Học vấn không có quê hương, người học phải có tổ quốc ''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tuần

MGL 2

Cập nhật lúc : 22:51 14/11/2022  

Kế hoạch tuần học thứ 52
( Tuần 42 năm 2022, từ 17/10/2022 đến 23/10/2022 )

                                                  

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: MỜI BẠN ĐẾN THĂM GIA ĐÌNH TÔI

Lớp: Mẫu giáo 5-6  tuổi

Thời gian thực hiện 4 tuần (từ ngày 17 tháng 10 ngày 11 tháng 11 năm 2022)

Mục tiêu giáo dục

Nội dung giáo dục

Hoạt động giáo dục

(Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân)

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh

- Thực hiện các động tác nhóm tay;  lưng, bụng, lườn; chân trong giờ thể dục sáng và bài tập phát triển chung giờ hoạt động phát triển vận động.

- Thể dục sáng: Tập kết hợp với lời ca bài: “ cả nhà thương nhau”

+ Hô hấp: Thổi nơ

+ Tay:Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên.

+Lưng, bụng: Quay sang trái, sang phải, kết hợp tay chống hông.+ Chân: Nâng cao chân gập gối

+ Bật: Bật tại chổ; Chân trước chân sau

2. Trẻ biết bước dồn chân trái, chân phải sao cho mũi bàn chân trái sát gót bàn chân phải,tiếp tục bước chân phải lên trước, bước tiếp chân trái sát bàn chân phải, cứ như thế cho đến hết khi thực hiện vận động.

Trẻ trên ván kê dốc

- Thể dục sáng: Khởi động: Đi các kiểu chân

- Hoạt động học:

+ Vận động: đi trên ván kê dốc

- Chơi ngoài trời:

+ Trò chơi: Tung và bắt bóng

3. Trẻ chạy không bị mệt. Trẻ tích cực tham gia hoạt động, có ý thức trong khi tập

Trẻ biết chạy 18 trong khoảng thời gian 10 giây

- Hoạt động học:

+ Vận động: Trẻ biết chạy 18 trong khoảng thời gian 10 giây

- Chơi ngoài trời:

- TCVĐ: xếp nhà

4. Trẻ biết phối hợp bàn tay, cẳng chân bò qua 7 điểm không chạm hộp. Trẻ có ý thức trong khi tập, thực hiện theo yêu cầu của cô.

Trẻ bò zíc- zắc bằng bàn tay, cẳng  chân qua 7 điểm

- Hoạt động học:

+ Vận động: Trẻ bò zíc- zắc bằng bàn tay, cẳng  chân qua 7 điểm- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Tung và bắt bóng

5. Trẻ biết chống hông để giữ thăng bằng. Khi đi tiến, thì bước từng bước, hai bàn chân luôn đặt thẳng nhau theo hàng dọc, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước.

Đi nối bàn chân tiến

- Hoạt động học:

+ Vận động: Đi nối bàn chân tiến

- Chơi, hoạt động ngoài trời:

+ Trò chơi: Thi ai đến đích trước.

6. Trẻ biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.

Trẻ nhận biết sự liên quan giữa ăn, uống với bệnh tật

- Trò chuyện: Ăn các chất có lợi cho sức khỏe, không ăn quà vặt

- Hoạt động ăn: Trò chuyện về việc ăn uống liên quan đến dinh dưỡng và bệnh tật

- Chơi hoạt động theo ý thích: Chơi lựa chọn thực phẩm sạch

7. Trẻ biết kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày.

Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo bốn nhóm thực phẩm.

- Trò chuyện: Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để thông minh, xinh đẹp.

- Hoạt động ăn: Trò chuyện về tên món ăn, chất dinh dưỡng của món ăn

- Chơi ở các góc: Chơi nấu các món ăn

- Chơi hoạt động theo ý thích: Phân nhóm thực phẩm

8. . Trẻ nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo bốn nhóm thực phẩm. Trẻ biết ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.

Trẻ biết kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày

- Trò chuyện: Trẻ biết lựa chọn được một số thực phẩm khi gọi tên nhóm. biết ăn chín, uống sôi

- Hoạt động ăn: Trò chuyện về việc ăn uống liên quan đến dinh dưỡng và bệnh tật

- Chơi hoạt động theo ý thích: Chơi lựa chọn thực phẩm sạch

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

9. Rèn cho trẻ kỹ năng đếm và biết chữ số và số lượng 7 cho trẻ. Trẻ mạnh dạn, hứng thú tham gia hoạt động.

Đếm đến 7. Các nhóm có 7 đối tượng. Chữ số 7

- Hoạt động học:

+ LQVT: Đếm đến 7. Các nhóm có 7 đối tượng. Chữ số 7

+ Trò chơi: Thử tài của bé, thi nhanh chọn đúng

Chơi, hoạt động theo ý thích:  Chơi với số thứ tự trong phạm vi 7

10. Trẻ luyện kỹ năng đếm và biết số thứ tự trong phạm vi 7. Trẻ biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận.

Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 7

- Hoạt động học:

+ LQVT: Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 7

+ Trò chơi: Thi xem đội nào giỏi.

Chơi, hoạt động theo ý thích:  Chơi bảng chun học toán

11. Rèn luyện cho trẻ kỹ năng gộp nhóm có 7 đối tượng. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

 Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7 và đếm

- Hoạt động học:

+ LQVT: gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 7 và đếm

+ Trò chơi: tiếp sức, chơi với số thứ tự trong phạm vi 7

Chơi, hoạt động theo ý thích:  - Chơi hát bài ” Nhà của tôi”.

 

12. Trẻ biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình, trẻ biết được mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Trò chuyện về gia đình và những người thân trong gia đình.

- Trò chuyện: về gia đình và những người thân trong gia đình, về tình cảm của gia đình, về địa chỉ nhà…

- Hoạt động học:KPXH: Trò chuyện về gia đình và những người thân trong gia đình.

- chơi: Chơi đọc đồng dao ca dao về tình cảm gia đình

13. Trẻ nêu một số đặc điểm của ngôi nhà; Trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của các đồ dùng trong gia đình. Trẻ biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ

Trò chuyện về ngôi nhà của bé.

- Chơi, hoạt động theo ý thích:  Xem tranh ảnh về các kiểu nhà khác nhau

- Hoạt động học: KPXH: Trò chuyện về ngôi nhà của bé

+ Trò chơi: Tìm về đúng nhà

14. Trẻ biết Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu. Trẻ biết bảo quản, giữ gìn đồ dùng trong gia đình cẩn thận

Khám phá một số đồ dùng cần thiết trong gia đình.

-  Hoạt động học: KPKH: Khám phá một số đồ dùng cần thiết trong gia đình.

- Chơi, hoạt động góc: Bán các đồ dùng trong gia đình

- Chơi, hoạt động theo ý thích- Chơi, hoạt động theo ý thích: trẻ cách xếp chiếu, gối ngăn nắp vào tủ

- Làm đồ chơi từ vật liệu đã qua sử dụng

15. . Trẻ biết Phân loại đồ dùng đồ chơi theo 2-3 dấu hiệu. Trẻ biết bảo quản, giữ gìn đồ dùng trong gia đình cẩn thận

 Khám phá một số đồ dùng cần thiết trong gia đình.

- Hoạt động học: KPKH: Khám phá một số đồ dùng cần thiết trong gia đình.

- Chơi, hoạt động góc: Bán các đồ dùng trong gia đình

- Chơi, hoạt động theo ý thích:  Phân loại đồ dùng trong gia đình

 

16. Trẻ biết khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào các hoạt động, biết xây dựng các công trình khác nhau từ những khối

Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động

- Chơi ngoài trời: Trẻ biết thể hiện bản thân qua các hoạt động chơi khác nhau, biết rủ bạn cùng chơi

- Hoạt động gócbiết xây dựng các công trình khác nhau từ các khối

- Chơi hoạt động theo ý thích: Giáo dục trẻ đánh răng sau khi ăn xong

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

17. Trẻ thực hiện được các yêu cầu trong sinh hoạt tập thể

Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2,3 hành động

- Hoạt động chơi; hoạt động lao động tự phục vụ: Yêu cầu trẻ lấy cất đồ chơi, đồ dùng và làm một số việc tự phục vụ theo theo yêu cầu. Mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình

- Chơi, hoạt động góc: Nói để bạn hiểu và hoàn thành vai chơi của mình

Chơi, hoạt động theo ý thích:

+ Chơi trò chơi: “làm theo yêu cầu của cô”…

18. Trẻ biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau. Trẻ lễ phép với người lớn, và biết quan tâm bạn

Trẻ biết sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động đặc điểm... phù hợp với ngữ cảnh

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Trẻ sử dụng lời nói phù hợp với với các hoạt động

- Chơi ngoài trời: Trẻ biết dùng lời nói để bạn hiểu được ý muốn của mình

19. Trẻ biết tên bài thơ- chuyện, tên tác giả, đọc thuộc bài thơ và hiểu nội dung bài thơ – câu chuyện: Đọc thơ “Em yêu nhà em”, “Nhà ngoại ”. Kể chuyện“Cây khế”, “ sự tích cây vú sữa”. Trẻ đọc thơ rõ ràng, ngắt đúng nhịp điệu, biết kể lại nội dung câu chuyện. Trẻ  biết yêu quý giúp đỡ bố mẹ, ông bà.

Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, ca dao, đồng dao dành cho lứa tuổi của trẻ

- Hoạt động học: LQVH:

+ Thơ: Em yêu nhà em; Nhà ngoại .

+ Truyện: Cây khế”, “ sự tích cây vú sữa”.

- Chơi, hoạt động theo ý thích: Trẻ chơi diễn thơ, đóng kịch

- Chơi ngoài trời: Trò chơi lộn cầu vồng (Đọc đồng dao lộn cầu vồng kết hợp với chơi trò chơi), trò chơi dung dăng dung dẻ đọc kết hợp với bài dung dăng dung dẻ

20. Trẻ nhận biết được chữ e, ê và ký hiệu chữ viết qua các từ trong chủ đề và tô nhóm chữ cái e,ê. Trẻ phát triển kỹ năng quan sát nhận biết, phát âm đúng nhóm chữ e, ê, biết so sánh- phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các chữ cái: e, ê và tô chữ cái trùng khít, tô không lem ra ngoài. Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, vở cẩn thận

Làm quen chữ cái e, ê

Tập tô nhóm chữ e,ê

- Hoạt động học:

- Làm quen chữ cái e,ê

- Trò chơi với chữ cái e,ê

- Tập tô nhóm chữ cái e,ê

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM

VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI

21. Trẻ thể hiện được sự nhận thức về bản thân. Trẻ biết yêu quý bản thân và gia đình mình

 

Trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình

- Trò chuyện: Tập cho trẻ sự tin tin, mạnh dạn. Nói được khả năng và sở thích của mình. Trẻ biết yêu quý gia đình

- Giờ chơi ở các góc: Trẻ biết cách giao lưu các nhóm chơi

 

22. Trẻ biết quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác. Trẻ biết giúp đỡ, an ủi, chia vui với người thân và bạn

 

Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè

- Trò chuyện – Đón trả trẻ: Trẻ biết giúp đỡ, an ủi, chia vui với người thân và bạn

- Giờ chơi: Giao lưu với bạn vui vẻ, bạn buồn biết chia sẻ an ủi

23. Trẻ bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Trẻ biết bộc lộ tình cảm của mình với người khác.

Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói và cử chỉ, nét mặt.

- Trò chuyện – Đón trả trẻ: Trẻ biết chia sẽ vui buồn cùng bạn

- Giờ chơi: Rủ bạn chơi cùng, an ủi khi bạn buồn, chia vui cùng bạn

LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ

24. Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, vận động theo nhạc. Trẻ biết tên bài hát,tên tác giả  hát thuộc bài hát, và vận động nhịp nhàng theo nhạc bài: “ Bàn tay mẹ, “ Cả nhà thương nhau”, “ Múa cho mẹ xem”, “ Chiếc khăn tay”. Biết tên bài hát nghe và chú ý nghe cô hát các bài: “Lý chiều chiều”, “ Bà còng đi chợ”, “ Ru con mùa đông”. Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát

Trẻ biết thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc.

- Hoạt động học: GDÂN:

+ Dạy hát: Bàn tay mẹ, Cả nhà thương nhau

+ VĐTN: Múa cho mẹ xem; Chiếc khăn tay

+ Nghe hát: Lý chiều chiều; Ru con mùa đông

+ Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát; Ai nhanh nhất..

25. Trẻ biết: “Vẽ chân dung người thân trong gia đình”,” Cắt dán ngôi nhà từ các hình học”, “Vẽ cái nồi soong”, Trẻ biết lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên , phế liệu để tạo ra các sản phẩm, biết phân bố bố cục bức tranh cân đối.

Trẻ biết sử dụng một số vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.

- Chơi, hoạt động ở các góc: Tạo ra một số bức tranh cắt, xé dán về chủ đề: Gia đình

- Hoạt động học: HĐTH:

Vẽ chân dung người thân trong gia đình. Cắt dán ngôi nhà từ các hình học Vẽ cái nồi soong.

 

 

 

 

   KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN I

CHỦ ĐỀ NHÁNH:  GIA ĐÌNH  BÉ YÊU

Thời gian thực hiện: Từ  17/10/ 2022 đến 21/ 10 /2022.

       Ngày        

 

 HĐ     

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Đón trẻ

                          Thể dục sáng

 

Điểm danh

* Đón trẻ:

- Cô đến sớm chuẩn bị phòng học sạch sẽ thoáng mát, đón trẻ niềm nở, vui vẻ với phụ huynh. Chú ý thông thoáng  lớp học sạch sẽ.

- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ luôn mang khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào lớp để phòng tránh Covid -19, và phóng tránh các bệnh như: sốt xuất huyết, tay chân   miệng…nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Cô gợi ý để trẻ kể những gì xung quanh mà trẻ thấy hứng thú. Gợi ý trẻ tham gia các hoạt động góc chơi cùng các bạn ở các góc gần với chủ đề, xem băng hình gia đình chơi theo ý thích hoặc xem tranh truyện về gia đình

- Gợi ý để trẻ nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình.

*TDBS:

1. Khởi động: Trẻ đi các kiểu chân theo nhạc, kết hợp vẫy tay vỗ tay..

2. Trọng động: Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.

     * BTPTC: Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. tập với gậy thể dục.

- Hô hấp 3: Thổi nơ

- Tay: Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên.

- Bụng -lườn: Quay sang trái, sang phải, kết hợp tay chống hông.

- Chân: Nâng cao chân gập gối

- Bật :  Bật một chân trước, một chân sau.

3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng vẫy tay cất dụng cụ thể dục.

*Điểm danh:

- Khen trẻ đi học đúng giờ, đi học đều để khỏi ảnh hưởng đến các bạn, không làm phiền người khác ( lịch sự , lễ độ)

- Cho trẻ quan sát phát hiện những bạn hôm nay vắng. Biết quan tâm đến các bạn những ngày qua vắng, tìm hiểu lý do vì sao bạn vắng( Giáo dục sự quan tâm)

- Nhắc trẻ nghỉ học phải xin phép cô giáo ( Giáo dục trẻ biết tôn trọng người khác)

TRÒ CHUYỆN

- Trò chuyện cá nhân hoặc theo nhóm về thời tiết hoặc các sự kiện nổi bật trong ngày mà trẻ quan tâm như về sở thích, về các thành viên trong gia đình, về thói quen sinh hoạt trong gia đình,  tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh mùa thu: đau mắt đỏ, thủy đậu, bệnh quai bị, sốt xuất huyết …

- Tạo tình huống để trẻ giao tiếp bằng lời, thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh

HOẠT ĐỘNG HỌC

LQVH:

- Thơ : Em yêu nhà em.

PTVĐ:

- VĐ mới “bò zich zắc qua 7 điểm”.

- TCVĐ:

“tung và bắt bóng”

LQVT

- Đếm đến 7. Các nhóm có 7 đối tượng và chữ số 7.

 

KPXH:

- Trò chuyện về gia đình và những người thân trong gia đình

GDÂN:

- VĐ : Cháu yêu bà.

Nghe hát: Ru con.

- TCÂN: Nghe tiết tấu tìm đồ vật.

 

1. Dự kiến quan sát: Cây phượng đỏ

2. HĐ tập thể

- TCVĐ: “Kết bạn”

-TCDG “ Dung dăng dung dẻ”

3. HĐ tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

1. Dự kiến quan sát: cây tường vy

 

2. HĐ tập thể

- TCVĐ/ TCDG

“Cướp cờ”;“ lộn cầu vồng”

3. HĐ tự do: Câu cá, đá kiện, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân   gian...

1. Dự kiến quan sát: Cây hoa hồng

 

2. HĐ tập thể

- TCVĐ / TCDG

 “Đua ngựa”; “ Dung dăng dung dẻ”

3. HĐ tự do: Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

* Chơi ngoài trời về phát triển vận động.

1. Trò chơi vận động:

” Mèo đuổi chuột”

2. HĐ tự do:

Ném vòng cổ chai; Bật liên tục vào vòng; Ném trúng đích thẳng đứng; Câu cá; Đi cà kheo…

1. Dự kiến quan sát: Cây lan mỹ

 

2. HĐ tập thể

- TCVĐ/ TCDG: Chạy tiếp cờ; Lộn cầu vồng.

 3. HĐ tự do: Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra các đồ chơi.

CHƠI HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC

- Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé. Lắp ghép cây xanh, nhà, hàng rào...

- Góc phân vai : Bác sĩ, nấu ăn,cửa hàng bán lương thực; bán thực phẩm ;bán cây, hoa, cửa hàng ăn uống.

- Góc học tập :  Làm quen chữ cái e, ê. Xem sách, tranh ảnh về gia đình. Kể chuyện sáng tạo theo tranh.

- Góc nghệ thuật :

+ Tạo hình: Cắt dán ngôi nhà từ các hình học.Làm sách ,tranh về gia đình

+ Âm nhạc:Cho trẻ múa hát các bài có trong chủ đề. Nghe hát các bài hát về chủ đề gia đình

- Góc thiên nhiên :Làm thí nghiệm gieo hạt có nước và không có nước. Tưới cây, lau lá cho cây. Chơi với cát nước.

VỆ SINH- ĂN NGỦ

* Vệ sinh: Rèn kỹ năng rửa tay, lau tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi xong

- Trẻ biết gữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa thu

- Luôn có thói quen vệ sinh trong ăn uống và phòng dịch bệnh mùa thu.

* Ăn:

- Trẻ biết kể tên một số món ăn ở lớp, ở gia đình, ở địa phương Thành phố Huế.

- Giới thiệu món ăn cho trẻ.

- Trẻ biết sử dụng các từ “ mời cô”, “ mời bạn” khi vào bữa ăn.

- Trẻ biết giữ trật tự trong giờ ăn, giờ ăn không nói chuyện; biết dùng khăn giấy để lau miệng, bỏ rác đúng nơi quy định.

- Nhắc trẻ không làm rơi vãi thức ăn và ăn hết suất ăn.

- Thực hiện một số quy định vệ sinh ở lớp.

- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn

-Trò chuyện vê lợi ích của thực phẩm và các món ăn trong trường  mầm non đối với sức khỏe của trẻ.

* Ngủ:

- Cho trẻ ngủ đủ giờ, đủ giấc, dạy trẻ xếp đồ dùng gọn gàng, rửa mặt, chải đầu buộc tóc, sửa sang quần áo … sau khi ngủ dậy

- Nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ngủ.

 

 

CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

- Chơi: Về đúng nhà

-Trang trí góc chủ đề

- Chơi lắp ghép

- Chơi nấu món ăn trong gia đình

- Chơi vẽ về gia đình bé

- Nêu gương cuối ngày

- Chơi tự do ở các góc

- Kể chuyện cho trẻ nghe: Đôi tai nghộ nghĩnh.

- Chơi kéo co

- Chơi nặn đồ dùng gia đình.

- Nêu gương cuối ngày.

- Chơi tự do ở các góc

- Tiếp tục rèn kỹ năng lau mặt  cho trẻ

- Chơi với số thứ tự trong phạm vi 7

- Chơi đi siêu thị

- Chơi đômino

- Nêu gương cuối ngày.

- Chơi tự do ở các góc    

- Nhún nhảy theo bài hát.

 “ Cháu yêu bà”

- Chơi kéo cưa lừa xẻ

- Chơi với các hình học

- Đọc đồng dao, ca dao về tình cảm gia đình.

-Nêu gương cuối ngày.

- Chơi tự do ở các góc

 - Vệ sinh các góc chơi

- Chơi lắp ghép các khái niệm tương phản

- Chơi đọc truyện

- Chơi chi chi chành chành

- Nêu gương cuối tuần

- Chơi tự do ở các góc

 TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ

- Nhắc và hỗ trợ trẻ chuân bị đồ dùng cá nhân, áo quần trẻ gọn gàng sạch sẽ

- Cho trẻ chơi theo ý thích, xếp đồ chơi gọn gàng sau chơi, phụ cô làm một số việc vừa sức

- Giáo dục lễ giáo cho trẻ “ chào cô” “ chào ba mẹ” “ chào các bạn”

- Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, đi học không đòi quà

                       

 

                                          Thứ  sáu, ngày 21 tháng 10 năm 2022

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY

HOẠT ĐỘNG HỌC

GIÁO DỤC ÂM NHẠC

                                     Vận động: Múa cho mẹ xem.

                                    Nghe hát : Ru con mùa đông.

                                   Trò chơi âm nhạc:  Nghe Tiết Tấu Tìm Đồ Vật

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

     - Trẻ  thuộc bài hát và vận động theo bài hát.

-  Trẻ biết tên bài hát nghe.

-  Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc.

2. Kỹ năng:

  - Trẻ vận động múa nhịp nhàng theo lời bài hát, sử dụng nhạc cụ và gõ theo đúng bài hát.

3. Thái độ:

  - Tham gia chơi hứng thú và lắng nghe cô hát.

  - Biết thu dọn đồ dùng sau khi chơi.

 II. Chuẩn bị:

*Đồ dùng của cô:

  -  Đĩa phim về nội dung bài hát.

  - Đầu máy,đĩa nhạc.

*Đồ dùng của trẻ:

  - Nhạc cụ,mũ múa đủ cho mỗi trẻ.

  - Mũ dùng trong trò chơi.

III. Tổ chức thực hiện:  

Hoạt động của trẻ

Hoạt động trẻ

Hoạt động 1. Ổn định tổ chức, tạo húng thú:

Cô và trẻ đọc bài thơ: Yêu mẹ.
- Cô và các con vừa đọc bài thơ bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói về ai?
- Bạn nào giỏi kể cho cô nghe về mẹ của mình nào?
- Tình cảm của mình dành cho mẹ như thế nào?
- Để thể hiện tình cảm của mình đối với bố mẹ, chúng mình phải làm như thế nào?
_ Cô giáo dục trẻ: Bố mẹ chúng mình đã rất vất vả để nuôi dạy, chăm sóc chúng mình vì vậy chúng mình phải yêu thương, giúp đỡ bố mẹ nhé.

Hoạt động 2. Hướng dẫn hoạt động:

1 . Dạy vận động.

- Cho trẻ hát cùng cô bài hất.
- Ngoài bài hát có giai điệu rất là hay còn có điệu múa rất là đẹp nữa đấy. Chúng mình có muốn múa thật đẹp để về múa cho mẹ xem không?
- Vậy bạn nào đã biết điệu múa này rồi lên múa cho cô và cả lớp xem nào?
* Cô múa:
- Cô múa chính xác hoá lại.
- Cô múa và phân tích động tác:
- Hai bàn tay của em cô đưa tay ra phía trướcúp mở đây em múa cho mẹ xem cô hai đào hai bên đồng thời kết hợp nhúng chân. Hai bàn tay của em tay cô cũng đưa ra phía trước úp mở, Như hai con bướm xinh xinh tay cô đua sang 2 bên kết hợp nhún chân. Khi em giơ tay lên hai tay cô đưa lên đầu đồng thời tay để ngửa, là bướm xinh bay múa cô nghiêng người qua hai bên. Khi em giơ tay xuống tay cô để trước ngực, Là con bướm đậu trên cành vàng Tay cô giơ lên cao và vẫy.
- Cả lớp múa theo cô 2-3 lần.

- Cô mời từng tổ vận động múa , các tổ khác hát.

- Cô cho từng nhóm, cá nhân lên biểu diễn và cho trẻ có thể chọn nhạc cụ để vận động.

- Cô chú ý sữa sai cho trẻ.

 2. Nghe hát: Ru con mùa đông

- Cô giới thiệu nội dung bài hát, tên bài hát.

- Cô hát lần 1 thể hiện tình cảm qua bài hát.

- Lần 2 cô múa minh họa.

3. Trò chơi âm nhạc: Nghe tiết tấu tìm đồ vật.

  - Trẻ cùng cô nhắc lại luật chơi, cách chơi, cô cùng tham gia chơi với trẻ.

Hoạt động 3. Kết thúc:

 -   Cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng

 

- Trẻ xem phim và cùng tham gia trả lời các câu hỏi của cô.

- Trẻ  đoán được tên bài hát và tên tác giả.

- Cả lớp hát và về đội hình chữ u.

- Trẻ hát và xem cô múa.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ tham gia hứng thú.

- Trẻ hứng thú vận động theo cảm hứng của trẻ.

- Trẻ lắng nghe cô hát và múa theo cô.

- Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi và chơi hứng thú

- Thu dọn đồ dùng cùng cô.

 

CHƠI NGOÀI TRỜI

1. Dự kiến quan sát: Cây phượng đỏ

2. HĐ tập thể

- TCVĐ/ TCDG: Chạy tiếp cờ; Lộn cầu vồng.

 3. HĐ tự do: Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra các đồ chơi.

1.Chuẩn bị:

- Cây phượng đỏ

- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.

- 10 lá cờ.

- Phấn vẽ, cà kheo, đồ chơi câu cá, đồ chơi đá kiện…

2. Tồ chức thực hiện:

2. 1 Quan sát có mục đích: Dự kiến quan sát  cây phượng đỏ

hoặc quan sát sự vật hiện tượng tập trung theo sự hứng thú chú ý của trẻ.

- Cô giới thiệu trẻ đến địa điểm quan sát

- Trẻ quan sát và nói được một số đặc điểm nổi bật của cây bàng

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây bàng

2.2 Trò chơi vận động

+ TCVĐ/TCDG: Chạy tiếp cờ

 Cách chơi: Tách trẻ thành 2 đội,mỗi đội từ 4-5 trẻ chơi,vạch xuất phát cách ghế 2 mét trẻ cầm cờ chạy qua ghế về trao cho bạn kế tiếp cứ như thế cho đến hết.

- Luật chơi: Đội nào xong trước đội đó sẽ chiến thắng.

- Cho trẻ chơi 3- 4 lần

+ TCDG : Lộn cầu vồng

- Cho trẻ chơi 3-4 lần.

2.3. Chơi tự do:

-  Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra các đồ chơi. Chơi với đồ chơi ngoài trời.

- Cô giới thiệu các nhóm chơi và cho trẻ chơi. Cô bao quát nhắc nhở trẻ

CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

Vệ sinh các góc chơi;  Chơi lắp ghép các khái niệm tương phản ;

 Chơi đọc truyện; Chơi chi chi chành chành

* Chuẩn bị:

- Góc chơi trong lớp

- Hộp lắp ghép khái niệm tương phản

- Truyện tranh

- Bảng bé ngoan, cờ đủ cho mỗi trẻ.

 * Tổ chức thực hiện:

- Cô giới thiệu các nhóm chơi

- Cô cho trẻ tự lựa chọn nhóm chơi, bạn chơi

- Cô hướng dẫn gợi ý, giúp đỡ để trẻ chơi tốt các nhóm chơi

- Cô tổ chức cho trẻ  luân phiên cho trẻ thay đổi nhóm chơi

- Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ

*Nêu gương cuối tuần

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động trong ngày

- Cô khen trẻ ngoan và tặng cờ, phát phiếu bé ngoan.  

* Chơi tự do ở các góc chơi

- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.

* Đánh giá hằng ngày:       

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ  ba, ngày 18 tháng 10năm 2022.

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY

HOẠT ĐỘNG HỌC

Phát  triển vận động:

ĐỀ TÀI: ĐI BƯỚC DỒN TRƯỚC TRÊN GHẾ THỂ DỤC

                           Trò chơi vận động: Tung và bắt bóng.

 

I.                  Mục đích yêu cầu: 

1. Kiến thức:

-         Trẻ biết cách đi bước dồn trước  trên ghế thể dục.

-         Trẻ biết cách chơi trò chơi” tung và bắt bóng”

-         Trẻ biết phát triển vận động cần bổ sung chất dinh dưỡng

2. Kỹ năng:

-         Luyện trẻ khéo léo, mạnh dạn.

-         Trẻ nắm được kỹ năng đi bước dồn trước trên ghế thể dục

3.     Thái độ:

-         Trẻ tích cực trong giờ học.

-         Tham gia chơi hứng thú.

II. Chuẩn bị:

*Đồ dùng của cô:

-         Đầu máy,đĩa nhạc.

-         Sân tập sạch, thoáng.

-         Trang phục cô và trẻ gọn gàng

* Đồ dùng của trẻ:

-         04 băng ghế thể dục.

-         04 giỏ bóng.

III.           Tổ chức thực hiện:

 

Hoạt động của cô

Hoạt  động của trẻ

Hoạt động 1.Ổn định tổ chức, tạo hứng thú :

- Cả lớp đọc bài thơ” Giúp bà”

- Trò chuyện với trẻ: Các con đã giúp gì cho bà? Để bà vui các con phải làm gì? Để mạnh khoẻ học giỏi các con cần làm gì? (tập thể dục)

    Hoạt động 2. Hướng dẫn hoạt động:

1. Khởi động:

 - Cho trẻ đi vòng tròn theo 2 nhóm kết hợp các kiểu đi(kiễng chân, gót chân,bàn chân,chạy, vẫy tay, vỗ tay....).

2. Trọng động:

a. Bài tập phát triển chung:

- Cô giới thiệu trẻ tập thể dục

- Hô hấp 3: Thổi nơ

- Tay: Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên.

- Bụng – lườn: Quay sang trái, sang phải, kết hợp tay chống hông.

- Chân: Nâng cao chân gập gối

- Bật :  Bật một chân trước, một chân sau.

- Tập theo bài hát “Cả nhà thương nhau” tập một động tác 2 lần 8 nhịp, động tác chân 3lx8n.

b.Vận động cơ bản:

- Cô giới thiệu tên vận động “ Đi bước dồn trước  trên ghế thể dục”

* Cô làm mẫu:

- Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau.

- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.

- Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích. Hai tay chống hông, chân phải bước lên 1 bước nhỏ, bước chân trái đặt sát với gót chân phải, sau đó chân phải bước tiếp và chân trái lại đặt gót chân phải, cứ như thế cho đến đích. Trẻ thích có thể thực hiện cùng với cô

* Trẻ thực hiện:

- Cô cho trẻ xung phong thực hiện

- Mời lần lượt hai trẻ thực hiện đến hết.

- Cho hai đội thực hiện dưới hình thức thi đua.

- Cho trẻ cùng thực hiện nhiều lần.

 - Chú ý động viên trẻ thực hiện tốt.

c. Trò chơi vận động: “ Tung và bắt bóng”

- Cho trẻ nhắc lại cách chơi.

- Cho trẻ chơi nhiều lần.

* Phút thư giãn: Trẻ chơi” Uống nước chanh”

- Hỏi trẻ uống nước chanh có chất gì?

- Nhắc trẻ vận động cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng

* Củng cố: Cho trẻ kết hợp đi bước dồn ngang trên ghế thể dục kết hợp tung và bắt bóng.

3. Hồi tĩnh:

Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.

 Hoạt động 3. Kết thúc:

-  Cô cho trẻ nghỉ ngơi, vệ sinh.                       

 

- Trẻ đọc thơ kết hợp vận động.

- Trẻ tham gia trả lời các câu hỏi theo suy nghĩ của trẻ.

-Trẻ đi kết hợp tay chân và các kiểu đi.Sau đó chạy tới trước mặt cô.

- Trẻ tập theo cô các động tác thể dục và tập theo nhạc.

- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe

- Trẻ hứng thú tham gia thực hiện vận động.

- Trẻ tham gia chơi hứng thú.

-Trẻ chơi cùng cô.

- Trẻ tham gia trả lời

- Trẻ vâng lời

- Trẻ đi bước dồn trước trên ghế thể dục kết hợp tung và bắt bóng.

- Trẻ đi lại nhẹ nhàng và nghỉ ngơi.

 

 

 

 

CHƠI NGOÀI TRỜI

 

1. Dự kiến quan sát: Thời tiết

2. HĐ tập thể:

 -TCVĐ/ TCDG : Bỏ dẻ/ Lộn cầu vồng

3. HĐ tự do: Câu cá, đá kiện, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

1.Chuẩn bị:

- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.

- Phấn vẽ, đồ chơi câu cá, đồ chơi đá kiện…

2. Tổ chức thực hiện:

2.1 Quan sát có mục đích: Dự kiến quan sát thời tiết hoặc quan sát sự vật hiện tượng tập trung theo sự chú ý hứng thú của trẻ.

- Cô giới thiệu trẻ đến địa điểm quan sát

- Trẻ quan sát và nói được đặc điểm nổi bật của thời tiết hôm đó

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ bản thân khi thời tiết thay đổi

2.2 Hoạt động tập thể:

*  TCVĐ/ TCDG“Bỏ giẻ”

- Cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng tròn,1 bạn cầm khăn đi vòng sau lưng và thả xuống ở 1 bạn bất kỳ rồi chạy về chỗ của mình.

- Luật chơi: Nếu bạn bị bỏ dẻ biết được thì chạy theo chạm lưng bạn bỏ,nếu ko chạm được phải làm người bỏ dẻ.

- Trẻ chơi 3-4 lần.

+ Chơi: Lộn cầu vồng

- Cho trẻ chơi 2- 3 lần

2.3.Chơi tự do:

- Câu cá, đá kiện, đi cà kheo, chơi xích đu, cầu trượt, chơi trò chơi dân gian...

- Cô giới thiệu các nhóm chơi và cho trẻ chơi. Cô bao quát nhắc nhở trẻ

 

 

 

 

CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH

Chơi: Tập tô nhóm chữ cái e, ê.

* Chuẩn bị:

- Địa điểm rộng rãi, thoáng mát

- Vở của trẻ, bút chì, bút màu.

- Bảng bé ngoan, cờ đủ cho mỗi trẻ.

* Tổ chức thực hiện:

+Chơi: Tập tô nhóm chữ cái e, ê.

- Chơi: Tập tầm vông, cho trẻ đoán tay nào có và có chữ cái gì( e, ê)

- Chơi tô chữ cái e, ê

- Chơi tạo hình chữ e, ê.

- Kết thúc cô nhận xét khen trẻ.

* Nêu gương cuối ngày

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động trong ngày

- Cô khen trẻ ngoan, tặng cờ.

* Chơi tự do ở các góc chơi.

 - Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.

* Đánh giá hằng ngày:       

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ  tư , ngày  19  tháng 10 năm 2022.

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY

HOẠT ĐỘNG HỌC

LÀM QUEN VỚI TOÁN:

ĐỀ TÀI: ĐẾM ĐẾN 7- NHÓM CÓ 7 ĐỐI TƯỢNG - CHỮ SỐ 7

 

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết các nhóm có 7 đối tượng và đếm đến 7.

 - Trẻ biết và đọc đúng số 7, hiểu nguyên tắc lập số.

2. Kỹ năng:

-  Luyện kỹ năng đếm và nhận biết cho trẻ ,kỹ năng xếp tương ứng 1-1

- Trẻ biết so sánh và suy luận.

3. Thái độ:

 - Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

 - Thu dọn đồ dùng gọn gàng.

      II. Chuẩn bị:

 Đồ dùng của cô:

 - Vật thật: 7 cái chén, 7 cái thìa.

- Thẻ số 6, 4, 7

 Đồ dùng của trẻ:

 - Mỗi trẻ có thẻ số 6 và thẻ số 7.

 - Mỗi trẻ 7 thìa, 7 cái chén bằng xốp bitit.

 - Đồ chơi có số lượng 7 để quanh lớp và thẻ số 7.

- 3 chiếc hộp có 5 cái ghế, 6 cái ly, 6 cái đĩa.

 III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của cô:

Hoạt động của trẻ:

Hoạt động 1.Ổn định tổ chức, tạo hứng thú:

- Cô giới thiệu chương trình bé vui học toán. Có khách mời là các cô giáo. Chương trình có 3 phần: phần 1 khởi động, phần 2 thử tài của bé, phần 3 bé thông minh.

+ Phần 1: Khởi động: Chơi giải cấu đố

- Cô đố trẻ” Miệng tròn, long trắng phau phau.

         Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày”

Là những cái gì?

- Hỏi trẻ trong gia đình còn có đồ dùng gì nữa.

+ Giáo dục trẻ: giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

Hoạt động 2. Hướng dẫn hoạt động:

1. Chơi với số lượng 6:

- Cô giới thiệu có “ Chiếc hộp kỳ lạ” mời trẻ chọn hộp và mở ra xem.

- Cho trẻ đếm có 5 cái ghế, 6 cái ly, 6 cái đĩa và biểu thị bằng thẻ số tương ứng.

    2. Đếm đến 7, các nhóm có 7 đối tượng:

- Phần chơi thứ 2: Thử tài của bé

- Cô giới thiệu tặng một món quà, mời trẻ mở ra xem.

- Mời trẻ đặt tất cả thìa ra bàn.

- Hằng ngày khi ăn cơm các con cần có cái gì để thức ăn và cơm?

- Mời trẻ xếp 6 cái chén ra. Cho trẻ đếm và đặt thẻ số 6

- Cho trẻ đếm số thìa số bát.

- Các con thấy số thìa và số bát như thế nào với nhau?

- Số nào nhiều hơn, ít hơn.

- Nhiều hơn m

Các tin khác