MGL 2
Kế hoạch tuần học thứ 52
( Tuần 51 năm 2021, từ 20/12/2021 đến 26/12/2021 )
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT EM YÊU
Thời gian: 4 tuần, từ ngày 20/ 12/ 2021 đến ngày 14 /01/ 2022
LĨNH VỰC |
NỘI DUNG |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
* Phát triển vận động: 1. Bò chui qua cổng. Trẻ chui qua cổng không chạm cổng. 2. Bò theo đường dích dắc qua 7 điểm. Trẻ bò qua các điểm dích dắc không chạm vào các điểm. 3. Trèo lên xuống 7 gióng thang. Trẻ biết trèo lên xuống thang liên tục phối hợp tay nọ chân kia. 4. Đi và đập bắt bóng. Trẻ vừa đi vừa đập và bắt bóng không ôm bóng vào người cho đến đích. 5. Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút . Tham gia các hoạt động học tích cực, không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật… - Trẻ biết đan tết, cài mở cúc áo, cầm kéo cắt các đường thẳng, cong, cầm bút tô thành thạo…. *Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe: 6. Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật. Trẻ biết ăn uống không nhai ngồm ngoàm, biết nhặt cơm đổ bỏ vào đĩa, biết không gần các con vật có hại. -Trẻ tích cực, mạnh dạn tham gia hoạt động, chú ý khi luyện tập, thực hiện tốt yêu cầu của cô.Trẻ có hành vi văn minh trong ăn uống. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
* Khám phá khoa học: 7.Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình.Trẻ biết tên và các đặc điểm, lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình 8. Trò chuyện về các con vật sống dưới nước. Trẻ biết tên và các đặc điểm, lợi ích của các con vật sống dưới nước 9. Trò chuyện về các con vật sống trong rừng. Trẻ biết tên và các đặc điểm, lợi ích của các con vật sống trong rừng 10.Trò chuyện về các con côn trùng-chim. Trẻ biết tên và các đặc điểm, lợi ích của các con côn trùng- chim * Làm quen với toán: 11. Đếm đến 8, các nhóm có 8 đối tượng, chữ số 8. Trẻ biết đếm từ trái sang phải, đếm đúng nhóm số lượng trong phạm vi 8. 12. Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 8. Rèn kỹ năng chọn số tương ứng với nhóm đồ vật và ngược lại. 13. Tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 8 và đếm. Trẻ có kỹ năng tách nhóm đối tượng trong phạm vi 8 và đếm 14. Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 8 và đếm. Trẻ có kỹ năng gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 8 và đếm. - Trẻ hứng thú, mạnh dạn tham gia hoạt động, biết yêu quý các con vật nuôi, tránh xa các con vật có hại, biết giữ gìn đồ dùng cẩn thận. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
* Phát triển khả năng nghe nói, LQVH: 15. Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi để chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động. Trẻ biết nói để bạn nghe hiểu và phối hợp hoàn thành các hoạt động 16. Đọc thơ” Gà con và mèo mướp”, ” Mèo đi câu cá”, “ Nàng tiên ốc”, “ Ong và bướm”. Kể chuyện” Chú dê đen”. Trẻ đọc thơ rõ ràng, ngắt đúng nhịp điệu của bài thơ, biết kể lại nội dung câu chuyện, biết được nội dung của bài thơ, câu chuyện. * LQCC: 17. Làm quen nhóm chữ cái i- t- c, tập tô chữ cái i-t-c. Phát âm rõ ràng các chữ cái i- t- c, trẻ tô chữ cái i-t-c không lem ra ngoài. - Trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật có lợi, tránh xa các con vật có hại, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, vở cẩn thận |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI |
18. Thích chăm sóc các con vật quen thuộc. Trẻ biết cho các con vật nuôi ăn, uống, yêu quý các con vật quen thuộc 19. Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi. Trao đổi, hướng dẫn bạn trong hoạt động cùng nhóm, vui vẻ chia sẻ đồ chơi với bạn. 20. Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác . Mô tả được ảnh hưởng hành động của mình đến tình cảm và hành động của người khác, giải thích được hành vi của mình hoặc của người khác sẽ gây phản ứng như thế nào. - Trẻ biết yêu quý chăm sóc các con vật quen thuộc , biết giúp đỡ, an ủi, chia vui với người thân và bạn |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MĨ |
* Hoạt động âm nhạc: 21. Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về các con vật: Con cún con; Gà trống mèo con và cún con; Cá vàng bơi; Chú voi con ở bản Đôn; Chim mẹ chim con; Chim bay…. - Trẻ hát và vận động đúng giai điệu, lời ca, và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát * Tạo hình: 22. Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn:Trẻ vẽ được: Con gà trống; Xé dán đàn cá; Cắt, dán động vật sống trong rừng. Trẻ dán các hình vào đúng vị trí không làm nhăn hình.Trẻ có kỹ năng thực hiện một số sản phẩm tạo hình về các con vật. - Trẻ biết giữ gìn sản phẩm làm ra. |
MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT EM YÊU
Thời gian: 4 tuần. từ ngày 20/ 12/ 2021 đến ngày 14 /01/ 2022
Động vật nuôi trong nhà -Tên gọi - Đặc điểm nổi bật, sự sống và khác nhau của một số con vật - Mối quan hệ giữa cấu tạo của các con vật với môi trường sống, vận động, cách kiếm ăn - Quá trình phát triển - Cách tiếp xúc với các con vật (an toàn) và giữ gìn vệ sinh - Cách chăm sóc, bảo vệ con vật ,bảo vệ môi trường và ích lợi khi nuôi chúng |
Một số con vật sống trong rừng - Tên gọi của các con vật - Đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau của các con vật - Quá trình phát triển - Ích lợi/ tác hại của 1 số con vật - Mối quan hệ giữa môi trường sống và cấu tạo vận động, tiếng kêu, thức ăn, thói quen kiếm mồi, tự vệ của các con vật - Nguy cơ tuyệt chủng của 1 số loài động vật quí hiếm cần được bảo vệ - Tránh xa những con vật hung dữ. - |
NHỮNG CON VẬT EM YÊU
Động vật sống dưới nước -Tên gọi - Đặc điểm nổi bật, “ cấu tạo vận đông nơi sống” sự giống và khác nhau về cáu tạo, môi trường sống ,thức ăn thói quen kiếm mồi và cách tự vệ. - Mối quan hệ giữa cấu tạo với vận động và môi trường sống - Cách bảo vệ chúng, bảo vệ môi trường - Ích lợi của các con vật và tác hại của chúng . |
Côn trùng- Chim - Tên gọi của các con vật - Đặc điểm nổi bật về cấu tạo, sự sống sinh sản và khác nhau giữa 1 số côn trùng, giống và khác nhau của 1 số loài chim - Cấu tạo, màu sắc, vận động, thức ăn, thói quen kiếm mồi, tự vệ... - Ích lợi hay tác hại của chúng - Bảo vệ hay diệt trừ và cách phòng tránh |
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT EM YÊU
Thời gian: 4 tuần. từ ngày 20/ 12/ 2021 đến ngày 14 /01/ 2022
Phát triển nhận thức *Khám phá khoa học HĐH: - Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình - Trò chuyện về các con vật sống trong rừng - Trò chuyện về các con vật sống dưới nước - Trò chuyện về các con côn trùng- chim HĐCTYT: Thi xem đội nào nhanh; Đoán đúng tên các con vật… *Làm quen với toán HĐH: - Đếm đến 8, các nhóm có 8 đối tượng, chữ số 8 - Các chữ số, số lượng, số thứ tự trong phạm vi 8. - Tách nhóm có 8 đối tượng và đếm - Gộp nhóm có 8 đối tượng và đếm - HĐCTYT: Xây dựng trang trại chăn nuôi có số lượng 8 con vật; Tìm đồ chơi quanh lớp có số lượng 8.. |
Phát triển thể chất * Phát triển vận động: HĐH: - Bò chui qua cổng. - Bò theo đường dích dắc qua 7 điểm - Trèo lên xuống 7 gióng thang. - Đi và đập bóng. - Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút . - Rèn luyện sự khéo léo đôi bàn tay, bàn chân *Dinh dưỡng- sức khỏe: HĐĂ, HĐCTYT, HĐCNT: - Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp xúc với con vật. - Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng 1 số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. |
|
NHỮNG CON VẬT EM YÊU
Phát triển ngôn ngữ *Làm quen văn học HĐH: - Chuyện- Chú dê đen; Bác gấu đen và hai chú thỏ - Thơ: Gà con và mèo mướp; Mèo đi câu cá; Gà nở; Nàng tiên ốc; Con cá vàng; Đàn kiến - Trẻ nói được tên bài thơ, tên truyện, hiểu nội dung, biết kể lại nội dung câu chuyện *Làm quen chữ cái HĐH: - Làm quen i,t,c ; Tập tô i,t,c HĐCTYT, HĐG : - Nhận biết chữ cái qua tên gọi của 1 số động vật. - Sao chép từ chứa chữ cái của một số con vật. - Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi để chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động - Chơi đóng kịch các nhân vật trong câu chuyện; Gắn tranh còn thiếu vào chổ trống của bài thơ… |
Phát triển thẩm mỹ *Tạo hình HĐH: - Trẻ vẽ được con gà trống. - Xé dán đàn cá - Cắt, dán động vật sống trong rừng. - Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn - HĐCTYT, HĐG: Làm đồ dùng bằng vật liệu phế thải *Âm nhạc: HĐH: -VĐ: Con cún con; Vì sao chim bay hót;Gà trống mèo con và cún con; Chim mẹ chim con. .. - Dạy hát : Rửa mặt như mèo;Đố bạn; Cái bống; Chú voi con ở Bản Đôn.. - Nghe hát: Dắt trâu ra đồng; Gọi bướm; Cò lả; Em như chim bồ câu trắng; Lý con sáo.. - Trò chơi âm nhạc: Xúc sắc kỳ diệu; Hát theo hình vẽ, Nghe tiếng hát tìm con vật, Nghe tiếng kêu đoán tên con vật, sol_mi, nghe tiết tấu nhảy vào chuồng. - HĐCTYT: Biểu diễn văn nghệ. |
Phát triển tình cảm- xã hội HDĐTT, HĐCTYT, HĐCNT -Trò chuyện về thế giới động vật các con vật gần gũi với trẻ, các con vật mà trẻ thích - Trò chuyện với công việc người chăn nuôi - Thích chăm sóc các con vật quen thuộc. - Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi. - Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác - Chơi: phòng khám thú y, các nhà nghiên cứu, của hàng thực phẩm, thú nhồi bông, trang trại chăn nuôi |
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề nhánh 1: Động vật nuôi trong gia đình
Thời gian:Từ ngày 20 /12/2021 đến ngày 24 /12/2021
Ngày
HĐ |
Thứ 2 |
Thứ 3 |
Thứ 4 |
Thứ 5 |
Thứ 6 |
|||||||
Đón trẻ, thể dục sáng, điểm danh.
|
I. Đón trẻ: - Cô đến sớm chuẩn bị phòng học sạch sẽ thoáng mát, đón trẻ niềm nở, vui vẻ với phụ huynh. Chú ý thông thoáng lớp học sạch sẽ. - Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ luôn mang khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi vào lớp để phòng tránh Covid -19, và phóng tránh các bệnh mùa đông như: ho cảm lạnh, viêm phổi, bệnh sởi…nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Cô gợi ý để trẻ kể những gì xung quanh mà trẻ thấy hứng thú. Gợi ý trẻ tham gia các hoạt động góc chơi cùng các bạn ở các góc gần với chủ đề, xem băng hình,tranh ảnh về các động vật nuôi trong gia đình và đàm thoại cùng trẻ về nội dung của chủ đề. - Gợi ý để trẻ nói được một số đặc điểm về các con vật nuôi trong gia đình II. TDBS: 1. Khởi động: Trẻ đi vòng tròn với các kiểu chân theo nhạc kết hợp vẫy tay vỗ tay... 2.Trọng động: Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang trẻ tập bài tập phát triển chung. * BTPTC: mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. Tập theo nhạc bài “Một con vịt”, tập với gậy thể dục. Ø Hô hấp : Thổi bong bóng bay Ø Tay : Đưa hai tay lên cao, ra phía trước, sang hai bênØ Lườn : Quay sang trái, sang phải, kết hợp tay chống hông.Ø Chân : Đưa chân ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về sau.Ø Bật : Bật khép và tách chân.3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng vẫy tay vào lớp. - Trẻ cất dụng cụ gọn gàng, có khoa học. III. Điểm danh: - Khen trẻ đi học đúng giờ, đi học đều để khỏi ảnh hưởng đến các bạn, không làm phiền người khác ( lịch sự, lễ độ) - Cho trẻ quan sát phát hiện những bạn hôm nay vắng. Biết quan tâm đến các bạn những ngày qua vắng, tìm hiểu lý do vì sao bạn vắng( Giáo dục sự quan tâm) - Nhắc trẻ nghỉ học phải xin phép cô giáo( Giáo dục trẻ biết tôn trọng người khác) |
|||||||||||
TRÒ CHUYỆN |
- Trò chuyện cá nhân hoặc theo nhóm về tăng cường cách phòng chống bệnh covid 19. - Trò chuyện với trẻ về bố mẹ chở đi học, đi chơi..khi ngồi trên xe nhớ ngồi ngay ngắn, không nghịch chìa khóa xe để đảm bảo an toàn. - Trò chuyện với trẻ về tên gọi, đặc điểm, lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình. Biết chăm sóc các con vật nuôi - Tạo tình huống để trẻ giao tiếp bằng lời, thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh |
|||||||||||
HOẠT ĐỘNG HỌC
|
LQCC: Làm quen nhóm chữ i,t,c. |
PTVĐ: - Bò chui qua cổng. TCVĐ: Tung và bắt bóng |
LQVT : Đếm đến 8. Các nhóm có 8 đối tượng. Chữ số 8. |
KPKH : Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình. |
GD ÂN VĐ: Gà trống, mèo con và cún con. NH: Cò lả. TCÂN: Hát theo hình vẽ. |
|||||||
|
1. Dự kiến quan sát: Cây hoa hồng 2. Hoạt động tập thể : * TCVĐ/ TCDG: “Mèo đuổi chuột”; “ Kéo cưa lừa sẻ”
3.Hoạt động tự do: -Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, chơi câu cá, đá kiện, chơi trò chơi dân gian... - Chơi với đồ chơi ngoài trời. |
1. Dự kiến quan sát : Cây bàng 2. Hoạt động tập thể : a.TCVĐ: “ Gà trong vườn rau” b.TCDG: “ Trồng nụ trồng hoa” 3.Hoạt động tự do: - Ném bóng vào rổ, đi cà kheo, nhặt lá vàng, chơi xích đu, cầu trượt, chơi câu cá, đá kiện, chơi trò chơi dân gian... |
1. Dự kiến quan sát : Cây hoa hoàng hậu 2. Hoạt động tập thể : a.TCVĐ: “Ô tô và chim sẻ” b. TCDG: “ Chi chi chành chành” 3.Hoạt động tự do: - Vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, chơi xích đu, cầu trượt, chơi câu cá, đá kiện, chơi trò chơi dân gian... |
* Chơi ngoài trời về phát triển vận động. 1.Trò chơi vận động: ” Cướp cờ” 2. Chơi các trò chơi, đồ chơi vận động: Ném vòng cổ chai; Bật liên tục vào vòng; Ném trúng đích thẳng đứng; Câu cá; Đi cà kheo… |
1. Dự kiến quan sát: Cây hoa lan kiếm 2. Hoạt động tập thể : a.TCVĐ: “Thỏ đổi chuồng” b.TCDG: “Kéo cưa lừa xẻ ” 3.Hoạt động tự do: - Tạo hình từ các loại lá, vẽ phấn, tưới cây, nhặt lá vàng, chơi câu cá, đá kiện… - Chơi với đồ chơi ngoài trời |
|||||||
CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC |
*Góc phân vai: Khám các con vật nuôi trong gia đình . Bán các con giống, thức ăn cho vật nuôi , các loại thực phẩm phục vụ cho con người và con vật. Nấu các món ăn từ thịt các con vật. *Góc nghệ thuật: + Tạo hình:Trẻ cắt,vẽ, nặn, xé dán những con vật nuôi trong gia đình . Làm các con vật bằng vật liệu phế thải. + Âm nhạc:Múa,hát và vận động theo nhạc các bài có trong chủ đề. *Góc học tập : Cho trẻ xem sách , tranh, album có hình ảnh về một số con vật nuôi trong gia đình, nghề chăn nuôi. Cắt và sưu tầm tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình. Chơi lô tô , chữ cái , chữ số hoàn thành các tập vở của bé *Góc xây dựng: Xây dựng trại chăn nuôi – Lắp các kiểu chuồng nuôi các con vật; cây xanh; các con vật - Góc thiên nhiên: Làm thí nghiệm gieo hạt có nước và không có nước. Tưới cây, lau lá cho cây. Chơi với cát nước. Cho cá ăn |
|||||||||||
VỆ SINH- ĂN- NGỦ |
* Vệ sinh: Rèn kỹ năng rửa tay, lau tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi xong - Trẻ biết gữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong mùa đông - Luôn có thói quen vệ sinh trong ăn uống và phòng dịch bệnh mùa đông. * Ăn: - Trẻ biết kể tên một số món ăn ở lớp, ở gia đình, ở địa phương Thành phố Huế. Biết ăn thịt động vật để có chất đạm - Giới thiệu món ăn cho trẻ. - Trẻ biết sử dụng các từ “ mời cô”, “ mời bạn” khi vào bữa ăn. - Trẻ biết giữ trật tự trong giờ ăn, giờ ăn không nói chuyện; biết dùng khăn giấy để lau miệng, bỏ rác đúng nơi quy định. - Nhắc trẻ không làm rơi vãi thức ăn và ăn hết suất ăn. - Thực hiện một số quy định vệ sinh ở lớp. - Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn -Trò chuyện vê lợi ích của thực phẩm và các món ăn trong trường mầm non đối với sức khỏe của trẻ. * Ngủ: - Cho trẻ ngủ đủ giờ, đủ giấc, dạy trẻ xếp đồ dùng gọn gàng, rửa mặt, chải đầu buộc tóc, sửa sang quần áo … sau khi ngủ dậy - Nhắc trẻ không nói chuyện trong giờ ngủ. |
|||||||||||
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH |
- Chơi” Gà trong vườn rau’ - Trang trí góc chủ đề - Chơi lắp ghép. - Nấu món ăn từ thịt. - Chơi phòng khám thú y - Nêu gương cuối ngày. - Chơi tự do ở các góc chơi. |
- Chơi đọc thơ “ Mèo đi câu cá” - Nêu gương cuối ngày. - Chơi tự do ở các góc chơi. |
- Chơi xây trang trại chăn nuôi - Chơi với bảng chun học toán. - Chơi kéo co - Chơi nặn các con vật - Chơi đếm các con vật. - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do ở các góc chơi. |
- Chơi nhận biết chữ cái qua tên gọi của 1 số động vật. - Chơi” Mèo đuổi chuột” - Chơi xếp hình. - Chơi lắp ghép khái niệm tương phản - Nêu gương cuối ngày - Chơi tự do ở các góc chơi. |
- Hướng dẫn trẻ tập làm nội trợ “ Tập pha nước chanh” - Nêu gương cuối tuần. - Chơi tự do ở các góc chơi. |
|||||||
TRẺ CHUẨN BỊ RA VỀ VÀ TRẢ TRẺ |
- Nhắc và hỗ trợ trẻ chuân bị đồ dùng cá nhân, áo quần trẻ gọn gàng sạch sẽ - Cho trẻ chơi theo ý thích, xếp đồ chơi gọn gàng sau chơi, phụ cô làm một số việc vừa sức - Giáo dục lễ giáo cho trẻ “ chào cô” “ chào ba mẹ” “ chào các bạn” - Nhắc nhở trẻ đi học đúng giờ, đi học không đòi quà |
|||||||||||