẻ trả lời - Cùng bằng nhau và bằng 7 -Trẻ đọc. - Trẻ gắn thẻ số. - Trẻ đọc - Trẻ trả lời. - Trẻ nói cấu tạo số 7 - Trẻ thực hiện - Cả lớp, tổ, cá nhân cùng đọc. - Số liền trước số 6 là số 5 - Số liền sau số 6 là số 7 - Số liền trước số 5 là số 4 - Số liền sau số 5 là số 6. - Số liền trước số 4 là số 3 - Số liền sau số 4 là số 5 - Số liền trước số 3 là số 2 - Lớp đọc số liền trước và số liền sau. -Trẻ chơi. -Trẻ đọc số -Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện. - Cháu nghe cô nói cách chơi. - Từng nhóm lên chơi - Cả lớp cùng thực hiện -Trẻ lắng nghe. |
CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Dự kiến quan sát: Cây trường sinh
2. HĐ tập thể:
- TCVĐ “Nhảy qua suối nhỏ”
- TCDG“ Tập tầm vông”
3. HĐ tự do: Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra các đồ chơi.
1.Chuẩn bị:
- Cây trường sinh
- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.
- Phấn vẽ, lá, cát, đá sỏi…
2. Tổ chức thực hiện:
2.1 Quan sát có mục đích: Dự kiến quan sát cây lá màu hoặc quan sát sự vật, hiện tượng tập trung theo sự chú ý hứng thú của trẻ.
- Cô giới thiệu trẻ đến địa điểm quan sát
- Trẻ quan sát và nói được một số đặc điểm của ây trường sinh
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây trường sinh
2.2 Hoạt động tập thể:
* Trò chơi vận động: Nhảy qua suối nhỏ.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, cô vẽ một con suối nhỏ, một bên suối cô để các bông hoa rải rác nhau, trẻ đi nhẹ nhàng rồi nhảy qua suối hái hoa. Khi nghe hiệu lệnh “Nước lũ tràn về”, trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà.
- Luật chơi: Đội nào hái được hoa về nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng.
- Trẻ chơi 2 – 3 lần.
* Trò chơi dân gian: Tập tầm vông
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần
2.3. Chơi tự do:
- Cô giới thiệu các nguyên vật liệu thiên nhiên và cho trẻ tạo ra các đồ chơi. Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cô bao quát nhắc nhở trẻ
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường; Chơi bảng chun học toán;
Chơi vẽ về gia đình; Chơi tung và bắt bóng
* Chuẩn bị:
- Một số sile về các bạn trồng cây, nhặt lá- rác và bỏ rác vào thùng rác...Thùng rác có nắp đậy.
- 5 cái bảng chun học toán
- Giấy A4, bút màu
- Bóng
- Bảng bé ngoan, cờ đủ cho mỗi trẻ.
* Tổ chức thực hiện:
- Cô giới thiệu các nhóm chơi
- Cô cho trẻ tự lựa chọn nhóm chơi, bạn chơi
- Cô hướng dẫn gợi ý, giúp đỡ để trẻ chơi tốt các nhóm chơi
- Cô tổ chức cho trẻ luân phiên cho trẻ thay đổi nhóm chơi
- Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ
* Nêu gương cuối ngày
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động trong ngày
- Cho khen trẻ ngoan và thưởng cờ.
* Chơi tự do ở các góc chơi.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
* Đánh giá hằng ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC:
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÔI NHÀ CỦA BÉ
(ĐẶC ĐIỂM NGÔI NHÀ, ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đặc điểm ngôi nhà, biết được các đồ dùng trong nhà.
- Trẻ biết được cách chơi các trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Luyện khả năng quan sát, ghi nhớ, khám phá.
- Cung cấp vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn ngôi nhà và đồ dùng trong nhà sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
*Đồ dùng của cô:
- Mô hình ngôi nhà.
- Một số đồ dùng trong nhà( tivi, tủ lạnh, bàn, ghế, giường…)
- Băng hình về các kiểu nhà khác nhau, các đồ dùng trong nhà)
*Đồ dùng của trẻ:
- 02 bảng bông, các kiểu nhà, một số đồ dùng trong nhà cắt rời các bộ phận
- Giấy, bút màu
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1. Ổn định tổ chức,tạo hứng thú: - Chơi: Về đúng nhà - Thế nhà các con là nhà gì?( nhà trệt, nhà hai tầng..) Hoạt động 2. Hướng dẫn hoạt động: 1.Trò chuyện về đặc điểm ngôi nhà và đồ dùng trong nhà. - Cô cũng có một ngôi nhà các con xem là nhà gì nhé!( nhà 2 tầng) - Cho trẻ nói lên các đặc điểm của ngôi nhà( mái nhà, ngôi nhà, cửa sổ, cửa chính…) như thế nào? - Ngôi nhà để làm gì các con?( Để cả nhà sum họp, ăn ngủ, vui chơi..) - Ở trong ngôi nhà các con xem có những đồ dùng gì nhé! - Cô lần lượt cho trẻ xem các đồ dùng trong gia đình và đàm thoại. - Đồ dùng gì đây các con?. Đồ dùng ( tivi, bàn, ghế, tủ lạnh, giường.. để làm gì? * Giáo dục: Trẻ biết giữ gìn ngôi nhà và đồ dùng trong nhà sạch sẽ. - Cho trẻ xem băng hình cô đã chuẩn bị và cùng trẻ đàm thoại về nội dung băng hình. - Chơi xem ai nhanh: Cô hỏi tác dụng của đồ dùng gì thì trẻ nói nhanh đồ dùng đó 2. Trò chơi: - Trò chơi 1. Lắp ghép ngôi nhà và đồ dùng trong nhà - Tổ chức thi đua 2 tổ lên lắp ghép các đặc điểm để thành ngôi nhà và đồ dùng trong nhà. - Trò chơi 2. Cho trẻ vẽ ngôi nhà và đồ dùng trong nhà mà trẻ thích. Hoạt động 3. Kết thúc: - Cô cùng trẻ thu dọn đồ chơi. |
- Trẻ chơi về đúng nhà trệt, nhà hai tầng. - Trẻ tham gia trả lời theo suy nghĩ và hiểu biết của trẻ. - Trẻ tham gia trả lời theo suy nghĩ và hiểu biết của trẻ. - Trẻ vâng lời. -Trẻ xem băng hình và trò chuyện về nội dung băng hình. - Trẻ tham gia chơi hứng thú - Trẻ hứng thú tham gia chơi và gắn được các đặc điểm tạo thành ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà. -Trẻ vẽ về ngôi nhà và đồ dùng trong nhà. - Trẻ cùng cô thu dọn đồ chơi |
CHƠI NGOÀI TRỜI
* Chơi ngoài trời về phát triển vận động.
1.Trò chơi vận động:” Bịt mắt bắt dê”
2. HĐ tự do: Nhảy bao bố; Bật liên tục vào vòng; Ném trúng đích thẳng đứng; Câu cá; Đi cà kheo…
1. Chuẩn bị:
- Địa điểm: sân trường sạch sẽ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Một chiếc khăn.
- 10 chiếc vòng; Hai chai cát nước + 10 cái vòng;Đích đứng; 10 quả bóng; 2 bộ đi cà kheo; Một cái bao bố;4 cái cần câu + cá; 3 cái kiện...
2. Tổ chức thực hiện:
2.1 Trò chơi vận động: ” Bịt mắt bắt dê”
- Cách chơi:một bạn dùng khăn bịt mắt lại làm người chăn dê,6-7 bạn làm các chú dê,( các chú dê vừa đi vừa kêu be be)Còn các bạn còn lại cầm tay nhau làm chuồng
- Luật chơi:Chú dê nào bị bắt sẽ làm người chăn dê.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần.
2.2. Chơi các trò chơi, đồ chơi vận động:
- Nhảy bao bố; Bật liên tục vào vòng; Ném trúng đích thẳng đứng; Câu cá; Đi cà kheo…
- Cô giới thiệu các nhóm chơi và cho trẻ chơi. Cô bao quát nhắc nhở
CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Chơi ” Về đúng nhà”; Đóng kịch; Chơi đôminô; Chơi boling
* Chuẩn bị:
- 2 bức tranh về gia đình nhỏ, gia đình lớn.
- Trang phục biểu diễn
- Hộp đôminô
- Bộ chơi boling
- Phòng lớp thoáng mát
* Tổ chức thực hiện:
- Cô giới thiệu các nhóm chơi
- Cô cho trẻ tự lựa chọn nhóm chơi, bạn chơi
- Cô hướng dẫn gợi ý, giúp đỡ để trẻ chơi tốt các nhóm chơi
- Cô tổ chức cho trẻ luân phiên cho trẻ thay đổi nhóm chơi
- Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ
* Nêu gương cuối ngày
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động trong ngày
- Cô khen trẻ ngoan và thưởng cờ.
* Chơi tự do ở các góc chơi.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
* Đánh giá hằng ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
HOẠT ĐỘNG HỌC
TẠO HÌNH:
Đề tài: Vẽ chân dung người thân trong gia đình.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết cách vẽ chân dung người thân trong gia đình.
- Biết chọn được sản phẩm đẹp và nói lên ý thích của mình qua sản phẩm đó.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết phối hợp các nét cong thẳng.. để vẽ nên chân dung các người thân trong gia đình.
- Trẻ có kỹ năng cầm bút để vẽ .
3.Thái độ:
- Thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi hoạt động.
II. Chuẩn bị:
*Đồ dùng của cô:
- Một số sản phẩm vẽ người thân trong gia đình của các bạn, của cô.
- Tranh để cô vẽ mẫu
- Giá để tranh.
- Đầu máy,đĩa nhạc.
* Đồ dùng của trẻ:
- Vở, màu đủ cho mỗi trẻ.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1. Ổn định tổ chức,giới thiệu bài: - Hát bài “ Cả nhà thương nhau” - Hỏi trẻ ở trong nhà trẻ có những ai. - Các con có thương bố mẹ..không? Hoạt động 2.Hướng dẫn hoạt động. 1. Xem tranh mẫu của cô - Trẻ xem và nói được cách vẽ người thân trong gia đình mình. 2. Trẻ thực hiện: - Hỏi ý định của trẻ vẽ gì? Gia đình của con có mấy người? Vẽ như thế nào? - Trẻ bê đồ dùng về các nhóm để làm.( cô mở nhạc) - Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút khi vẽ. - Khi trẻ thực hiện cô chú ý hỏi, gợi ý giúp trẻ hoàn thành sản phẩm 3.Trưng bày sản phẩm: - Cô cho trẻ treo sản phẩm lên giá, trẻ cùng xem và trao đổi về sản phẩm của bạn, của mình. - Cho trẻ giới thiệu sản phẩm của mình hoặc chọn sản phẩm của bạn, trẻ nói được ý thích của mình qua sản phẩm. - Cô chọn 1- 2 sản phẩm sáng tạo, đẹp, giới thiệu cho cả lớp cùng xem. Hoạt động 3. Kết thúc hoạt động : - Cô và trẻ cùng thu dọn đồ dùng. |
- Trẻ hát và vận động theo bài hát. - Trẻ cùng trò chuyện với cô. - Trẻ nêu được cảm nhận của trẻ về tranh - Trẻ nói các kỹ năng vẽ người thân trong gia đình mình. - Trẻ nhắc lại. - Trẻ hứng thú vẽ và hoàn thành sản phẩm. - Tắt nhạc, cho trẻ đem tranh lên. - Trẻ cùng bạn trưng bày, cùng xem và trao đổi với bạn về sản phẩm cuả mình. - Trẻ giới thiệu và chọn sản phẩm mà trẻ thích, nói lên được ý thích của trẻ qua sản phẩm đó. - Trẻ cùng cô thu dọn đồ dùng. |