MGL 2
Kế hoạch tuần học thứ 52
( Tuần 40 năm 2022, từ 03/10/2022 đến 09/10/2022 )
KẾ HOẠCH TUẦN II
Chủ đề nhánh: Cơ thể của tôi
Thời gian : Từ ngày 03/ 10 /2022 đến ngày 07/ 10/2022
Ngày
HĐ |
Thứ 2 |
Thứ 3 |
Thứ 4 |
Thứ 5 |
Thứ 6 |
|||||||
Đón trẻ
Thể dục sáng
Điểm danh |
* Đón trẻ - Cô đến sớm chuẩn bị phòng học sạch sẽ thoáng mát, đón trẻ niềm nở, vui vẻ với phụ huynh. Chú ý thông thoáng lớp học mát mẻ, sạch sẽ. - Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh và trò chuyện với trẻ một số hình ảnh về các bộ phận trên cơ thể trẻ và chức năng của chúng. - Cho trẻ chơi theo ý thích. * Thể dục sáng + Khởi động: - Cô mở nhạc và cho trẻ đi chạy theo nhạc, đi kiễng chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, kết hợp với vỗ tay, vẫy tay rồi về 4 hàng. + Trọng động Mỗi động tác thực hiện 2l x 8n, cô cho trẻ tập theo nhạc, tập với vòng thể dục - Hô hấp: Thổi bóng bay - Tay vai: 2 tay đưa lên cao, ra phía trước, sang hai bên - Bụng: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông. - Chân: Đưa ra trước, đưa sang ngang, đưa về sau. - Bật: Chân trước chân sau. + Hồi tĩnh: - Cô cho trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng . Cất dụng cụ thể dục *Điểm danh - Cô cho trẻ phát hiện những bạn vắng mặt. - Cô nêu lý do của một số bạn vắng mặt hôm nay. Nhắc trẻ nghỉ học biết xin phép cô. |
|||||||||||
TRÒ CHUYỆN |
- Trò chuyện cá nhân hoặc theo nhóm về thời tiết hoặc các sự kiện nổi bật trong ngày mà trẻ quan tâm như các bộ phận trên cơ thể trẻ, chức năng hoạt động của chúng, về cách phòng chống bệnh covid 19, tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh mùa hè: đau mắt đỏ, thủy đậu, bệnh quai bị, sốt xuất huyết … - Tạo tình huống để trẻ giao tiếp bằng lời, thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh |
|||||||||||
HOẠT ĐỘNG HỌC
|
LQVH: Chuyện của dê con
|
PTVĐ: - VĐ: “Bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng”. - TCVĐ: “Đi bằng mép ngoài bàn chân”. |
LQVT: - Xác định phía trái- phía phải của bạn khác. |
KPXH: - Những bộ phận trên cơ thể bé hoạt động như thế nào? (Chức năng hoạt động của các bộ phận và các giác quan) |
Tạo hình: Vẽ và tô màu chân dung bé. |
|||||||
|
1. Dự kiến quan sát: Cây hoa giấy 2. TC tập thể: a.TCVĐ: Mèo đuổi chuột b. TCDG: Kéo cưa lừa sẻ 3. TC tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi với lá, ô ăn quan, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian... |
1. Dự kiến quan sát: Cây hoa hồng 2. TC tập thể: a. TCVĐ: Mèo và chim sẽ b. TCDG: Chi chi chành chành
3. TC tự do: Cắp cua, kéo xe, ô ăn quan, nhảy dây, hất dây chun, vẽ phấn trên sân, ném bóng, chơi với đồ chơi trong sân trường |
1. Dự kiến quan sát: Cây hoa trang 2. TC tập thể: a. TCVĐ: Cướp cờ b.TCDG: Lộn cầu vồng.
3. TC tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, xâu lá làm mũ, đi cà kheo, câu cá, đá kiện, bóng, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian... |
* Vận động ngoài trời. 1.Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột 2. TCPTVĐ: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động: đi cà kheo, ném bóng vào rổ, nhảy bao bố,lăn bóng, nhảy bật vào vòng.. |
1. Dự kiến quan sát: Cây hoa đồng tiền 2. TC tập thể: a. TCVĐ: Bánh xe quay b. TCDG: Xỉa cá mè.
3. TC tự do: Câu cá, kéo xe, ô ăn quan, nhảy dây, hất dây chun, vẽ phấn trên sân, ném bóng, chơi với đồ chơi trong sân trường |
|||||||
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC CHƠI |
* Góc xây dựng - lắp ghép : Xây dựng công viên. Lắp ghép. * Góc phân vai : Bác sĩ, nấu ăn,cửa hàng bán lương thực; bán thực phẩm ;bán cây, hoa, cửa hàng ăn uống; bán áo quần,mũ nón.. * Góc học tập : Xem sách, tranh ảnh về bản thân trẻ. Kể chuyện sáng tạo theo tranh. Chơi đôminô, chơi lô tô. Thực hiện các vở: Tập tô, lqvt... * Góc nghệ thuật : Tạo hình: Vẽ các đồ dùng cá nhân mà trẻ thích. Vẽ và tô màu chân dung bé. Làm sách ,tranh về chủ đề bản thân. Nặn một số sản phẩm. Làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu phế thải. Âm nhạc: Biểu diễn các bài hát trong chủ đề. * Góc thiên nhiên :Tưới cây, lau lá cho cây. Chơi với cát nước. Chăm sóc cây xanh trước lớp. |
|||||||||||
VỆ SINH- ĂN NGỦ |
* Vệ sinh: Rèn kỹ năng rửa tay, lau tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi xong - Trẻ biết gữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa hè - Luôn có thói quen vệ sinh trong ăn uống và phòng dịch bệnh mùa hè. * Ăn: - Trẻ biết kể tên một số món ăn ở lớp, ở gia đình, ở địa phương Thừa Thiên Huế. - Giới thiệu món ăn cho trẻ. - Trẻ biết sử dụng các từ “ mời cô”, “ mời bạn” khi vào bữa ăn. - Trẻ biết giữ trật tự trong giờ ăn, giờ ăn không nói chuyện; biết dùng khăn giấy để lau miệng, bỏ rác đúng nơi quy định. - Nhắc trẻ không làm rơi vãi thức ăn và ăn hết suất ăn. - Thực hiện một số quy định vệ sinh ở lớp. * Ngủ: - Cho trẻ ngủ đủ giờ, đủ giấc, dạy trẻ xếp đồ dùng gọn gàng, rửa mặt, chải đầu buộc tóc, sửa sang quần áo … sau khi ngủ dậy -Nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ngủ. |
|||||||||||
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH |
- Giáo dục trẻ một số thói quen văn minh & GDBVMT - Chơi” Trán- cằm- tai” - Chơi: Ai tinh mắt - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do |
- Chơi: Tập tô nhóm chữ cái a,ă, â - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do |
- Trò chơi: Kết bạn - Đọc bài thơ ” Tay ngoan” - Hoàn thành vở LQVT – Chơi: Cây cao cỏ thấp - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do |
- Chơi nhận biết phía trái phải của búp bê - Làm sách tranh về môi trường - Đóng kịch - Nêu gương cuối ngày. - Chơi tự do |
- Trò chơi “ Gối - đầu - mông” - Chơi “ Nhận biết các giác quan của bé” - Chơi: Tay khéo, tai thính” - Vệ sinh một số góc chơi. - Nêu gương cuối tuần - Chơi tự do. |
|||||||
TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ |
- Nhắc và hỗ trợ trẻ chuân bị đồ dùng cá nhân, áo quần trẻ gọn gàng sạch sẽ - Cho trẻ chơi theo ý thích, xếp đồ chơi gọn gàng sau chơi, phụ cô làm một số việc vừa sức - Giáo dục lễ giáo cho trẻ “ chào cô” “ chào ba mẹ” “ chào các bạn” - Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, đi học không đòi quà |
|||||||||||
Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
HOẠT ĐỘNG HỌC
LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: Truyện “Chuyện của dê con”
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên câu chuyện “Chuyện của dê con”, nhớ tên nhân vật, nội dung câu chuyện.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng kể chuyện và thể hiện các ngữ điệu nhân vật.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc trẻ trả lời nội dung câu chuyện và kể lại câu chuyện.
3. Thái độ:
- Trẻ vâng lời,biết lắng nghe ý kiến của mọi người và thận trọng trong mọi công việc
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng của cô:- Giáo án điện tử
- Tranh minh họa cho câu chuyện.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Tranh minh họa câu chuyện cho trẻ chơi trò chơi.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1. Ổn định ,trò chuyện, giới thiệu bài. - Cô cùng trẻ hát bài "Cả nhà thương nhau" - Để ba mẹ vui lòng các con phải như thế nào? (chăm ngoan, học giỏi,biết vâng lời ....) * Giới thiệu bài: Không những con người mà các con dê cũng rất yêu quý con mình. Khi con của chúng đi đâu thì cũng dặn dò cẩn thận,nhưng dê con của nó đã ngoan chưa? Thì hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện "chuyện của Dê con " theo báo họa mi . Hoạt động 2 : Hướng dẫn hoạt động. 1. Làm quen tác phẩm Cô kể chuyện cho trẻ nghe. - Lần 1: Cô kể diễn cảm - Lần 2 : Cô kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem side trên màn hình. 2. Đàm thoại trích dẫn - Cô vừa kể xong câu chuyện gì? (chuyện của Dê con) - Câu chuyện có những nhân vật nào? (Dê, sói, thỏ...) + Dê mẹ dặn dê con điều gì? * Trích dẫn: "Mẹ bị ốm con tự kiếm ăn thận trọng kẻo gặp sói...............Chó Sói rồi mà" + Dê đã gặp ai trong rừng? * Trích dẫn: "Gặp hươu dê tưởng sói,gặp Sóc Dê cũng nghĩ là Sói, khi gặp Sói thì dê rất thích vì được cho quà và quên hết lời dặn dò của mọi người" + Ai đã giúp Dê thoát nguy? * Trích dẫn: "Thỏ nâu gọi to Dê con sói đấy, Dê con chạy thục mạng, Thỏ đánh lừa Sói và Dê thoát nguy, sói tiu nghỉu bỏ đi" + Dê con đã nhận ra điều gì? * Trích dẫn: "Từ nay trở đi con sẽ lắng nghe lời chỉ bảo của mọi người, Dê con sẽ vâng lời mẹ" * Giải thích từ khó: "tiu nghỉu" - Bạn nào cho cô biết "tiu nghỉu" còn được gọi là gì nữa không nào? (tiu nghỉu là buồn bã,thất vọng) - Nếu các con là chú dê con các côn sẽ làm như thế nào? * Giáo dục: Các con phải biết vâng lời người lớn,phải biết lắng nghe những lời mà người lớn dạy bảo,phải thận trọng trước khi làm 1 việc gì, phải luôn luôn ngoan ngoãn để xứng đáng là trò giỏi con ngoan. 3. Trò chơi : Gắn tranh theo nội dung câu chuyện a. Cách chơi: - Cô chia trẻ thành hai đội lên gắn thanh theo nội dung câu chuyện. b. Luật chơi: - Đội nào gắn tranh đúng và nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng và cô sẽ thưởng 1 con vật. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động. - Cô nhận xét tuyên dương. - Trẻ hát bài hát "Tìm bạn thân" nối đuôi nhau đi vòng tròn và nghỉ. |
- Trẻ hát - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe và xem . - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô và lắng nghe cô giải thích, trích dẫn . - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe cô giải thích và tham gia chơi cùng các bạn. - Trẻ hát và nghỉ. |
CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Dự kiến quan sát: Cây hoa giấy
2. TC tập thể:
a.TCVĐ: Mèo đuổi chuột
b. TCDG: Kéo cưa lừa sẻ
3. TC tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi với lá, ô ăn quan, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...
1. Chuẩn bị:
- Cây hoa giấy
- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.
- Mũ mèo chuột.
- Đồ chơi ngoài trời phong phú, đảm bảo an toàn
- Phấn vẽ, đồ chơi câu cá, đồ chơi đá kiện…
2. Tổ chức thực hiện:
2.1. Quan sát cây hoa giấy hoặc sự vật, hiện tượng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ
- Cô giới thiệu trẻ đến địa điểm quan sát
- Trẻ quan sát và nói được một số đặc điểm của cây hoa giấy
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây hoa giấy
2. 2 Hoạt động tập thể:
a. TCVĐ: Mèo đuổi chuột
* Cách chơi: Một bạn làm mèo một bạn làm chuột, Bạn làm mèo sẻ đuổi bắt bạn làm chuột.Khi nghe hiệu lịnh của cô bạn mèo bắt được bạn chuột,bạn chuột thua cuộc phải nhảy lò cò một vòng.Ngược lại bạn mèo không bắt được thì bạn mèo phải nhảy lò cò một vòng.
* Luật chơi: Bạn mèo và chuột phải chạy chui qua hang, không bỏ sót hang, nếu bỏ sót hang sẽ phạm luật chơi và ra ngoài, lượt chơi sẽ thay thế bạn khác chơi
+ Cho trẻ chơi 2- 3 lần
b. TCDG: Kéo cưa lừa sẻ:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
2.3 Chơi tự do:
- Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi với lá, ô ăn quan, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Giờ chơi cô bao quát, giúp đỡ trẻ chơi, động viên trẻ chú ý đến các cháu hiếu động để đảm bảo an toàn cho trẻ.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Giáo dục trẻ một số thói quen văn minh & GDBVMT; Chơi” Trán- cằm- tai”; Chơi : Ai tinh mắt |
1. Chuẩn bị:
- Địa điểm rộng rãi, thoáng mát
- Sile một số hình ảnh về thói quen văn minh
- Một số đồ chơi về trang phục
- Bảng bé ngoan, cờ đủ cho mỗi trẻ.
2. Tổ chức thực hiện:
- Cô giới thiệu các nhóm chơi
- Cô cho trẻ tự lựa chọn nhóm chơi, bạn chơi
- Cô hướng dẫn gợi ý, giúp đỡ để trẻ chơi tốt các nhóm chơi
- Cô tổ chức cho trẻ luân phiên cho trẻ thay đổi nhóm chơi
- Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ
* Nêu gương cuối ngày
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động trong ngày
- Cô khen trẻ và tặng cờ.
* Chơi tự do ở các góc chơi.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
* Đánh giá hằng ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
HOẠT ĐỘNG HỌC
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
ĐỀ TÀI: “Bò bằng bàn tay cẳng chân, chui qua cổng”
TCVĐ: “Đi bằng mép ngoài bàn chân”
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng để bò thấp chui qua cổng, đầu không chạm vào cổng.
- Trẻ biết tên vận động: “Bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng”.
- Trẻ biết phát triển vận động cần bổ sung chất dinh dưỡng
2 Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng bò bằng bàn tay, cẳng chân.
- Phát triển sự khéo léo, và sự định hướng không gian.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu thích tập luyện.
- Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua trong tập thể.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Sân phòng rộng rãi, thoáng mát.
- Cổng chui.
2.Đồ dùng của trẻ:
- Tranh phục của trẻ gọn gàng sạch sẽ.
- Một số thực phẩm bằng đồ chơi
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1. Ổn định tổ chức , tạo hứng thú - Hát chơi’ Ồ sao bé không lắc” + Chúng ta muốn khỏe mạnh thì phải làm gì nào? * Giới thiệu bài : Muốn khỏe mạnh chúng ta hãy tập thể dục nhé. Hoạt động 2. Hướng dẫn hoạt động. 1. Khởi động: - Cô chia 2 vòng tròn cho trẻ đi kết hợp các kiểu đi (phối hợp các vận động bàn tay: vỗ tay, vẫy tay) bình thường, lên dốc, đi bình thường, xuống dốc, cho trẻ chạy chậm, chạy nhanh về đứng theo đội hình vòng tròn. 2. Trọng động: a. Bài tập phát triển chung : - Hô hấp: Gà gáy. - Tay vai: 2 tay đưa lên cao, ra phía trước, sang hai bên - Bụng: Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông. - Chân: Đưa ra trước, đưa sang ngang, đưa về sau. - Bật: Chân trước chân sau. - Các động tác 2l x 8n, động tác tay 3l x 8n. b. VĐCB: Bò bằng bàn tay cẳng chân, chui qua cổng. - Lần 1 : Cô làm không giải thích. - Lần 2 : Cô làm phân tích động tác. - Qùy khom xuống hai bàn tay áp sát sàn nhà ngang vạch chuẩn, 2 bàn chân duỗi ngược ra phía sau sát nền. Khi bò phối hợp chân nọ tay kia thẳng tới phía trước, tới cổng và chui qua cổng ( Khi chui qua cổng phải võng lưng và cúi đầu xuống để khỏi chạm vào cổng ). Bò đến vạch đích đứng lên và về cuối hàng đứng . Trẻ thích có thể cùng thực hiện với cô - Mời trẻ xung phong thực hiện - Lần lượt cho hai trẻ thực hiện đến hết. - Cho hai đội thực hiện nhiều lần dưới hình thức thi đua - Trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý động viên, sữa sai cho trẻ. * Phút thư giãn: Chơi” Gối đầu mông” c.TCVĐ: Đi bằng mép ngoài bàn chân kết hợp chuyển một số thực phẩm về nhà - Cô cho trẻ nhắc lại cách đi bằng mép ngoài bàn chân. - Cô giới thiệu đi kết hợp chuyển các thực phẩm về nhà - Hỏi trẻ ăn các thực phẩm đó mình sẽ như thế nào - Giáo dục trẻ tập thể dục tăng cường chất dinh dưỡng để khỏe mạnh. - Cô cho trẻ đi nhiều lần. 3. Hồi tĩnh: - Đi nhẹ nhàng, hít thở. Hoạt động 3. Kết thúc hoạt động: - Cô nhận xét tuyên dương trẻ. |
- Trẻ hát chơi. - Trẻ trả lời - Trẻ đi khởi động theo hiệu lệnh của cô - Trẻ tập theo cô theo bạn. - Trẻ quan sát cô làm - Trẻ quan sát và lắng nghe lời phân tích của cô. - Trẻ xung phong. - Trẻ lần lượt thực hiện - Cả lớp thực hiện. - Trẻ chơi. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ biết vâng lời - Trẻ thực hiện. -Trẻ hít thở nhẹ nhàng. - Trẻ được tuyên dương. |
CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Dự kiến quan sát: Cây hoa hồng
2. TC tập thể:
a. TCVĐ: Mèo và chim sẽ
b. TCDG: Chi chi chành chành
3. TC tự do: Cắp cua, kéo xe, ô ăn quan, nhảy dây, hất dây chun, vẽ phấn trên sân, ném bóng, chơi với đồ chơi trong sân trường
1. Chuẩn bị:
- Cây hoa hồng
- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.
- Mũ mèo, mũ chim sẽ.
- Phấn vẽ, đồ chơi câu cá, đồ chơi đá kiện…
2. Tổ chức thực hiện:
2.1. Quan sát
- Dự kiến quan sát cây hoa hồng hoặc sự vật, hiện tượng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ
- Cô giới thiệu trẻ đi quan sát cây hoa hồng
- Trẻ chú ý quan sát và nói được một số đặc điểm của ây hoa hồng
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây hoa hồng
2.2. Hoạt động tập thể:
+ Trò chơi vận động: Mèo và chim sẽ:
- Cách chơi: chọn 1 cháu làm mèo ngồi nấp ở một góc nào đó, trẻ con lại làm chim sẽ, các chú chim sẽ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu “chích, chích, chích”. Khi mèo xuất hiện và kêu meo meo, thì các chú chim sẽ nhanh chóng bay về tổ của mình
- Luật chơi: nếu trẻ nào bị chú mèo bắt được sẽ phải lên làm chú mèo.
- Trẻ chơi 2 – 3 lần.
+Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành
-Trẻ ngồi lại với nhau và chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
2.3. Chơi tự do:
- Cắp cua, kéo xe, ô ăn quan, nhảy dây, hất dây chun, vẽ phấn trên sân, ném bóng, chơi với đồ chơi trong sân trường.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Giờ chơi cô bao quát , giúp đỡ trẻ chơi, động viên trẻ chú ý đến các cháu hiếu động để đảm bảo an toàn cho trẻ.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Chơi: Tập tô nhóm chữ cái a,ă, â
1. Chuẩn bị:
- Địa điểm rộng rãi, thoáng mát
- Chữ cái a,ă, a cắt rỗng
- Vở chữ cái của trẻ.
- Bảng bé ngoan, cờ đủ cho mỗi trẻ.
2. Tổ chức thực hiện:
* Chơi tập tô nhóm chữ cái a,ă, â.
- Cô giới thiệu chữ cái a, ă, â in rỗng to cho trẻ phát âm
- Chơi chọn chữ cái đúng a, ă, â.
- Cho trẻ tô chữ cái vào vở.
- Trẻ chơi tạo hình chữ cái a, ă, â .
- Kết thúc cô nhận xét khen trẻ.
* Nêu gương cuối ngày
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động trong ngày
- Cô khen trẻ ngoan, tặng cờ.
* Chơi tự do ở các góc chơi.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
* Đánh giá hằng ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ tư, ngày05 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
HOẠT ĐỘNG HỌC
LÀM QUEN VỚI TOÁN.
ĐỀ TÀI: Xác định phía trái – phía phải của bạn khác
I. Mục đích,yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ xác định được phía trái, phía phải của bản thân.
- Trẻ xác định phía phải - phía trái của bạn khác
2. Kĩ năng:
- Trẻ phân biệt được phía phải-phía trái của bạn khác.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, biết chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ giữ gìn bộ phận trên cơ thể luôn sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
1 búp bê,1 quả bóng,1 cái muỗng.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 búp bê, 1 quả bóng, 1 chậu hoa
- Mỗi trẻ một tranh tô màu, bút màu.
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú: - Chơi” Một ngón tay nhúc nhích” - Trò chơi nói đến bộ phận nào trên cơ thể - Giáo dục: Trên cơ thể chúng ta có nhiều bộ phận ,mỗi bộ phận có một chức năng khác nhau. Các con phải biết vệ sinh cơ thể hàng ngày. - Giới thiệu bài: Hôm nay cô và các con sẽ chơi xác định phía phải – phía trái của bạn khác. Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động. 1. Ôn xác định phía phải-phía trái của bản thân. - Cho trẻ đứng trước mặt cô. - Chơi: Đưa tay theo yêu cầu của cô. + Cô hỏi trẻ tay trái của các con đâu?(trẻ tay trái đây và đưa lên ).Cho trẻ nhắc lại. + Tay phải của các con đâu?(tay phải đây và đưa lên) + Các con nhìn xem cái cửa sổ ở phía nào của các con? (phía bên tay phải) + Phía bên phải của các con có gì?(cửa sổ) + Các con nhìn xem phía bên trái các con có ai nào?(có cô ) + Cô đứng phía nào của các con?(phiá trái) - Chơi: Nhảy sang trái, nhảy sang phải. - Sau mỗi lần như thế cho trẻ nhắc lại. 2. Dạy trẻ xác định phía phải-phía trái của đối tượng khác - Cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ ngồi. - Chơi cùng búp bê - Cô cho trẻ đặt búp bê ra cùng hướng với trẻ và giơ tay búp bê lên chào cô. + Các con có biết tay phải búp bê cùng chiều với tay nào của các con?(cùng chiều với tay phải) - Cho trẻ đặt búp bê quay (tay phải búp bê vẫn giơ lên.) + Bây giờ tay phải của búp bê ở phia nào của các cháu? (phía bên trái cháu) + Tay trái búp bê ở phía bên nào của các cháu?(phía bên phải cháu) - Chơi: Đặt đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu của cô + Các con lấy quả bóng đặt bên phải của búp bê?(trẻ đặt) + Quả bóng ở phía nào của búp bê?(phía bên phải) + Lấy chậu hoa đặt vào bên trái của búp bê?(trẻ đặt) + Bên trái búp bê có gì?(có chậu hoa). - Sau mỗi lần như thế cô cho trẻ nhắc lại cả lớp,cá nhân - Cô cho trẻ quan sát kiểm tra lẫn nhau. - Cho trẻ dặt vài lần thay đổi đồ vật theo các phía. + Bây giờ cô sẽ đặt 1 số loại đồ chơi các con quan sát kỹ xem thử các đồ chơi đó nằm ở phía nào của búp bê nhé. - Cô mô phỏng "Trời tối-trời sáng" + Các con thấy cái mũ ở phía nào của búp bê?(phía bên phải).Cho vài trẻ nhắc lại. + Quả bóng ở phía nào của búp bê?(phía bên trái) + Quả bóng ở phía nào của búp bê?(phía bên trái.) - Cô cho trẻ nhắc lại . 3. Chơi củng cố - luyện tập: a. Trò chơi 1: Làm theo yêu cầu của cô - Cách chơi: Cho trẻ đặt đồ chơi đúng vị trí phía phải, phía trái của búp bê theo yêu cầu của cô. - Trẻ thực hiện, cô nói nhanh dần các phía của búp bê và tên các đồ chơi để trẻ luyện tập. Ví dụ: + Đặt quả bóng bên trái búp bê?àTrẻ thực hiện + Bên trái búp bê có gì? àTrẻ trả lời. - Sau mỗi lần trẻ thực hiện cô kiểm tra,trẻ nhắc lại. b. Trò chơi 2: Thi xem ai nhanh - Cách chơi: Cho trẻ vừa đi vừa hát khi nghe cô nói "về phía bên phải của cô" thì trẻ chạy về đứng phía bên phải. Rồi cho trẻ đi chơi ,khi nào nghe cô nói "về phía bên trái của cô" thì trẻ chạy về đứng phía bên trái, cô hỏi trẻ đúng ở phía nào, trẻ trả lời . - Luật chơi: Nếu ai chạy nhầm thì bị nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Hoạt động 3. Kết thúc hoạt động: - Cô nhận xét tuyên dương trẻ - Cho trẻ đọc bài thơ “Mắt để làm gì ” và cùng ra sân chơi. |
- Trẻ chơi - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi và làm theo yêu cầu của cô. - Trẻ chơi - Trẻ trả lời và làm theo yêu cầu của cô. -Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ đọc thơ và ra sân. |
CHƠI NGOÀI TRỜI
1. Dự kiến quan sát: Cây hoa trang
2. TC tập thể:
a. TCVĐ: Cướp cờ
b. TCDG: Lộn cầu vồng.
3. TC tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, xâu lá làm mũ, đi cà kheo, câu cá, đá kiện, bóng, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...
1.Chuẩn bị:
- Cây hoa trang
- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.
- 10 lá cờ; 2 bộ thẻ số từ 1-10
- Phấn vẽ, đồ chơi câu cá, đồ chơi đá kiện…
2. Tổ chức thực hiện:
2.1. Quan sát
- Dự kiến quan sát cây hoa trang hoặc sự vật, hiện tượng thu hút sự tập trung chú ý của trẻ
- Cô giới thiệu trẻ đến địa điểm quan sát
- Trẻ quan sát và nói được một số đặc điểm của cây hoa trang
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây
2.2. Hoạt động tập thể:
a. Trò chơi vận động: Cướp cờ
- Cho trẻ nêu cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần
Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
- Cho trẻ chơi 4-5 lần
2.3. Chơi tự do:
- Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, xâu lá làm mũ, đi cà kheo, câu cá, đá kiện, bóng, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...
- Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Giờ chơi cô bao quát , giúp đỡ trẻ chơi, động viên trẻ chú ý đến các cháu hiếu động để đảm bảo an toàn cho trẻ.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Trò chơi: Kết bạn; Ôn bài thơ” Tay ngoan”; Hoàn thành vở LQVT;
Chơi: Cây cao cỏ thấp
1. Chuẩn bị:
- Địa điểm rộng rãi, thoáng mát
- Vở toán, bút chì, bút màu.
- Bảng bé ngoan, cờ đủ cho mỗi trẻ.
2. Tổ chức thực hiện:
- Cô giới thiệu các nhóm chơi
- Cô cho trẻ tự lựa chọn nhóm chơi, bạn chơi
- Cô hướng dẫn gợi ý, giúp đỡ để trẻ chơi tốt các nhóm chơi
- Cô tổ chức cho trẻ luân phiên cho trẻ thay đổi nhóm chơi
- Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ
* Nêu gương cuối ngày
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động trong ngày
- Cô khen trẻ ngoan, tặng cờ.
* Chơi tự do ở các góc chơi.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
* Đánh giá hằng ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm ngày 06 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài : Những bộ phận trên cơ thể bé hoạt động như thế nào?
(Chức năng hoạt động của các bộ phận và các giác quan)
I. Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên các bộ phận trên cơ thể.
- Trẻ biết chức năng và hoạt động của những bộ phận đó.
- Trẻ biết trên cơ thể có 5 giác quan.
2. Kỹ năng:
- Trẻ phân biệt được sự khác nhau của các bộ phận đó và chức năng, hoạt động chính của chúng.
3.Thái độ :
- Trẻ phải biết bảo vệ các bộ phận đó và biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
II.Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử
- Đầu đĩa, đĩa nhạc
2. Đồ dùng của trẻ:
- Tranh lô tô về các giác quan
- Các ô cửa
III. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của cô |
Hoạt động của cháu |
Hoạt động 1. Ổn định, trò chuyện, giới thiệu bài. - Cô cho trẻ hát bài "cái mũi" - Bài hát nói về bộ phận nào? - Trên cơ thể các con còn có những bộ phận nào nữa? * Giới thiệu: Hôm nay cô và các con sẽ chơi với các bộ phận trên cơ thể để biết một số chức năng của các bộ phận trên cơ thể Hoạt động 2: Hướng dẫn hoạt động. 1. Cho trẻ làm quen với các đối tượng: a/ Đối tượng 1: "Cơ thể bé" - Chơi: Gối đầu mông. - Trò chơi nói đến bộ phận nào của cơ thể. + Trên cơ thể bé có những bộ phận nào nữa? + Đầu có những bộ phận nào? + Thân có những bộ phận nào? + Nếu thiếu đi 1 trong các bộ phận thì cơ thể sẽ như thế nào? (bị khuyết tật) => Cô nói khái quát lại cho trẻ biết là trên cơ thể có nhiều phần ,có nhiều bộ phận khác nhau. b/ Đối tượng 2: "5 giác quan" - Chơi :"trời sáng-trời tối" + Các con thấy tranh vẽ gì?(vẽ các giác quan) + Có mấy giác quan ?(có 5 giác quan) + Đó là những giác quan nào?(Thị giác,thính giác,vị giác,khứu giác,xúc giác) + Các giác quan đó có những chức năng gì?(Mắt dùng để nhìn,tai dùng để nghe,mũi dùng để ngửi,lưỡi dùng để nếm,tay dùng để sờ,cầm,nắm......) - Chơi: Trán cằm tai. c/ Đối tượng 3: "Bé đang ăn cơm" - Cho trẻ xem hình ảnh bé đang ăn cơm + Cô có tranh vẽ gì đây các con? + Thế khi đang ăn cơm hoạt động của các bộ phận như thế nào? (tay đang cầm thìa,miệng đang nhai cơm,mũi ngửi mùi thơm của thức ăn,mắt nhìn vào chén cơm) + Bé đang làm gì đây nữa? ( tai đang lắng nghe cô nói..) - Từ 1 hoạt động ăn cơm của bé, các con thấy các giác quan và các bộ phận đó có mối liên quan như thế nào? *Cô nhấn mạnh: các bộ phận và các giác quan có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể thiếu một bộ phận nào cả cho nên chúng ta cần phải bảo vệ và vệ sinh sạch sẽ. - Hát chơi: Ồ sao bé không lắc 2. Luyện tập củng cố: a. Trò chơi 1: "Cơ thể tôi có gì" - Cô cho trẻ lấy rổ đồ dùng và về chổ ngồi - Mỗi trẻ có một bộ tranh lô tô về các bộ phận của cơ thể. Khi nghe cô nói đến bộ phận nào thì trẻ đưa lên và nói tên. Ví dụ:Cái gì để nhìn_trẻ đưa tranh lô tô và nói "mắt" - Cô có thể nâng cao 1 lần yêu cầu trẻ tìm 2 giác quan) b. Trò chơi 2: "thính tai, lẹ tay" * Cách chơi: Cô và trẻ cùng hát các bài nói về bộ phận trên cơ thể,bài hát nói về bộ phận nào trẻ phải lẹ tay chỉ vào bộ phận đó Ví dụ: Bài hát “Ồ sao bé không lắc”..... * Luật chơi : Bạn nào chỉ chưa đúng sẽ nhảy lò cò 1 vòng - Cho trẻ chơi 2-3 lần. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động. - Cô cho trẻ hát bài “Cái mũi” và chuyển hoạt động. |
- Trẻ hát - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi. - Trẻ trả lời theo hiểu biết của trẻ. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát và trả lời. - Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lấy rổ và về chổ ngồi. - Trẻ chơi. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi. - Trẻ hát và chuyển hoạt động. |
VẬN ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”
2.Chơi các trò chơi, đồ chơi vận động: Đi cà kheo; Nhảy vòng, ném vòng cổ chai, ném bóng vào rổ, chuyền bóng .bật xa, ném xa, đi trong đường hẹp….
* Chuẩn bị:
- Địa điểm: sân trường sạch sẽ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Mũ mèo chuột
- Các cặp cà kheo; Một số bao bố; Hai chai cát nước + 10 cái vòng;Rổ ném bóng+ giỏ quả bóng; Vạch bật xa; Túi cát;
*Tổ chức thực hiện:
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi 4-5 lần.
- Hai cô tổ chức hai nhóm chơi.
* Chơi các trò chơi, đồ chơi vận động: Cô giới thiệu các nhóm chơi và cho trẻ chơi. Cô bao quát nhắc nhở
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Chơi nhận biết phía trái phải của búp bê; Làm sách tranh về môi trường;
Đóng kịch
1. Chuẩn bị:
- Địa điểm rộng rãi, thoáng mát
- Búp bê, áo quần, mũ nón..
- Tranh về môi trường
- Một số trang phục đóng kịch
- Bảng bé ngoan, cờ đủ cho mỗi trẻ.
2. Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm.
- Chơi nhận biết phía trái phải của búp bê
-Làm sách tranh về môi trường.
- Đóng kịch
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và luân phiên cho trẻ thay đổi nhóm chơi
- Kết thúc cô nhận xét khen trẻ.
* Nêu gương cuối ngày
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động trong ngày
- Cô khen trẻ ngoan, tặng cờ.
* Chơi tự do ở các góc chơi.
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
* Đánh giá hằng ngày:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ sáu, ngày 07 tháng 9 năm 2022
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG : TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: Vẽ và tô màu chân dung bé.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết cách vẽ và tô màu chân dung của mình.
- Trẻ biết sử dụng các màu phù hợp để tô chân dung của mình
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình (nét cong, nét xiên...) để vẽ chân dung/
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định, khả năng tập trung chú ý, óc sáng tạo